Thị trường BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng khó khăn nhất (từ năm 2011 trở lại đây). Mặc dù thị trường BĐS bùng nổ những chương trình khuyến mãi, giảm giá căn hộ chung cư, doanh nghiệp chịu lỗ song sức tiêu thụ vẫn ảm đạm...
TP. Hồ Chí Minh thiếu những căn hộ giá rẻ
Căn hộ chung cư ồ ạt giảm giá
Sau hơn 1 năm rưỡi thị trường bất động sản (BĐS) ở TP. Hồ Chí Minh chịu cảnh ế ẩm, doanh nghiệp không thể gồng gánh nổi vì thiếu vốn, hàng tháng vẫn phải trả lãi suất ngân hàng với mức trên dưới 18%. Cho nên, gần đây nhiều doanh nghiệp BĐS lên kế hoạch giảm giá các căn hộ hoặc bán cả dự án. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay các công ty địa ốc của thành phố thực hiện chương trình tính chiết khấu cho khách hàng, giảm giá từ 10-30%. Cụ thể, trước kia căn hộ có giá 40 triệu đồng/m2 nay giảm còn 28 triệu đồng, từ 18 triệu đồng/m2 giảm còn 13 triệu đồng/m2. Thậm chí, có doanh nghiệp thực hiện bán nhà trả góp, khách hàng chỉ cần trả trước khoảng 30% là có thể nhận nhà ở. Đơn cử như dự án nhà ở Petro Vietnam Landmark do Công ty Cổ phần địa ốc dầu khí (PVL) làm chủ đầu tư, với thông tin công bố giảm giá từ 23,8 triệu đồng/m2 còn 15,5 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 35%. "BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đang ở đáy. Có những doanh nghiệp bán sản phẩm thì có lãi chút đỉnh, có doanh nghiệp hòa vốn song tỷ lệ lỗ chiếm khá cao”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh nhận định.
Việc giảm giá căn hộ được giới chuyên gia nhận định, đây là phương pháp cuối cùng của doanh nghiệp nhằm "tháo chạy” hoặc hy vọng có "đất sống” trong thời gian tới. Vì thời gian qua thị trường địa ốc hết sức ảm đạm do ảnh hưởng từ nền kinh tế đến nỗi các doanh nghiệp kinh doanh lỗ vốn phá sản liên tiếp gia tăng. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành khẳng định: "Hiện nay doanh nghiệp BĐS trong tình trạng "một cổ nhưng phải chịu nhiều tròng” như: thiếu vốn đầu tư, vốn điều hành, lãi suất cao… Ngoài ra còn chịu tác động trực tiếp trong cạnh tranh với doanh nghiệp khác; hơn nữa, những người đầu tư thứ cấp đang tháo chạy khỏi BĐS. Như vậy doanh nghiệp BĐS buộc phải giảm giá sản phẩm do yếu tố nội lực và ngoại lực tác động trực tiếp”. Theo dự báo thì tình hình giảm giá căn hộ chung cư còn kéo dài sang đến năm 2013.
E dè với căn hộ giá rẻ
Thị trường BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng khó khăn nhất (từ năm 2011 trở lại đây). Mặc dù thị trường BĐS bùng nổ những chương trình khuyến mãi, giảm giá căn hộ chung cư, doanh nghiệp chịu lỗ song sức tiêu thụ vẫn ảm đạm. Hiện người tiêu dùng e dè với căn hộ giá rẻ do hai yếu tố, thứ nhất là chưa tin vào dự án, thứ hai là rẻ nhưng không có tiền mua.
Hạ giá bán có yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, kích thích thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể xả hàng tồn. Song theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần bình tĩnh khi chọn mua căn hộ chung cư đối với những dự án chưa hoàn thành vì hiện nay khó khăn đang đè nặng vai các nhà đầu tư, cho nên họ sẽ lôi kéo khách hàng bằng mọi cách dễ dẫn đến việc xem nhẹ chất lượng công trình. Cũng theo ông Đực, một vấn đề nữa đang đặt ra khiến nhiều người lo lắng, giảm giá căn hộ là cơ hội mua nhà của người tiêu dùng nhưng mua khi dự án chưa hoàn thành thì cần thận trọng. Bởi, một dự án nhà ở phần bê tông, cốt thép chỉ chiếm 30% chi phí đầu tư trong khi đó chí phí hoàn thiện dự án chiếm 70%. Doanh nghiệp thiếu vốn ở giai đoạn sau sẽ dẫn đến thời gian bàn giao không đúng với hợp đồng mua, bán khi đó thiệt hại vẫn thuộc về người tiêu dùng.
Sau hơn 1 năm rưỡi thị trường bất động sản (BĐS) ở TP. Hồ Chí Minh chịu cảnh ế ẩm, doanh nghiệp không thể gồng gánh nổi vì thiếu vốn, hàng tháng vẫn phải trả lãi suất ngân hàng với mức trên dưới 18%. Cho nên, gần đây nhiều doanh nghiệp BĐS lên kế hoạch giảm giá các căn hộ hoặc bán cả dự án. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay các công ty địa ốc của thành phố thực hiện chương trình tính chiết khấu cho khách hàng, giảm giá từ 10-30%. Cụ thể, trước kia căn hộ có giá 40 triệu đồng/m2 nay giảm còn 28 triệu đồng, từ 18 triệu đồng/m2 giảm còn 13 triệu đồng/m2. Thậm chí, có doanh nghiệp thực hiện bán nhà trả góp, khách hàng chỉ cần trả trước khoảng 30% là có thể nhận nhà ở. Đơn cử như dự án nhà ở Petro Vietnam Landmark do Công ty Cổ phần địa ốc dầu khí (PVL) làm chủ đầu tư, với thông tin công bố giảm giá từ 23,8 triệu đồng/m2 còn 15,5 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 35%. "BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đang ở đáy. Có những doanh nghiệp bán sản phẩm thì có lãi chút đỉnh, có doanh nghiệp hòa vốn song tỷ lệ lỗ chiếm khá cao”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh nhận định.
Việc giảm giá căn hộ được giới chuyên gia nhận định, đây là phương pháp cuối cùng của doanh nghiệp nhằm "tháo chạy” hoặc hy vọng có "đất sống” trong thời gian tới. Vì thời gian qua thị trường địa ốc hết sức ảm đạm do ảnh hưởng từ nền kinh tế đến nỗi các doanh nghiệp kinh doanh lỗ vốn phá sản liên tiếp gia tăng. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành khẳng định: "Hiện nay doanh nghiệp BĐS trong tình trạng "một cổ nhưng phải chịu nhiều tròng” như: thiếu vốn đầu tư, vốn điều hành, lãi suất cao… Ngoài ra còn chịu tác động trực tiếp trong cạnh tranh với doanh nghiệp khác; hơn nữa, những người đầu tư thứ cấp đang tháo chạy khỏi BĐS. Như vậy doanh nghiệp BĐS buộc phải giảm giá sản phẩm do yếu tố nội lực và ngoại lực tác động trực tiếp”. Theo dự báo thì tình hình giảm giá căn hộ chung cư còn kéo dài sang đến năm 2013.
E dè với căn hộ giá rẻ
Thị trường BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng khó khăn nhất (từ năm 2011 trở lại đây). Mặc dù thị trường BĐS bùng nổ những chương trình khuyến mãi, giảm giá căn hộ chung cư, doanh nghiệp chịu lỗ song sức tiêu thụ vẫn ảm đạm. Hiện người tiêu dùng e dè với căn hộ giá rẻ do hai yếu tố, thứ nhất là chưa tin vào dự án, thứ hai là rẻ nhưng không có tiền mua.
Hạ giá bán có yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, kích thích thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể xả hàng tồn. Song theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần bình tĩnh khi chọn mua căn hộ chung cư đối với những dự án chưa hoàn thành vì hiện nay khó khăn đang đè nặng vai các nhà đầu tư, cho nên họ sẽ lôi kéo khách hàng bằng mọi cách dễ dẫn đến việc xem nhẹ chất lượng công trình. Cũng theo ông Đực, một vấn đề nữa đang đặt ra khiến nhiều người lo lắng, giảm giá căn hộ là cơ hội mua nhà của người tiêu dùng nhưng mua khi dự án chưa hoàn thành thì cần thận trọng. Bởi, một dự án nhà ở phần bê tông, cốt thép chỉ chiếm 30% chi phí đầu tư trong khi đó chí phí hoàn thiện dự án chiếm 70%. Doanh nghiệp thiếu vốn ở giai đoạn sau sẽ dẫn đến thời gian bàn giao không đúng với hợp đồng mua, bán khi đó thiệt hại vẫn thuộc về người tiêu dùng.
Theo Đại Đoàn Kết