Lãi suất hạ, dòng tiền nhàn rỗi của người dân không hào hứng đổ vào chứng khoán. Bằng chứng là chỉ số VN-Index vẫn "dùng dằng” quanh mốc 428,18 điểm.Thị trường vàng, ngoại tệ lại bị quản lý chặt đã không còn sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư.Do vậy, có nhiều biểu hiện tiền bắt đầu được cân nhắc chảy sang bất động sản.
Suy giảm kinh tế khiến cho thị trường địa ốc trầm lắng, song thời gian gần đây thị trường này đã bắt đầu có dấu hiệu "tan băng”.
Gỡ dần các rào cản
Các đại gia bất động sản (BĐS) vẫn đang chờ "cây gậy” chỉ đạo hỗ trợ từ "nhạc trưởng”. Theo đó, hi vọng một phần gói hỗ trợ sản xuất 29.000 tỷ đồng cùng các giải pháp về giãn, giảm thuế đất sẽ tác động tích cực lên thị trường nhà đất. Quan trọng hơn, chỉ chưa đầy 6 tháng, lãi suất huy động của ngân hàng hạ đến 5% chỉ còn ở mức 9%. Và chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức có hiệu lực, thị trường nhà đất đã bắt đầu le lói những tín hiệu sáng sủa.
Lãi suất hạ, dòng tiền nhàn rỗi của người dân không hào hứng đổ vào chứng khoán. Bằng chứng là chỉ số VN-Index vẫn "dùng dằng” quanh mốc 428,18 điểm. Thị trường vàng, ngoại tệ lại bị quản lý chặt đã không còn sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Do vậy, có nhiều biểu hiện tiền bắt đầu được cân nhắc chảy sang BĐS, một chuyên gia phân tích đầu tư của một công ty tư vấn nhận xét.
Cùng với những dấu hiệu không mấy khả quan từ các kênh đầu tư xưa nay vẫn cạnh tranh mạnh mẽ với BĐS, thì những thông tin tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng như: "bất động sản chạm đáy”, "chủ đầu tư mạnh tay "phá giá” giảm đến 30% giá trị căn hộ”… đã và đang tạo đà cho thị trường BĐS có cơ sở để hồi sức.
Theo phân tích và khẳng định của TS Nguyễn Trọng Tài - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng: Nếu có tiền nhàn rỗi thời điểm này tôi sẽ đầu tư vào BĐS, vì đây vẫn là kênh an toàn. Chưa hết, ngay cả Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra vào ngày đầu tháng 6 vừa qua, cũng đã nhẹ nhàng đưa ra lời trấn an: "Đây là thời điểm hợp lý cho nguời có nhu cầu thật mua đất cất nhà”.
Rõ ràng trên nhiều phương diện, nếu bắt đúng nhịp thở thị trường đồng thời có sự nhanh nhạy, chớp đúng thời cơ thì cơ hội "phá băng” BĐS đã mở ra.
Thiên hạ rục rịch hỏi mua nhà
Trong khó khăn, trong lúc thị trường trầm lắng cũng là cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại phân khúc hàng hóa. Hiện nay đang là thời kỳ khó khăn nhất của thị trường BĐS, giá đã chạm đáy bởi sự ảm đạm kéo quá dài. Nếu TP.Hồ Chí Minh rơi vào trạng thái này từ năm 2009 thì Hà Nội cũng chung cảnh này từ quý 2-2011. Nhưng theo quy luật của thị trường, có điểm xuống thì sẽ có điểm lên.
Chị Phí Hồng Nhung, sàn giao dịch bất động sản Xanh - Mỹ Đình 1 khẳng định, hơn nửa tháng nay có nhiều người hỏi mua nhà. Nhiều khách hàng xin thông tin dự án trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Theo thông tin từ các văn phòng nhà đất, 1 tháng trở lại đây lượng khách tìm mua nhà đã đông hơn rất nhiều so với những tháng trước. Các khách hàng khi tìm mua nhà tập trung vào phân khúc chung cư có giá 1,2 - 1,5 tỷ đồng/căn, đa số là các dự án đã hoàn thành hoặc xây xong phần thô. Đối với phân khúc đất nền, chủ yếu người tìm mua với mức giá dao động từ 4 – 5 tỷ đồng/suất.
Anh Khánh Toàn (phường Kim Liên, quận Đống Đa) cũng chia sẻ, hiện nay anh đang có 600 triệu đồng nhàn rỗi. Anh đang phân vân không biết nên đầu tư vào đâu. Mua chung cư với số tiền này cũng khó. Tốt nhất là cố tìm mảnh đất nhỏ vùng ven. Anh Toàn nói, phải nghiên cứu kỹ và nhanh chân.
Hiện nay, tại Thủ đô Hà Nội cũng như các thành phố khác nhiều dự án có sở hạ tầng then chốt đã hoàn thành giúp tăng cường kết nối trung tâm với khu vực. Xu hướng ngành địa ốc vẫn còn nhiều khả năng "ăn theo” quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, với nguồn cung khá dồi dào, thị trường chung cư sẽ bão hòa để dồn nhiệt vào phân khúc đất nền.
Giá nhà mặt đất sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng chậm mà chắc. Tại một số dự án lớn, giá biệt thự liền kề chào bán đã có dấu hiệu tăng nhẹ so với trước đó vài tháng, những khu đô thị mới như Geleximco - Lê Trọng Tấn, Bắc An Khánh, Dương Nội,… mức giá dao động quanh mức trên dưới 30 triệu đồng/m2.
Gỡ dần các rào cản
Các đại gia bất động sản (BĐS) vẫn đang chờ "cây gậy” chỉ đạo hỗ trợ từ "nhạc trưởng”. Theo đó, hi vọng một phần gói hỗ trợ sản xuất 29.000 tỷ đồng cùng các giải pháp về giãn, giảm thuế đất sẽ tác động tích cực lên thị trường nhà đất. Quan trọng hơn, chỉ chưa đầy 6 tháng, lãi suất huy động của ngân hàng hạ đến 5% chỉ còn ở mức 9%. Và chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức có hiệu lực, thị trường nhà đất đã bắt đầu le lói những tín hiệu sáng sủa.
Lãi suất hạ, dòng tiền nhàn rỗi của người dân không hào hứng đổ vào chứng khoán. Bằng chứng là chỉ số VN-Index vẫn "dùng dằng” quanh mốc 428,18 điểm. Thị trường vàng, ngoại tệ lại bị quản lý chặt đã không còn sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Do vậy, có nhiều biểu hiện tiền bắt đầu được cân nhắc chảy sang BĐS, một chuyên gia phân tích đầu tư của một công ty tư vấn nhận xét.
Cùng với những dấu hiệu không mấy khả quan từ các kênh đầu tư xưa nay vẫn cạnh tranh mạnh mẽ với BĐS, thì những thông tin tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng như: "bất động sản chạm đáy”, "chủ đầu tư mạnh tay "phá giá” giảm đến 30% giá trị căn hộ”… đã và đang tạo đà cho thị trường BĐS có cơ sở để hồi sức.
Theo phân tích và khẳng định của TS Nguyễn Trọng Tài - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng: Nếu có tiền nhàn rỗi thời điểm này tôi sẽ đầu tư vào BĐS, vì đây vẫn là kênh an toàn. Chưa hết, ngay cả Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra vào ngày đầu tháng 6 vừa qua, cũng đã nhẹ nhàng đưa ra lời trấn an: "Đây là thời điểm hợp lý cho nguời có nhu cầu thật mua đất cất nhà”.
Rõ ràng trên nhiều phương diện, nếu bắt đúng nhịp thở thị trường đồng thời có sự nhanh nhạy, chớp đúng thời cơ thì cơ hội "phá băng” BĐS đã mở ra.
Thiên hạ rục rịch hỏi mua nhà
Trong khó khăn, trong lúc thị trường trầm lắng cũng là cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại phân khúc hàng hóa. Hiện nay đang là thời kỳ khó khăn nhất của thị trường BĐS, giá đã chạm đáy bởi sự ảm đạm kéo quá dài. Nếu TP.Hồ Chí Minh rơi vào trạng thái này từ năm 2009 thì Hà Nội cũng chung cảnh này từ quý 2-2011. Nhưng theo quy luật của thị trường, có điểm xuống thì sẽ có điểm lên.
Chị Phí Hồng Nhung, sàn giao dịch bất động sản Xanh - Mỹ Đình 1 khẳng định, hơn nửa tháng nay có nhiều người hỏi mua nhà. Nhiều khách hàng xin thông tin dự án trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Theo thông tin từ các văn phòng nhà đất, 1 tháng trở lại đây lượng khách tìm mua nhà đã đông hơn rất nhiều so với những tháng trước. Các khách hàng khi tìm mua nhà tập trung vào phân khúc chung cư có giá 1,2 - 1,5 tỷ đồng/căn, đa số là các dự án đã hoàn thành hoặc xây xong phần thô. Đối với phân khúc đất nền, chủ yếu người tìm mua với mức giá dao động từ 4 – 5 tỷ đồng/suất.
Anh Khánh Toàn (phường Kim Liên, quận Đống Đa) cũng chia sẻ, hiện nay anh đang có 600 triệu đồng nhàn rỗi. Anh đang phân vân không biết nên đầu tư vào đâu. Mua chung cư với số tiền này cũng khó. Tốt nhất là cố tìm mảnh đất nhỏ vùng ven. Anh Toàn nói, phải nghiên cứu kỹ và nhanh chân.
Hiện nay, tại Thủ đô Hà Nội cũng như các thành phố khác nhiều dự án có sở hạ tầng then chốt đã hoàn thành giúp tăng cường kết nối trung tâm với khu vực. Xu hướng ngành địa ốc vẫn còn nhiều khả năng "ăn theo” quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, với nguồn cung khá dồi dào, thị trường chung cư sẽ bão hòa để dồn nhiệt vào phân khúc đất nền.
Giá nhà mặt đất sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng chậm mà chắc. Tại một số dự án lớn, giá biệt thự liền kề chào bán đã có dấu hiệu tăng nhẹ so với trước đó vài tháng, những khu đô thị mới như Geleximco - Lê Trọng Tấn, Bắc An Khánh, Dương Nội,… mức giá dao động quanh mức trên dưới 30 triệu đồng/m2.
Các chuyên gia trong ngành bất động sản cho rằng: việc đầu cơ bất động sản đã tạo nên các "cơn sốt” mua bán và làm giá bất động sản trong thời gian qua sẽ không còn nữa. Cảnh bỏ tiền vào mua nhà đất, bán đi với một mức giá cao hơn rồi lại tiếp tục dùng số tiền đó để đầu tư tiếp sẽ không còn sôi nổi. Giao dịch trên thị trường trong ngắn hạn và dài hạn chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng. Niềm tin người tiêu dùng quyết định chủ yếu bởi giá thành sản xuất và chất lượng dịch vụ. |
Theo Đại Đoàn Kết