Khi nhà đầu tư đã nhận ra sự méo mó của thị trường, thì có vẻ như, những “cơn sốt giá” nhà đất chỉ còn là dĩ vãng…
Năm 2011 đến 2015, TP.HCM đặt mục tiêu sẽ xây dựng thêm 39 triệu m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân.
Tại TP.HCM, chưa năm nào cảnh giao dịch bất động sản (BĐS) sau Tết Nguyên đán lại im ắng như năm nay. Nhiều công ty, sàn giao dịch BĐS chỉ hé cửa lấy ngày, việc giao dịch các sản phẩm lớn hầu như không thực hiện, chỉ diễn ra những dự án nhỏ lẻ, mặc dù tháng giêng âm lịch đã cạn ngày.
Ông Hà Đức Tín, một nhà đầu tư BĐS nhiều năm ở quận 1, TP.HCM cho biết, sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo tiếp tục chính sách thắt chặt tín dụng đối với BĐS, thị trường nhà đất gần như tắt hẳn hy vọng. “Chắc chắn các chủ dự án phải giảm giá bán để tồn tại”- ông Trí dự đoán.
Nhiều dự án nhà ở mới ở các quận huyện vùng ven TP.HCM hoặc các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An dù đã giảm giá từ 20-35% so với dự tính ban đầu và khuyến mại đủ chiêu nhưng vẫn vắng khách mua.
Giới đầu tư dự báo thị trường BĐS sẽ tiếp tục chìm sâu vì khách hàng sẽ rất thận trọng khi tham gia. Nhà đầu tư BĐS Hứa Vĩ Hân cho biết, ông đầu tư hơn 8 tỷ đồng vào 5 dự án BĐS ở Bình Chánh - TP.HCM và Mỹ Phước - Bình Dương, nay muốn bán lại giá gốc và chịu lỗ tiền cọc khoảng một tỷ đồng mà vẫn chưa bán được. Ông Hân bán những gói sản phẩm đã đầu tư hơn hai năm nay để giảm áp lực nợ ngân hàng, mặt khác, ông sợ giá nền đất sẽ tiếp tục hạ.
Ông Trần Vinh Phát, giám đốc một công ty BĐS ở quận Thủ Đức nhận định, thị trường BĐS ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung chí ít là đến giữa năm nay mới “bình tĩnh trở lại”.
Tình trạng “giá ảo”, mua đi bán lại lòng vòng vốn là khuyết tật cố hữu của thị trường BĐS Việt Nam, nay bị dội thêm gáo nước lạnh về lãi suất ngân hàng, xẩy ra tình trạng “đóng băng” là điều tất yếu. Một nguyên nhân khác khiến cho BĐS nguội lạnh là do rất nhiều dự án thiếu sự minh bạch, đẩy rui ro, bất lợi về phía nhà đầu tư… Khi nhà đầu tư đã nhận chân ra sự méo mó của thị trường, thì có vẻ như, những “cơn sốt giá” nhà đất như đã từng xẩy ra sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Tái cấu trúc để khai thác tốt tiềm năng
Để thị trường BĐS hồi phục và phát triển bền vững, theo Sở Xây dựng TP.HCM, thời gian tới cần có giải pháp cải thiện tính minh bạch của thị trường gắn với việc công khai quy hoạch xây dựng, công bố công khai các dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức đấu thầu, đấu giá một cách nghiêm túc… Bên cạnh đó, Nhà nước nên trực tiếp tham gia phát triển quỹ đất sạch đối với những dự án xây dựng khu đô thị mới; hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng để phát triển các công cụ tài chính, tăng cường nguồn vốn cho thị trường BĐS; đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển quỹ nhà ở xã hội để đa dạng hóa hàng hóa BĐS…
Có thể nói, dù đang gặp vô vàn khó khăn nhưng chắc chắn rằng thị trường BĐS tại TP.HCM vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Thứ nhất, nhu cầu thực về nhà ở của người dân thành phố còn rất lớn và có xu hướng tăng mạnh; thứ hai, quỹ đất của thành phố cho phát triển nhà ở cũng còn rất mênh mông; thứ ba, cùng với thời gian nhiều khu vực đô thị đã trở nên cũ nát, rất cần được chỉnh trang và kiến tạo lại; thứ tư, chính sách tài chính và pháp luật về nhà đất về lâu dài cũng hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi, giúp cho ngành BĐS có thêm nhiều cơ hội, nhất là trong tiếp cận các nguồn vốn nguồn vốn và nhanh chóng trong các khâu thủ tục hành chính…
Trước mắt, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố, chủ trương của thành phố về việc mua lại căn hộ tại các dự án phù hợp để dành cho chương trình tái định cư sẽ là một lối thoát đối với nhiều DN. Ông Châu nhấn mạnh: “Thành phố sẽ không lợi dụng khó khăn của DN để ép giá, mà hứa sẽ mua lại với giá làm sao để đảm bảo doanh nghiệp ít nhiều có lãi. Đây quả thật là một tín hiệu vui với các doanh nghiệp BĐS vì nó vừa giúp các doanh nghiệp có tiền để thanh khoản, vừa lại giải quyết được chương trình an sinh xã hội của thành phố”.
Năm 2011, TP.HCM đã phát triển được khoảng 8,4 triệu m2 nhà ở, trong đó nhà ở do dân tự xây dựng là 7,4 triệu m2, nhà ở thương mại là trên 430 ngàn m2. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, TP.HCM đặt mục tiêu sẽ xây dựng thêm 39 triệu m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân.
Ông Hà Đức Tín, một nhà đầu tư BĐS nhiều năm ở quận 1, TP.HCM cho biết, sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo tiếp tục chính sách thắt chặt tín dụng đối với BĐS, thị trường nhà đất gần như tắt hẳn hy vọng. “Chắc chắn các chủ dự án phải giảm giá bán để tồn tại”- ông Trí dự đoán.
Nhiều dự án nhà ở mới ở các quận huyện vùng ven TP.HCM hoặc các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An dù đã giảm giá từ 20-35% so với dự tính ban đầu và khuyến mại đủ chiêu nhưng vẫn vắng khách mua.
Giới đầu tư dự báo thị trường BĐS sẽ tiếp tục chìm sâu vì khách hàng sẽ rất thận trọng khi tham gia. Nhà đầu tư BĐS Hứa Vĩ Hân cho biết, ông đầu tư hơn 8 tỷ đồng vào 5 dự án BĐS ở Bình Chánh - TP.HCM và Mỹ Phước - Bình Dương, nay muốn bán lại giá gốc và chịu lỗ tiền cọc khoảng một tỷ đồng mà vẫn chưa bán được. Ông Hân bán những gói sản phẩm đã đầu tư hơn hai năm nay để giảm áp lực nợ ngân hàng, mặt khác, ông sợ giá nền đất sẽ tiếp tục hạ.
Ông Trần Vinh Phát, giám đốc một công ty BĐS ở quận Thủ Đức nhận định, thị trường BĐS ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung chí ít là đến giữa năm nay mới “bình tĩnh trở lại”.
Tình trạng “giá ảo”, mua đi bán lại lòng vòng vốn là khuyết tật cố hữu của thị trường BĐS Việt Nam, nay bị dội thêm gáo nước lạnh về lãi suất ngân hàng, xẩy ra tình trạng “đóng băng” là điều tất yếu. Một nguyên nhân khác khiến cho BĐS nguội lạnh là do rất nhiều dự án thiếu sự minh bạch, đẩy rui ro, bất lợi về phía nhà đầu tư… Khi nhà đầu tư đã nhận chân ra sự méo mó của thị trường, thì có vẻ như, những “cơn sốt giá” nhà đất như đã từng xẩy ra sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Tái cấu trúc để khai thác tốt tiềm năng
Để thị trường BĐS hồi phục và phát triển bền vững, theo Sở Xây dựng TP.HCM, thời gian tới cần có giải pháp cải thiện tính minh bạch của thị trường gắn với việc công khai quy hoạch xây dựng, công bố công khai các dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức đấu thầu, đấu giá một cách nghiêm túc… Bên cạnh đó, Nhà nước nên trực tiếp tham gia phát triển quỹ đất sạch đối với những dự án xây dựng khu đô thị mới; hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng để phát triển các công cụ tài chính, tăng cường nguồn vốn cho thị trường BĐS; đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển quỹ nhà ở xã hội để đa dạng hóa hàng hóa BĐS…
Có thể nói, dù đang gặp vô vàn khó khăn nhưng chắc chắn rằng thị trường BĐS tại TP.HCM vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Thứ nhất, nhu cầu thực về nhà ở của người dân thành phố còn rất lớn và có xu hướng tăng mạnh; thứ hai, quỹ đất của thành phố cho phát triển nhà ở cũng còn rất mênh mông; thứ ba, cùng với thời gian nhiều khu vực đô thị đã trở nên cũ nát, rất cần được chỉnh trang và kiến tạo lại; thứ tư, chính sách tài chính và pháp luật về nhà đất về lâu dài cũng hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi, giúp cho ngành BĐS có thêm nhiều cơ hội, nhất là trong tiếp cận các nguồn vốn nguồn vốn và nhanh chóng trong các khâu thủ tục hành chính…
Trước mắt, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố, chủ trương của thành phố về việc mua lại căn hộ tại các dự án phù hợp để dành cho chương trình tái định cư sẽ là một lối thoát đối với nhiều DN. Ông Châu nhấn mạnh: “Thành phố sẽ không lợi dụng khó khăn của DN để ép giá, mà hứa sẽ mua lại với giá làm sao để đảm bảo doanh nghiệp ít nhiều có lãi. Đây quả thật là một tín hiệu vui với các doanh nghiệp BĐS vì nó vừa giúp các doanh nghiệp có tiền để thanh khoản, vừa lại giải quyết được chương trình an sinh xã hội của thành phố”.
Năm 2011, TP.HCM đã phát triển được khoảng 8,4 triệu m2 nhà ở, trong đó nhà ở do dân tự xây dựng là 7,4 triệu m2, nhà ở thương mại là trên 430 ngàn m2. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, TP.HCM đặt mục tiêu sẽ xây dựng thêm 39 triệu m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân.
Theo Phapluatvn