Trong quý III/2012, các giao dịch nhà ở được ghi nhận hướng đến nhu cầu ở thực, trong khi tiền đổ vào mục đích đầu cơ hoàn toàn mất dạng.
Sự phục hồi của thị trường bất động sản phụ thuộc nhiều vào tâm lý của khách hàng.
Công ty TNHH CBRE Việt Nam vừa có bản thông cáo tóm tắt diễn biến thị trường địa ốc quý III/2012, với diễn biến chính của thị trường là nguồn cung nhà ở chào bán mới tiếp tục gia tăng và giá cả giảm mạnh trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận xét, nhu cầu đầu tư bất động sản hiện tại khá hạn chế, do mối quan ngại ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế khiến người tiêu dùng có xu hướng tích luỹ hơn là đầu tư. Theo khảo sát mới đây của Hãng Nielsen, trong quý III/2012, lo ngại về nền kinh tế đã lớn hơn cả mối lo thất nghiệp trong quý II/2012 và trở thành mối quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện tại. Điều này thúc đẩy người tiêu dùng tiết kiệm 15% thu nhập, trong khi chỉ đầu tư khoảng 1%, qua đó hạn chế dòng tiền đầu cơ đổ vào bất động sản.
Phần lớn người mua nhà đều có tâm lý quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, một lượng giao dịch khả quan vẫn được ghi nhận, chủ yếu ở các dự án có mức giá dưới 21 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ nhỏ (50 - 70 m2) và thấp tầng (dưới 20 tầng) kèm theo các điều kiện như vị trí tốt, tiến độ xây dựng và chất lượng đảm bảo. Các giao dịch này chủ yếu đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân, chứ không hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai gần.
Cũng theo bản báo cáo của CBRE, trong quý III/2012, giá chào bán nhà ở giảm 5% so với quý II/2012, kéo dài xu hướng giảm giá kể từ quý IV/2011 đến nay. Thị trường đang thuộc về người mua, nên sự phục hồi của thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lý của khách hàng. Dự kiến, triển vọng kinh tế không thật sáng sủa cho đến năm 2013 sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ tìm nơi trú ẩn an toàn bằng cách đẩy mạnh tiết kiệm/tích luỹ, thay vì đầu tư. Tiền trong dân được dự báo là vẫn còn nhiều, nhưng không đổ vào bất động sản.
Đối với phân khúc nhà đất trong các khu đô thị, nhiều khả năng một mặt bằng giá mới đã được thiết lập. Thị trường đang định giá lại các dự án, với mức giá thấp hơn khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2011. Giá bán tại các dự án đã và sắp hoàn thiện có mức giảm nhiều nhất, trong khi hầu như không có giao dịch tại các dự án chậm tiến độ. Sự bất cập về cung - cầu trong phân khúc nhà đất tiếp tục được thể hiện qua các con số, khi có 86% khách hàng quan tâm đến các căn nhà có tổng giá trị dưới 5 tỷ đồng, thì lại có đến 68% số nhà đất trong khu đô thị được chào bán với mức giá trên 5 tỷ đồng. Điều này được dự báo sẽ tiếp tục là khó khăn lớn cho các chủ đầu tư khi việc giảm mạnh giá bán là quyết định sống còn.
Theo ông Richard Leech, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp đã và đang diễn ra do các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các khoản nợ tồn đọng và nhu cầu mua nhà hạn chế. Do vậy, những doanh nghiệp không có chức năng chính là kinh doanh bất động sản sẽ tiếp tục tháo chạy khỏi thị trường này. Trong năm 2012, ước tính sẽ có khoảng 7.000 căn nhà được hoàn thiện, và nhiều dự án sẽ vắng người ở cho đến khi giá thị trường sát với khả năng chi trả của người mua hơn.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận xét, nhu cầu đầu tư bất động sản hiện tại khá hạn chế, do mối quan ngại ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế khiến người tiêu dùng có xu hướng tích luỹ hơn là đầu tư. Theo khảo sát mới đây của Hãng Nielsen, trong quý III/2012, lo ngại về nền kinh tế đã lớn hơn cả mối lo thất nghiệp trong quý II/2012 và trở thành mối quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện tại. Điều này thúc đẩy người tiêu dùng tiết kiệm 15% thu nhập, trong khi chỉ đầu tư khoảng 1%, qua đó hạn chế dòng tiền đầu cơ đổ vào bất động sản.
Phần lớn người mua nhà đều có tâm lý quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, một lượng giao dịch khả quan vẫn được ghi nhận, chủ yếu ở các dự án có mức giá dưới 21 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ nhỏ (50 - 70 m2) và thấp tầng (dưới 20 tầng) kèm theo các điều kiện như vị trí tốt, tiến độ xây dựng và chất lượng đảm bảo. Các giao dịch này chủ yếu đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân, chứ không hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai gần.
Cũng theo bản báo cáo của CBRE, trong quý III/2012, giá chào bán nhà ở giảm 5% so với quý II/2012, kéo dài xu hướng giảm giá kể từ quý IV/2011 đến nay. Thị trường đang thuộc về người mua, nên sự phục hồi của thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lý của khách hàng. Dự kiến, triển vọng kinh tế không thật sáng sủa cho đến năm 2013 sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ tìm nơi trú ẩn an toàn bằng cách đẩy mạnh tiết kiệm/tích luỹ, thay vì đầu tư. Tiền trong dân được dự báo là vẫn còn nhiều, nhưng không đổ vào bất động sản.
Đối với phân khúc nhà đất trong các khu đô thị, nhiều khả năng một mặt bằng giá mới đã được thiết lập. Thị trường đang định giá lại các dự án, với mức giá thấp hơn khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2011. Giá bán tại các dự án đã và sắp hoàn thiện có mức giảm nhiều nhất, trong khi hầu như không có giao dịch tại các dự án chậm tiến độ. Sự bất cập về cung - cầu trong phân khúc nhà đất tiếp tục được thể hiện qua các con số, khi có 86% khách hàng quan tâm đến các căn nhà có tổng giá trị dưới 5 tỷ đồng, thì lại có đến 68% số nhà đất trong khu đô thị được chào bán với mức giá trên 5 tỷ đồng. Điều này được dự báo sẽ tiếp tục là khó khăn lớn cho các chủ đầu tư khi việc giảm mạnh giá bán là quyết định sống còn.
Theo ông Richard Leech, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp đã và đang diễn ra do các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các khoản nợ tồn đọng và nhu cầu mua nhà hạn chế. Do vậy, những doanh nghiệp không có chức năng chính là kinh doanh bất động sản sẽ tiếp tục tháo chạy khỏi thị trường này. Trong năm 2012, ước tính sẽ có khoảng 7.000 căn nhà được hoàn thiện, và nhiều dự án sẽ vắng người ở cho đến khi giá thị trường sát với khả năng chi trả của người mua hơn.
Theo Báo Đầu Tư