Việc giải cứu thị trường bất động sản... có lẽ chỉ đơn giản là câu chuyện người dân cần một ngôi nhà để ở phù hợp với mức thu nhập của họ. Đáng tiếc là, người dân cần nhà giá rẻ, nhưng nguồn cung thị trường lại là hàng giá cao.
Những tháng đầu năm 2013, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Nhà nước liên tục được nhắc đến như phương thuốc làm “hồi sinh” thị trường bất động sản.
Nhưng đến thời điểm này, báo cáo của các công ty tư vấn, báo cáo doanh thu của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy, dù gói hỗ trợ được thông qua, thị trường bất động sản vẫn đứng im.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thống kê chính thức mới ghi nhận có 118 căn hộ tại dự án Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội được bán đến tay khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, một báo cáo tham khảo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội hồi tháng 3/2013, có đến gần 70% số giao dịch trên thị trường bất động sản những năm vừa qua hướng đến mục đích đầu cơ.
Làn sóng đầu cơ cũng là nguyên nhân thúc đẩy nhiều người có chút ít tiền tiết kiệm đã dùng thêm tiền vay mượn để góp vốn (thực chất là mua nhà trên giấy) tại hàng loạt dự án.
Hệ quả là, chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản đang lâm vào vòng kiện tụng, như Usilk City (Hà Đông); CT1 Vân Canh (Hoài Đức); Tricon Towers (Hoài Đức); chung cư 409 - Lĩnh Nam (Hoàng Mai); chung cư 84 - Ngọc Hồi (Thanh Trì)... được báo chí đề cập với tần xuất dày đặc trong thời gian vừa qua.
Trở lại với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, có một thực tế khác rất đáng suy ngẫm. Đó là người có thu nhập trung bình ùn ùn xếp hàng mua nhà tại một vài dự án, bất chấp việc làm giá của đội ngũ môi giới và một số sàn giao dịch bất động sản, dù rằng những dự án này không hứa hẹn bất kỳ khoản hỗ trợ nào về vốn hay lãi suất từ gói tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thị trường bất động sản.
Những dự án dạng này có thể kể đến, như VP5 Linh Đàm, Dự án CT11 Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai), Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm), Dự án Đại Thanh (Thanh Trì), khu nhà ở Nam Xa La (Hà Đông)... Đặc điểm chung ở các dự án này là chủ đầu tư đã đưa giá thành tổng thể của một căn hộ tiệm cận về mức mà người có nhu cầu ở thực có thể chi trả. Giá căn hộ ở những dự án này dao động 12 - 14 triệu đồng/m2 (diện tích 35 - 60 m2/căn), với tổng giá trị căn hộ ở mức dưới 1 tỷ đồng.
Lý luận của thị trường là “thuận mua, vừa bán” lại trở nên trớ trêu đến mức, ông Lê Thanh Thản, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên - chủ đầu tư hàng loạt dự án nhà ở được rao bán với mức chênh lệch lên tới hàng trăm triệu đồng/căn thẳng thắn cho biết: “Vấn đề là bán chênh, nhưng vẫn có người mua, nghĩa là giá hợp lý, thì người ta mua, bán chênh không có ai mua mới đáng nói”. Hóa ra, việc giải cứu thị trường bất động sản, có lẽ chỉ đơn giản là câu chuyện người dân cần một ngôi nhà để ở phù hợp với mức thu nhập của họ.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 7/2013, mới có 2 doanh nghiệp được ký hợp đồng tín dụng. Đó là Công ty cổ phần Vicoland (chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) với số tiền 117,7 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại TP.HCM) với số tiền 540 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã giải ngân cho Công ty cổ phần Vicoland là 34 tỷ đồng.
Một thực tế được đại diện Bộ Xây dựng thừa nhận là, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân nguồn vốn chậm là do doanh nghiệp tại các địa phương không có “hàng” để bán. “Thời gian trước, doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, quy mô lớn, giá bán cao, nên quỹ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các địa phương hiện rất khan hiếm”, ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho biết.
Giải thích của Bộ Xây dựng về việc “thiếu hàng” là bất động sản giá rẻ để bán hiện nay khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện “thâm căn cố đế” dẫn đến sự đóng băng của thị trường bất động sản những năm trước đây. Đó là tình trạng đầu cơ tràn lan trên thị trường này.
Nhưng đến thời điểm này, báo cáo của các công ty tư vấn, báo cáo doanh thu của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy, dù gói hỗ trợ được thông qua, thị trường bất động sản vẫn đứng im.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thống kê chính thức mới ghi nhận có 118 căn hộ tại dự án Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội được bán đến tay khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, một báo cáo tham khảo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội hồi tháng 3/2013, có đến gần 70% số giao dịch trên thị trường bất động sản những năm vừa qua hướng đến mục đích đầu cơ.
Làn sóng đầu cơ cũng là nguyên nhân thúc đẩy nhiều người có chút ít tiền tiết kiệm đã dùng thêm tiền vay mượn để góp vốn (thực chất là mua nhà trên giấy) tại hàng loạt dự án.
Hệ quả là, chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản đang lâm vào vòng kiện tụng, như Usilk City (Hà Đông); CT1 Vân Canh (Hoài Đức); Tricon Towers (Hoài Đức); chung cư 409 - Lĩnh Nam (Hoàng Mai); chung cư 84 - Ngọc Hồi (Thanh Trì)... được báo chí đề cập với tần xuất dày đặc trong thời gian vừa qua.
Trở lại với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, có một thực tế khác rất đáng suy ngẫm. Đó là người có thu nhập trung bình ùn ùn xếp hàng mua nhà tại một vài dự án, bất chấp việc làm giá của đội ngũ môi giới và một số sàn giao dịch bất động sản, dù rằng những dự án này không hứa hẹn bất kỳ khoản hỗ trợ nào về vốn hay lãi suất từ gói tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thị trường bất động sản.
Những dự án dạng này có thể kể đến, như VP5 Linh Đàm, Dự án CT11 Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai), Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm), Dự án Đại Thanh (Thanh Trì), khu nhà ở Nam Xa La (Hà Đông)... Đặc điểm chung ở các dự án này là chủ đầu tư đã đưa giá thành tổng thể của một căn hộ tiệm cận về mức mà người có nhu cầu ở thực có thể chi trả. Giá căn hộ ở những dự án này dao động 12 - 14 triệu đồng/m2 (diện tích 35 - 60 m2/căn), với tổng giá trị căn hộ ở mức dưới 1 tỷ đồng.
Lý luận của thị trường là “thuận mua, vừa bán” lại trở nên trớ trêu đến mức, ông Lê Thanh Thản, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên - chủ đầu tư hàng loạt dự án nhà ở được rao bán với mức chênh lệch lên tới hàng trăm triệu đồng/căn thẳng thắn cho biết: “Vấn đề là bán chênh, nhưng vẫn có người mua, nghĩa là giá hợp lý, thì người ta mua, bán chênh không có ai mua mới đáng nói”. Hóa ra, việc giải cứu thị trường bất động sản, có lẽ chỉ đơn giản là câu chuyện người dân cần một ngôi nhà để ở phù hợp với mức thu nhập của họ.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 7/2013, mới có 2 doanh nghiệp được ký hợp đồng tín dụng. Đó là Công ty cổ phần Vicoland (chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) với số tiền 117,7 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại TP.HCM) với số tiền 540 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã giải ngân cho Công ty cổ phần Vicoland là 34 tỷ đồng.
Một thực tế được đại diện Bộ Xây dựng thừa nhận là, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân nguồn vốn chậm là do doanh nghiệp tại các địa phương không có “hàng” để bán. “Thời gian trước, doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, quy mô lớn, giá bán cao, nên quỹ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các địa phương hiện rất khan hiếm”, ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho biết.
Giải thích của Bộ Xây dựng về việc “thiếu hàng” là bất động sản giá rẻ để bán hiện nay khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện “thâm căn cố đế” dẫn đến sự đóng băng của thị trường bất động sản những năm trước đây. Đó là tình trạng đầu cơ tràn lan trên thị trường này.
Theo Báo Đầu Tư