TPHCM hiện đang tồn kho khoảng 60 ngàn căn hộ tuy nhiên số lượng căn hộ có giá trị khoảng 500 triệu đồng lại cực kỳ khan hiếm trong khi nguồn cầu quá lớn.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, TP. HCM hiện đang tồn đọng hơn 60.000 căn hộ, trong khi có hàng vạn người đang "đói căn hộ" vì đa số căn hộ có giá hơn 1 tỷ đồng với diện tích trên 80m2.
Có một thực tế, trong thời gian vừa qua để thích nghi với tình hình khó khăn, hơn 70% doanh nghiệp đã giảm đơn giá từ 10 - 20% chỉ để thu hồi vốn hoặc lỗ ít. Nhưng giảm đơn giá vẫn chưa đủ, cần phải giảm diện tích vì hầu hết các căn hộ đều từ 80 m2 trở lên. Vì thế, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chia đôi hay chia ba thành căn hộ 30 - 50 m2. Nếu được phép giảm diện tích thì giá bán giảm thêm hơn 50%, sẽ có căn hộ từ 400 - 500 triệu đồng.
Ông Đực cho rằng, nguyên nhân vì sao mà thị trường thiếu vắng các căn hộ giá rẻ là do giá thành xây dựng công trình trung bình là 5 triệu đồng/m2 (theo Bộ Xây dựng là 7.280.000 đồng/m2), nên giá thành xây dựng căn hộ không dưới 7 triệu đồng/m2, cộng thêm tiền bồi thường đất và đầu tư hạ tầng, tiền thuế chuyển mục đích sử dụng đất, tổng cộng 10 - 12 triệu đồng/m2, cộng thêm dự phòng phí và lãi nên giá bán thấp nhất cũng phải 12 - 14 triệu đồng/m2. Diện tích căn hộ ít nhất phải 45m2 lọt lòng tức là 50m2 xây dựng, do đó giá bán 600 - 800 triệu đồng/căn hộ. Để giảm giá bán căn hộ thì Nhà nước cần giảm tiền sử dụng đất và cho phép xây dựng căn hộ nhỏ hơn 45m2.
Do vậy, nên xem căn hộ nhỏ giá dưới 15 triệu đồng/m2 là nhà ở xã hội theo phương thức thương mại do doanh nghiệp đầu tư và có quy chế ưu đãi cho loại nhà này. Còn nhà ở xã hội do Nhà Nước đầu tư, doanh nghiệp thực hiện.
"Nhà nước giải quyết trên 100.000 căn hộ diện tích lớn đang tồn đọng trong cả nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân không có nhà. Cho phép các căn hộ trên 70m2 được chia đôi hay chia ba thành căn hộ trên 35m2 có giá bán từ 400 - 600 triệu đồng/căn hộ. Ưu tiên cho vay đối với những dự án căn hộ nhỏ dưới 1 tỉ đồng" ông Đực kiến nghị.
Ông Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc công ty BĐS Info (Tập đoàn Đại Dương) cho rằng, giá nhà đất bao gồm tiền đất, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và hạ tầng. Đối với doanh nghiệp, muốn giảm giá thành thì chỉ có thể tác động vào phần chi phí xây dựng và hạ tầng. Nếu mạnh dạn áp dụng công nghệ mới thì có thể giảm được 25-30% giá thành xây dựng hiện tại. Trong khi nếu có những nỗ lực từ phía Nhà nước nhằm hỗ trợ về tiền đất và sử dụng đất và hạ tầng thì giá bán đến người tiêu dùng sẽ giảm rất nhiều.
Ví dụ, nếu Nhà nước cung cấp đất sạch cùng hạ tầng đến tận chân công trình thì doanh nghiệp có thể cung cấp ra thị trường sản phẩm chung cư có giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng. (Chung cư xây tối đa 5-6 tầng, căn hộ khoảng 30m2). Trong trường hợp có sự hỗ trợ của ngân hàng cho trả góp 70% trong vòng 15-20 năm thì người mua chỉ cần bỏ ra khoảng 30 triệu đồng là đã có nhà ở.
Có một thực tế, trong thời gian vừa qua để thích nghi với tình hình khó khăn, hơn 70% doanh nghiệp đã giảm đơn giá từ 10 - 20% chỉ để thu hồi vốn hoặc lỗ ít. Nhưng giảm đơn giá vẫn chưa đủ, cần phải giảm diện tích vì hầu hết các căn hộ đều từ 80 m2 trở lên. Vì thế, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chia đôi hay chia ba thành căn hộ 30 - 50 m2. Nếu được phép giảm diện tích thì giá bán giảm thêm hơn 50%, sẽ có căn hộ từ 400 - 500 triệu đồng.
Ông Đực cho rằng, nguyên nhân vì sao mà thị trường thiếu vắng các căn hộ giá rẻ là do giá thành xây dựng công trình trung bình là 5 triệu đồng/m2 (theo Bộ Xây dựng là 7.280.000 đồng/m2), nên giá thành xây dựng căn hộ không dưới 7 triệu đồng/m2, cộng thêm tiền bồi thường đất và đầu tư hạ tầng, tiền thuế chuyển mục đích sử dụng đất, tổng cộng 10 - 12 triệu đồng/m2, cộng thêm dự phòng phí và lãi nên giá bán thấp nhất cũng phải 12 - 14 triệu đồng/m2. Diện tích căn hộ ít nhất phải 45m2 lọt lòng tức là 50m2 xây dựng, do đó giá bán 600 - 800 triệu đồng/căn hộ. Để giảm giá bán căn hộ thì Nhà nước cần giảm tiền sử dụng đất và cho phép xây dựng căn hộ nhỏ hơn 45m2.
Do vậy, nên xem căn hộ nhỏ giá dưới 15 triệu đồng/m2 là nhà ở xã hội theo phương thức thương mại do doanh nghiệp đầu tư và có quy chế ưu đãi cho loại nhà này. Còn nhà ở xã hội do Nhà Nước đầu tư, doanh nghiệp thực hiện.
"Nhà nước giải quyết trên 100.000 căn hộ diện tích lớn đang tồn đọng trong cả nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân không có nhà. Cho phép các căn hộ trên 70m2 được chia đôi hay chia ba thành căn hộ trên 35m2 có giá bán từ 400 - 600 triệu đồng/căn hộ. Ưu tiên cho vay đối với những dự án căn hộ nhỏ dưới 1 tỉ đồng" ông Đực kiến nghị.
Ông Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc công ty BĐS Info (Tập đoàn Đại Dương) cho rằng, giá nhà đất bao gồm tiền đất, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và hạ tầng. Đối với doanh nghiệp, muốn giảm giá thành thì chỉ có thể tác động vào phần chi phí xây dựng và hạ tầng. Nếu mạnh dạn áp dụng công nghệ mới thì có thể giảm được 25-30% giá thành xây dựng hiện tại. Trong khi nếu có những nỗ lực từ phía Nhà nước nhằm hỗ trợ về tiền đất và sử dụng đất và hạ tầng thì giá bán đến người tiêu dùng sẽ giảm rất nhiều.
Ví dụ, nếu Nhà nước cung cấp đất sạch cùng hạ tầng đến tận chân công trình thì doanh nghiệp có thể cung cấp ra thị trường sản phẩm chung cư có giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng. (Chung cư xây tối đa 5-6 tầng, căn hộ khoảng 30m2). Trong trường hợp có sự hỗ trợ của ngân hàng cho trả góp 70% trong vòng 15-20 năm thì người mua chỉ cần bỏ ra khoảng 30 triệu đồng là đã có nhà ở.
Theo VnMedia