Xu hướng một số “ông lớn” của Việt Nam đi thâu tóm các công ty khác, trong đó có cả các doanh nghiệp “ngoại”, đang hình thành.
Để tồn tại, hiện hàng loạt doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) phải bán bớt dự án, liên doanh, liên kết để triển khai dự án. Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải bán cả công ty.
Những thương vụ triệu USD
Tập đoàn C.T Group mới công bố chính thức sở hữu Công ty TNHH Phát triển GS Củ Chi (thuộc Tập đoàn GS Engineering & Construction Corp) của Hàn Quốc sau khi bỏ ra 24 triệu USD để mua lại 95% cổ phần của công ty này. Điều này đồng nghĩa với việc C.T Group sẽ là chủ nhân mới của sân Golf Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM) rộng khoảng 200 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 42,6 triệu USD.
Trước đó, một DN trong nước khác là Công ty Sao Sáng Saigon (thành viên của Ngân hàng Nam Á) cũng đã mua lại dự án bất động sản (BĐS) Peninsula (Quận 2, TP HCM) từ Quỹ đầu tư JSM Indochina, với giá khoảng 11 triệu USD. Dự án có diện tích hơn 7.400 m2 được JSM Indochina mua lại trước đó với giá 19 triệu USD. Trong phi vụ này, JSM Indochina đã lỗ 8 triệu USD. Quỹ đầu tư JSM Indochina cũng cho hay, đây là dự án BĐS cuối cùng của quỹ này tại Việt Nam bên cạnh nước láng giềng Campuchia.
Một thương vụ “nội” thâu tóm “ngoại” khác là Công ty Hanel Hà Nội cũng đã mua lại 100% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ DN Hàn Quốc. Giá trị của thương vụ này chưa được tiết lộ, nhưng khách sạn Daewoo được xây dựng năm 2006 với diện tích gần 30.000 m2, có vị trí đắc địa khi nằm gần Công viên Thủ Lệ, thì theo giới chuyên môn, trị giá của hợp đồng này không hề rẻ.
Những thương vụ được công bố, theo giới kinh doanh BĐS, chỉ là bề nổi. Có hàng loạt thương vụ M&A khác của các DN trong nước khi mua lại các dự án của DN nước ngoài đã diễn ra êm thấm, với trị giá hàng chục triệu USD. Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh, cho hay thời gian gần đây, số lượng các DN chào mời ông mua dự án tăng 4-5 lần trước đây. Đi theo đó là mức giá rao bán và những điều kiện cũng dễ dàng hơn. Đất Xanh mới đây đã mua lại 4 dự án, với mức giá “bèo” và tiến độ thanh toán cũng dễ thở.
Trả thị trường cho chủ nhân đích thực
Xu hướng các DN “nội” đi thâu tóm các DN “ngoại” giới chuyên gia đánh giá là điều tất yếu. Bởi cuộc suy thoái của thị trường BĐS nổ ra từ năm 2008 đến nay khiến những DN yếu phải bỏ cuộc chơi, trong đó có nhưng DN “ngoại”, để nhường sân cho các DN mạnh thật sự. Và đây là lúc DN “nội” có tiềm lực ra tay mua lại các dự án với giá rẻ.
Chủ tịch tập đoàn C.T Group, ông Trần Kim Chung, cho rằng trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn thì một tập đoàn Việt Nam mua lại tài sản của một tập đoàn nước ngoài một bước ngoặt, đặc biệt, vì trong điều kiện bình thường rất khó có cơ hội tiếp cận những thương vụ này.
Ông Marc Towsend, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE, dự báo, trong năm 2012, các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS vẫn còn diễn ra mạnh mẽ, bởi thị trường vẫn đang xuất hiện những giao dịch “khát vốn”. “Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường BĐS Việt Nam, thì đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất”, ông Marc Towsend nói.
Cũng theo vị này, việc các DN “nội” mua lại các DN “ngoại” là điều bình thường, bởi các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những khó khăn nhất định. Ngoài ra những rào cản về pháp lý, khâu thẩm định dự án, đền bù giải tỏa… cũng đã hạn chế nhiều DN nước ngoài tham gia vào các thương vụ M&A tại Việt Nam. Do vậy, chính các DN BĐS Việt Nam mới là chủ nhân thực sự của hoạt động M&A.
Những thương vụ triệu USD
Tập đoàn C.T Group mới công bố chính thức sở hữu Công ty TNHH Phát triển GS Củ Chi (thuộc Tập đoàn GS Engineering & Construction Corp) của Hàn Quốc sau khi bỏ ra 24 triệu USD để mua lại 95% cổ phần của công ty này. Điều này đồng nghĩa với việc C.T Group sẽ là chủ nhân mới của sân Golf Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM) rộng khoảng 200 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 42,6 triệu USD.
Trước đó, một DN trong nước khác là Công ty Sao Sáng Saigon (thành viên của Ngân hàng Nam Á) cũng đã mua lại dự án bất động sản (BĐS) Peninsula (Quận 2, TP HCM) từ Quỹ đầu tư JSM Indochina, với giá khoảng 11 triệu USD. Dự án có diện tích hơn 7.400 m2 được JSM Indochina mua lại trước đó với giá 19 triệu USD. Trong phi vụ này, JSM Indochina đã lỗ 8 triệu USD. Quỹ đầu tư JSM Indochina cũng cho hay, đây là dự án BĐS cuối cùng của quỹ này tại Việt Nam bên cạnh nước láng giềng Campuchia.
Khó khăn đã làm lộ diện chủ nhân thực sự của thị trường BĐS
Một thương vụ “nội” thâu tóm “ngoại” khác là Công ty Hanel Hà Nội cũng đã mua lại 100% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ DN Hàn Quốc. Giá trị của thương vụ này chưa được tiết lộ, nhưng khách sạn Daewoo được xây dựng năm 2006 với diện tích gần 30.000 m2, có vị trí đắc địa khi nằm gần Công viên Thủ Lệ, thì theo giới chuyên môn, trị giá của hợp đồng này không hề rẻ.
Những thương vụ được công bố, theo giới kinh doanh BĐS, chỉ là bề nổi. Có hàng loạt thương vụ M&A khác của các DN trong nước khi mua lại các dự án của DN nước ngoài đã diễn ra êm thấm, với trị giá hàng chục triệu USD. Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh, cho hay thời gian gần đây, số lượng các DN chào mời ông mua dự án tăng 4-5 lần trước đây. Đi theo đó là mức giá rao bán và những điều kiện cũng dễ dàng hơn. Đất Xanh mới đây đã mua lại 4 dự án, với mức giá “bèo” và tiến độ thanh toán cũng dễ thở.
Trả thị trường cho chủ nhân đích thực
Xu hướng các DN “nội” đi thâu tóm các DN “ngoại” giới chuyên gia đánh giá là điều tất yếu. Bởi cuộc suy thoái của thị trường BĐS nổ ra từ năm 2008 đến nay khiến những DN yếu phải bỏ cuộc chơi, trong đó có nhưng DN “ngoại”, để nhường sân cho các DN mạnh thật sự. Và đây là lúc DN “nội” có tiềm lực ra tay mua lại các dự án với giá rẻ.
Chủ tịch tập đoàn C.T Group, ông Trần Kim Chung, cho rằng trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn thì một tập đoàn Việt Nam mua lại tài sản của một tập đoàn nước ngoài một bước ngoặt, đặc biệt, vì trong điều kiện bình thường rất khó có cơ hội tiếp cận những thương vụ này.
Ông Marc Towsend, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE, dự báo, trong năm 2012, các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS vẫn còn diễn ra mạnh mẽ, bởi thị trường vẫn đang xuất hiện những giao dịch “khát vốn”. “Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường BĐS Việt Nam, thì đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất”, ông Marc Towsend nói.
Cũng theo vị này, việc các DN “nội” mua lại các DN “ngoại” là điều bình thường, bởi các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những khó khăn nhất định. Ngoài ra những rào cản về pháp lý, khâu thẩm định dự án, đền bù giải tỏa… cũng đã hạn chế nhiều DN nước ngoài tham gia vào các thương vụ M&A tại Việt Nam. Do vậy, chính các DN BĐS Việt Nam mới là chủ nhân thực sự của hoạt động M&A.
Theo Đất Việt