Bất chấp những diễn biến tích cực từ sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước và những nỗ lực từ phía các chủ đầu tư, thị trường BĐS vẫn tiếp tục một bức tranh màu xám. Theo nhiều chuyên gia, đây là điều dễ hiểu bởi thị trường đã bất động quá lâu, nếu hồi phục quá nhanh sẽ trái với quy luật.
Người mua tiếp tục thờ ơ
So với thời điểm 3 năm trước, giá BĐS gần như đã chạm ngưỡng mơ ước của nhiều người dân với hàng loạt dự án có mức giá dưới 15 triệu đồng/m2.
Mặc dù vẫn có giao dịch, nhiều dự án vẫn thu hút được người mua, nhưng so với tổng thể toàn thị trường, sức mua vẫn quá yếu, bất chấp các chiêu quảng cáo rầm rộ, các phương án hỗ trợ lãi suất, các hình thức khuyến mại từ chủ đầu tư.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân thiếu mặn mà với thị trường BĐS. Mặc dù khái niệm đáy gần như đã không còn được nhắc đến trên thị trường, bởi nhiều doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng đều khẳng định, giá BĐS không thể giảm thêm được nữa, nhưng đa số người dân vẫn tin giá nhà sẽ tiếp tục xuống sâu hơn và mua ở thời điểm này có thể sẽ bị hớ.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng tin giá BĐS đóng vai trò quan trọng nhưng không phải cốt lõi để khôi phục thị trường, mà lòng tin của người dân mới là điều cốt yếu. Qua nhiều năm thị trường phát triển ảo, chủ đầu tư làm ăn chụp giật, các dự án được triển khai thiếu đồng bộ, tình trạng “đem con bỏ chợ” hay chậm tiến độ, tăng giá bán không thỏa thuận xảy ra triền miên khiến nhiều người thực sự mất lòng tin ở các chủ đầu tư.
Ngoài ra, theo nhận định của ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, lo ngại về nền kinh tế là quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện tại. Điều này thúc đẩy người tiêu dùng tiết kiệm 15% thu nhập, trong khi chỉ đầu tư khoảng 1%, qua đó hạn chế dòng tiền đầu cơ đổ vào BĐS.
“Thuốc” chưa đủ liều?
Sự hỗ trợ của Nhà nước, “cứu” hay “không cứu” BĐS… là những chủ đề nóng bỏng nhất trên thị trường BĐS thời gian vừa qua. Đã gần 3 tháng kể từ thời điểm Nghị quyết 02 ra đời gỡ khó cho địa ốc, thị trường BĐS vẫn chưa khởi sắc như mong đợi. Hàng trăm doanh nghiệp coi đây là “phao cứu sinh” để vượt cơn bĩ cực phần nào đã cảm thấy nản lòng.
Trên thực tế, với những chính sách khá thông thoáng được đưa ra trong Nghị quyết 02 như sẽ tạo cơ chế thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp BĐS giải phóng hàng tồn kho, cơ cấu sản phẩm và tiếp cận vốn vay; giảm, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất; các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của từng ngân hàng) để cho các đối tượng thu nhập thấp và cán bộ công chức thuê, mua nhà… nhiều người đã kỳ vọng vào một sự thoát xác mạnh mẽ của thị trường BĐS.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, so với sự ốm yếu của BĐS hiện giờ, những liều thuốc này thực sự chưa đủ.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, để thị trường ấm lên, chắc chắn phải tính đến năm chứ không chỉ bằng tháng. “Việc lúc nào xử lý xong tắc nghẽn BĐS phải phụ thuộc vào giải phóng được hàng tồn kho BĐS; kích thích được phân khúc nhà ở giá rẻ.
Năm 2013 có thể hy vọng chút ít nóng ấm lên của phân khúc nhà ở giá rẻ, nếu chúng ta có lực đầu tư cao hơn. Việc giải quyết tồn kho BĐS, gắn với nợ xấu phải tính bước đi dài hơn, có thể chưa giải quyết xong ngày hôm nay, mà có thể chúng ta cần 1-2 năm, thậm chí dài hơn nữa” - ông Võ cho biết.
Nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh để hồi phục thị trường. Bế tắc nhất là nguồn vốn tín dụng.
“Nếu bơm vài chục ngàn tỷ đồng thì cũng như muối bỏ bể, chưa chắc ngân hàng đã giải ngân cho đúng đối tượng, còn bơm nhiều hơn thì ngân sách không kham nổi” - ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho biết.
Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở khi mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhận định rõ Nhà nước chắc chắn sẽ không giải cứu BĐS trung và cao cấp, thị trường sẽ tự đào thải. Bên cạnh đó, với quy mô hiện nay của nợ xấu, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu kể cả nếu muốn.
Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức làm doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì “lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo", tạo ra mầm mống cho cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Như vậy, khi đã mất “thiên thời, địa lợi”, có lẽ việc khởi sắc của thị trường BĐS chỉ còn dựa vào yếu tố “nhân hòa”, đó là sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp. Và với những khó khăn bủa vây như hiện nay, để thực sự vượt qua được tình trạng “ngủ đông”, chắc chắn đường vẫn còn dài.
So với thời điểm 3 năm trước, giá BĐS gần như đã chạm ngưỡng mơ ước của nhiều người dân với hàng loạt dự án có mức giá dưới 15 triệu đồng/m2.
Mặc dù vẫn có giao dịch, nhiều dự án vẫn thu hút được người mua, nhưng so với tổng thể toàn thị trường, sức mua vẫn quá yếu, bất chấp các chiêu quảng cáo rầm rộ, các phương án hỗ trợ lãi suất, các hình thức khuyến mại từ chủ đầu tư.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân thiếu mặn mà với thị trường BĐS. Mặc dù khái niệm đáy gần như đã không còn được nhắc đến trên thị trường, bởi nhiều doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng đều khẳng định, giá BĐS không thể giảm thêm được nữa, nhưng đa số người dân vẫn tin giá nhà sẽ tiếp tục xuống sâu hơn và mua ở thời điểm này có thể sẽ bị hớ.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng tin giá BĐS đóng vai trò quan trọng nhưng không phải cốt lõi để khôi phục thị trường, mà lòng tin của người dân mới là điều cốt yếu. Qua nhiều năm thị trường phát triển ảo, chủ đầu tư làm ăn chụp giật, các dự án được triển khai thiếu đồng bộ, tình trạng “đem con bỏ chợ” hay chậm tiến độ, tăng giá bán không thỏa thuận xảy ra triền miên khiến nhiều người thực sự mất lòng tin ở các chủ đầu tư.
Ngoài ra, theo nhận định của ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, lo ngại về nền kinh tế là quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện tại. Điều này thúc đẩy người tiêu dùng tiết kiệm 15% thu nhập, trong khi chỉ đầu tư khoảng 1%, qua đó hạn chế dòng tiền đầu cơ đổ vào BĐS.
“Thuốc” chưa đủ liều?
Sự hỗ trợ của Nhà nước, “cứu” hay “không cứu” BĐS… là những chủ đề nóng bỏng nhất trên thị trường BĐS thời gian vừa qua. Đã gần 3 tháng kể từ thời điểm Nghị quyết 02 ra đời gỡ khó cho địa ốc, thị trường BĐS vẫn chưa khởi sắc như mong đợi. Hàng trăm doanh nghiệp coi đây là “phao cứu sinh” để vượt cơn bĩ cực phần nào đã cảm thấy nản lòng.
Thị trường BĐS có thể còn lâu mới ấm trở lại.
Trên thực tế, với những chính sách khá thông thoáng được đưa ra trong Nghị quyết 02 như sẽ tạo cơ chế thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp BĐS giải phóng hàng tồn kho, cơ cấu sản phẩm và tiếp cận vốn vay; giảm, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất; các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của từng ngân hàng) để cho các đối tượng thu nhập thấp và cán bộ công chức thuê, mua nhà… nhiều người đã kỳ vọng vào một sự thoát xác mạnh mẽ của thị trường BĐS.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, so với sự ốm yếu của BĐS hiện giờ, những liều thuốc này thực sự chưa đủ.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, để thị trường ấm lên, chắc chắn phải tính đến năm chứ không chỉ bằng tháng. “Việc lúc nào xử lý xong tắc nghẽn BĐS phải phụ thuộc vào giải phóng được hàng tồn kho BĐS; kích thích được phân khúc nhà ở giá rẻ.
Năm 2013 có thể hy vọng chút ít nóng ấm lên của phân khúc nhà ở giá rẻ, nếu chúng ta có lực đầu tư cao hơn. Việc giải quyết tồn kho BĐS, gắn với nợ xấu phải tính bước đi dài hơn, có thể chưa giải quyết xong ngày hôm nay, mà có thể chúng ta cần 1-2 năm, thậm chí dài hơn nữa” - ông Võ cho biết.
Nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh để hồi phục thị trường. Bế tắc nhất là nguồn vốn tín dụng.
“Nếu bơm vài chục ngàn tỷ đồng thì cũng như muối bỏ bể, chưa chắc ngân hàng đã giải ngân cho đúng đối tượng, còn bơm nhiều hơn thì ngân sách không kham nổi” - ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho biết.
Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở khi mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhận định rõ Nhà nước chắc chắn sẽ không giải cứu BĐS trung và cao cấp, thị trường sẽ tự đào thải. Bên cạnh đó, với quy mô hiện nay của nợ xấu, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu kể cả nếu muốn.
Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức làm doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì “lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo", tạo ra mầm mống cho cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Như vậy, khi đã mất “thiên thời, địa lợi”, có lẽ việc khởi sắc của thị trường BĐS chỉ còn dựa vào yếu tố “nhân hòa”, đó là sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp. Và với những khó khăn bủa vây như hiện nay, để thực sự vượt qua được tình trạng “ngủ đông”, chắc chắn đường vẫn còn dài.
Theo ĐTTC