Thời gian qua, với nỗ lực phá “băng” thị trường bất động sản (BĐS), các cơ quan nhà nước đã có những động thái tích cực trong việc tìm kiếm giải pháp huy động vốn để phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc nhà ở xã hội, người nghèo, người thu nhập thấp... Những giải pháp này liệu có thực sự làm cho thị trường BĐS “tan băng”?
Nguồn căn hộ dồi dào nhưng phần lớn không phù hợp với thị trường. (Ảnh: Một khu căn hộ đang xây dựng tại quận 8, TPHCM)
Phải tiếp tục hạ giá
Trong buổi tọa đàm “Tài chính và thị trường bất động sản 2012” được tổ chức tại TPHCM mới đây, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia về thị trường và giá cả cho biết, mặc dù thời gian qua giá BĐS trên thị trường đã giảm nhưng ông vẫn băn khoăn thực hư về “nhà giá gốc” đang rao trên thị trường, vì giá nhà đất hiện tại vẫn còn cao. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, điều quan trọng nhất của việc tái cấu trúc thị trường BĐS là phải tiếp tục hạ giá nhà. Phải chuyển từ thị trường nhà ở cao cấp gắn với đầu cơ sang giá thấp để phù hợp với khả năng thanh toán của người lao động. Và để thị trường BĐS phát triển bền vững, các doanh nghiệp (DN) cần chuyển hướng kinh doanh và đừng quá phụ thuộc vào vốn ngân hàng.
Tại cuộc họp với các sở, ngành về đề xuất các giải pháp cho chương trình nhà ở trên địa bàn TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cho rằng, thực trạng phát triển của thị trường BĐS cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh và ổn định. Nguồn cung dự án dồi dào nhưng phần lớn sản phẩm không phù hợp với thị trường. Cụ thể, nguồn nhà cần thiết để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công chức, công nhân lao động, sinh viên, người thu nhập thấp, nhà tái định cư… đang rất thiếu.
Chính vì thế, TP đồng ý với chủ trương mua lại quỹ nhà thương mại trên địa bàn TP đang có sẵn nhưng chưa bán được để làm quỹ nhà ở xã hội cho TP. Đây cũng là một động thái tích cực của cơ quan nhà nước trong việc tham gia việc giải quyết nguồn hàng tồn kho cho các DN BĐS. Được biết, Bộ Xây dựng đã đề nghị TP Hà Nội cho mua nhà ở thương mại để làm nhà công vụ, lãnh đạo Hà Nội cũng đang lên kế hoạch mua lại nhà thương mại đã xây xong của DN để phục vụ tái định cư.
Với chủ trương trên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, đây là giải pháp để khắc phục nghịch lý thiếu và thừa của thị trường BĐS hiện nay. Tuy nhiên, theo GS Đặng Hùng Võ, về chủ trương thì rất đúng nhưng thực hiện như thế nào thì yêu cầu phải có một quá trình định giá rất chặt chẽ. Nếu mua đại trà với mức giá không cân nhắc, có thể giải quyết được nhưng sẽ tiếp tục làm méo mó thị trường.
“Nhà nước mua lại số lượng nhà “tồn kho” vào thời điểm này là thích hợp để cứu thị trường, làm tốt quá trình tái cơ cấu, giúp cho các chủ đầu tư khỏi lao đao. Việc hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, có vai trò đối với thị trường BĐS là việc cần phải làm nhưng làm thế nào để hỗ trợ thì đó là một bài toán khó. Nhà nước phải hỗ trợ cho cả chủ đầu tư và người mua”- GS Đặng Hùng Võ cho biết.
Ngân hàng xây dựng, có khả thi?
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng dựa trên đề xuất của Hiệp hội BĐS Việt Nam. Theo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Xây dựng sẽ góp phần hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở quốc gia, như nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho học sinh, sinh viên, người thu nhập thấp tại đô thị...
Với giải pháp này, thị trường kỳ vọng đây sẽ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho thị trường BĐS, góp phần quản lý, giúp thị trường địa ốc minh bạch bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng cũng không ít người băn khoăn: trong bối cảnh đang tập trung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, liệu đây có là thời điểm thích hợp để thành lập thêm ngân hàng mới?
Theo một chuyên gia ngân hàng, hiện Việt Nam tương đối có nhiều ngân hàng trên thị trường. Trong đó, nhiều ngân hàng mới có tăng trưởng tín dụng kém, gặp khó khăn trong việc đảm bảo thanh khoản. Sau một thời gian cấp phép thành lập ngân hàng một cách ồ ạt, Ngân hàng Nhà nước đã phải ngừng cấp phép thành lập mới ngân hàng. Trong thời điểm rà soát lại hệ thống ngân hàng hiện nay, có lẽ chưa phải thời điểm phù hợp để thành lập một ngân hàng mới bởi lẽ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, một trong những mục tiêu quan trọng Chính phủ đặt ra là phải tái cơ cấu hệ thống kinh tế, mà trong đó tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rất quan trọng. Hơn nữa, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam có tương đối nhiều ngân hàng huy động vốn và cấp tín dụng cho mục đích xây dựng. Do đó, việc lập mới một ngân hàng xây dựng theo đề xuất của DN BĐS có lẽ chưa cần thiết.
GS Đặng Hùng Võ cũng đồng tình rằng việc thành lập một ngân hàng chuyên về BĐS vào thời điểm này chưa thích hợp và không phải là giải pháp cứu vốn cho thị trường BĐS. “Nếu thành lập thì sẽ phải vào lúc thị trường phát triển, nguồn vốn đóng góp vào ngân hàng sẽ được huy động từ nhiều phía. Và khi thị trường khó khăn như hiện nay mới có thể đưa ra sử dụng được”- GS Đặng Hùng Võ nói. Theo ông Võ, vấn đề lớn nhất hiện nay để thành lập một ngân hàng là tìm nguồn vốn ở đâu ra vì các DN BĐS đều đang rất khó khăn, thậm chí nhiều DN đang trên bờ vực phá sản.
Trong buổi tọa đàm “Tài chính và thị trường bất động sản 2012” được tổ chức tại TPHCM mới đây, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia về thị trường và giá cả cho biết, mặc dù thời gian qua giá BĐS trên thị trường đã giảm nhưng ông vẫn băn khoăn thực hư về “nhà giá gốc” đang rao trên thị trường, vì giá nhà đất hiện tại vẫn còn cao. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, điều quan trọng nhất của việc tái cấu trúc thị trường BĐS là phải tiếp tục hạ giá nhà. Phải chuyển từ thị trường nhà ở cao cấp gắn với đầu cơ sang giá thấp để phù hợp với khả năng thanh toán của người lao động. Và để thị trường BĐS phát triển bền vững, các doanh nghiệp (DN) cần chuyển hướng kinh doanh và đừng quá phụ thuộc vào vốn ngân hàng.
Tại cuộc họp với các sở, ngành về đề xuất các giải pháp cho chương trình nhà ở trên địa bàn TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cho rằng, thực trạng phát triển của thị trường BĐS cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh và ổn định. Nguồn cung dự án dồi dào nhưng phần lớn sản phẩm không phù hợp với thị trường. Cụ thể, nguồn nhà cần thiết để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công chức, công nhân lao động, sinh viên, người thu nhập thấp, nhà tái định cư… đang rất thiếu.
Chính vì thế, TP đồng ý với chủ trương mua lại quỹ nhà thương mại trên địa bàn TP đang có sẵn nhưng chưa bán được để làm quỹ nhà ở xã hội cho TP. Đây cũng là một động thái tích cực của cơ quan nhà nước trong việc tham gia việc giải quyết nguồn hàng tồn kho cho các DN BĐS. Được biết, Bộ Xây dựng đã đề nghị TP Hà Nội cho mua nhà ở thương mại để làm nhà công vụ, lãnh đạo Hà Nội cũng đang lên kế hoạch mua lại nhà thương mại đã xây xong của DN để phục vụ tái định cư.
Với chủ trương trên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, đây là giải pháp để khắc phục nghịch lý thiếu và thừa của thị trường BĐS hiện nay. Tuy nhiên, theo GS Đặng Hùng Võ, về chủ trương thì rất đúng nhưng thực hiện như thế nào thì yêu cầu phải có một quá trình định giá rất chặt chẽ. Nếu mua đại trà với mức giá không cân nhắc, có thể giải quyết được nhưng sẽ tiếp tục làm méo mó thị trường.
“Nhà nước mua lại số lượng nhà “tồn kho” vào thời điểm này là thích hợp để cứu thị trường, làm tốt quá trình tái cơ cấu, giúp cho các chủ đầu tư khỏi lao đao. Việc hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, có vai trò đối với thị trường BĐS là việc cần phải làm nhưng làm thế nào để hỗ trợ thì đó là một bài toán khó. Nhà nước phải hỗ trợ cho cả chủ đầu tư và người mua”- GS Đặng Hùng Võ cho biết.
Ngân hàng xây dựng, có khả thi?
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng dựa trên đề xuất của Hiệp hội BĐS Việt Nam. Theo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Xây dựng sẽ góp phần hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở quốc gia, như nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho học sinh, sinh viên, người thu nhập thấp tại đô thị...
Với giải pháp này, thị trường kỳ vọng đây sẽ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho thị trường BĐS, góp phần quản lý, giúp thị trường địa ốc minh bạch bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng cũng không ít người băn khoăn: trong bối cảnh đang tập trung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, liệu đây có là thời điểm thích hợp để thành lập thêm ngân hàng mới?
Theo một chuyên gia ngân hàng, hiện Việt Nam tương đối có nhiều ngân hàng trên thị trường. Trong đó, nhiều ngân hàng mới có tăng trưởng tín dụng kém, gặp khó khăn trong việc đảm bảo thanh khoản. Sau một thời gian cấp phép thành lập ngân hàng một cách ồ ạt, Ngân hàng Nhà nước đã phải ngừng cấp phép thành lập mới ngân hàng. Trong thời điểm rà soát lại hệ thống ngân hàng hiện nay, có lẽ chưa phải thời điểm phù hợp để thành lập một ngân hàng mới bởi lẽ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, một trong những mục tiêu quan trọng Chính phủ đặt ra là phải tái cơ cấu hệ thống kinh tế, mà trong đó tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rất quan trọng. Hơn nữa, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam có tương đối nhiều ngân hàng huy động vốn và cấp tín dụng cho mục đích xây dựng. Do đó, việc lập mới một ngân hàng xây dựng theo đề xuất của DN BĐS có lẽ chưa cần thiết.
GS Đặng Hùng Võ cũng đồng tình rằng việc thành lập một ngân hàng chuyên về BĐS vào thời điểm này chưa thích hợp và không phải là giải pháp cứu vốn cho thị trường BĐS. “Nếu thành lập thì sẽ phải vào lúc thị trường phát triển, nguồn vốn đóng góp vào ngân hàng sẽ được huy động từ nhiều phía. Và khi thị trường khó khăn như hiện nay mới có thể đưa ra sử dụng được”- GS Đặng Hùng Võ nói. Theo ông Võ, vấn đề lớn nhất hiện nay để thành lập một ngân hàng là tìm nguồn vốn ở đâu ra vì các DN BĐS đều đang rất khó khăn, thậm chí nhiều DN đang trên bờ vực phá sản.
Theo SGGP