Giao dịch đất nền nhiều dự án tại Hà Nội vẫn ảm đạm. Để khuấy động thị trường, nhiều chủ đầu tư và sàn bất động sản sẵn sàng “thí tốt” bằng cách tăng giá một dự án để “cứu” các dự án còn lại.
Giao dịch đất nền ảm đạm - hình minh họa
Giao dịch vẫn ảm đạm
Theo khảo sát của phóng viên, đến thời điểm này nhiều dự án đã rục rịch tăng giá với mức tăng trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/m2 so với thời điểm tháng 8/2011.
Hiện mức giá đất nền ở khu đô thị mới (ĐTM) Văn Phú đang được rao bán quanh mức 60 triệu đồng/ m2.Tuy nhiên mức giao động ở khu đô thị này rất lớn: lô đất đẹp, mặt đường rộng phải có giá từ 63 – 65 triệu đồng, nhưng những lô đất nằm sâu trong KĐT giá cũng chỉ giao động trong khoảng từ 52 – 53 triệu đồng/ m2. Tuy nhiên mức giá này đã đắt hơn 1 triệu đồng mỗi m2 so với thời điểm tháng 9.
Tại khu ĐTM Văn Khê, mức giá đang được giao dịch quanh mức 80 triệu đồng/ m2. Vì khu đô thị này đã có người ở, nên việc mua bán có vẻ nhộn nhịp hơn. Nếu không để ở người ta có thể cho thuê làm bặt bằng kinh doanh.
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Khu ĐTM Vân Canh luôn là tâm điểm trong việc làm giá của giới đầu cơ. Vào khoảng cuối tháng 9, có ngày mức giá tại đây đã được giới đầu cơ “thổi” lên từ 3 - 4 triệu mỗi m2. Khoảng gần 3 tháng trước giá chỉ giao động trong khoảng 42 triệu, nhưng do có bàn tay của hàng chục đại gia BĐS, đến nay đã đứng ở mức giá cao, tới 52 triệu đồng/ m2.
Tương tự giá dự án liền kề ở một vài phân khúc phía tây Hà Nội cũng đồng loạt được đẩy lên ít nhiều. Điểm mặt có thể kể đến các dự án như: Khu đô thị mới Bắc An Khánh, Splendora, Dương Nội, Mỗ Lao, Tân Tây Đô… cũng được các sàn “thổi” lên khoảng 1 - 2 triệu/ m2.
Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là mặc dù có sự tăng giá nhưng giao dịch thực rất ảm đạm. Mặc dù đã được rao bán rùm beng, nhưng nhiều lô đất liền kề vẫn chưa đẩy đi được. Thậm chí khi người viết “mặc cả” lô đất 50 m2 tại dự án Văn Phú giảm 1,5 triệu/ m2, người rao bán vẫn vui vẻ đồng ý và muốn hẹn gặp càng sớm càng tốt.
Chị Hoài, một nhà đầu tư ở Cầu Giấy, Hà Nội than thở: “Dù tôi đã rao bán 2 lô liền kề đã hơn 1 tháng nay với mức giá thấp hơn thị trường gần 1 triệu đồng/ m2, nhưng vẫn chưa bán được. Có lẽ tôi sẽ phải tiếp tục hạ giá để đẩy hàng, lấy tiền trả các khoản nợ sắp đến hạn”.
Chiêu “thổi” giá hết tác dụng
Sau khi giới đầu cơ ở khu ĐTM Vân Canh thi nhau “thổi” giá, thì đến nay lại đến lượt nhiều dự án ở phía tây Hà Nội chủ động làm giá. Nhưng hình như các chiêu “thổi” giá, tạo sức “nóng” cho thị trường đã không còn tác dụng.
Trong vai nhà đầu tư, phóng viên chủ động liên lạc và hỏi mua lô đất liền kề ở phía tây Hà Nội. Anh Nguyễn Thế Ngọc – giám đốc sàn giao dịch Đại Hưng ở Khu ĐTM Nam Trung Yên đã nhanh nhảu liệt kê hàng loạt dự án “hót” hiện nay.
Theo anh Ngọc, không những mức giá tăng mà giao dịch thành công tương đối nhiều. “Sống ở khu ĐTM thuận tiện hơn so với đất thổ cư. Vì thế trong tương lai loại đất nền dự án sẽ tiếp tục tăng, đầu tư vào giai đoạn này là hợp lý” – anh Ngọc thuyết phục.
Tuy nhiên tìm hiểu được biết, thị trường BĐS hiện nay vẫn không thay đổi nhiều so với thời điểm trước đó. Có chăng cũng chỉ là "chiêu" được tung ra để tìm cách đẩy hàng.
Anh Phạm Hoàng trước kia cũng là giám đốc một sàn giao dịch chia sẻ: “Các sàn thường liên kết, rồi trao đi đổi lại dự án với nhau để tạo cơn sốt “ảo” trên thị trường. Có giao dịch tất yếu giá sẽ được đẩy lên. Nhưng trên thực tế mức giao dịch thành công từ nhiều tháng nay rất ít”.
Ông Nguyễn Đỗ Việt – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tiết lộ, để khuấy động thị trường, nhiều chủ đầu tư và sàn bất động sản sẵn sàng “thí tốt” bằng cách tăng giá một dự án để “cứu” các dự án còn lại.
Trước thông tin một số dự án đang bị làm giá, ông Việt cho rằng, việc tăng giá chẳng khó gì, quan trọng là mức giao dịch như thế nào. "Các chiêu làm giá, tạo cơn “sốt ảo” hầu như không có tác dụng trong bối cảnh hiện nay" - ông Việt khẳng định.
Theo khảo sát của phóng viên, đến thời điểm này nhiều dự án đã rục rịch tăng giá với mức tăng trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/m2 so với thời điểm tháng 8/2011.
Hiện mức giá đất nền ở khu đô thị mới (ĐTM) Văn Phú đang được rao bán quanh mức 60 triệu đồng/ m2.Tuy nhiên mức giao động ở khu đô thị này rất lớn: lô đất đẹp, mặt đường rộng phải có giá từ 63 – 65 triệu đồng, nhưng những lô đất nằm sâu trong KĐT giá cũng chỉ giao động trong khoảng từ 52 – 53 triệu đồng/ m2. Tuy nhiên mức giá này đã đắt hơn 1 triệu đồng mỗi m2 so với thời điểm tháng 9.
Tại khu ĐTM Văn Khê, mức giá đang được giao dịch quanh mức 80 triệu đồng/ m2. Vì khu đô thị này đã có người ở, nên việc mua bán có vẻ nhộn nhịp hơn. Nếu không để ở người ta có thể cho thuê làm bặt bằng kinh doanh.
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Khu ĐTM Vân Canh luôn là tâm điểm trong việc làm giá của giới đầu cơ. Vào khoảng cuối tháng 9, có ngày mức giá tại đây đã được giới đầu cơ “thổi” lên từ 3 - 4 triệu mỗi m2. Khoảng gần 3 tháng trước giá chỉ giao động trong khoảng 42 triệu, nhưng do có bàn tay của hàng chục đại gia BĐS, đến nay đã đứng ở mức giá cao, tới 52 triệu đồng/ m2.
Tương tự giá dự án liền kề ở một vài phân khúc phía tây Hà Nội cũng đồng loạt được đẩy lên ít nhiều. Điểm mặt có thể kể đến các dự án như: Khu đô thị mới Bắc An Khánh, Splendora, Dương Nội, Mỗ Lao, Tân Tây Đô… cũng được các sàn “thổi” lên khoảng 1 - 2 triệu/ m2.
Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là mặc dù có sự tăng giá nhưng giao dịch thực rất ảm đạm. Mặc dù đã được rao bán rùm beng, nhưng nhiều lô đất liền kề vẫn chưa đẩy đi được. Thậm chí khi người viết “mặc cả” lô đất 50 m2 tại dự án Văn Phú giảm 1,5 triệu/ m2, người rao bán vẫn vui vẻ đồng ý và muốn hẹn gặp càng sớm càng tốt.
Chị Hoài, một nhà đầu tư ở Cầu Giấy, Hà Nội than thở: “Dù tôi đã rao bán 2 lô liền kề đã hơn 1 tháng nay với mức giá thấp hơn thị trường gần 1 triệu đồng/ m2, nhưng vẫn chưa bán được. Có lẽ tôi sẽ phải tiếp tục hạ giá để đẩy hàng, lấy tiền trả các khoản nợ sắp đến hạn”.
Chiêu “thổi” giá hết tác dụng
Sau khi giới đầu cơ ở khu ĐTM Vân Canh thi nhau “thổi” giá, thì đến nay lại đến lượt nhiều dự án ở phía tây Hà Nội chủ động làm giá. Nhưng hình như các chiêu “thổi” giá, tạo sức “nóng” cho thị trường đã không còn tác dụng.
Trong vai nhà đầu tư, phóng viên chủ động liên lạc và hỏi mua lô đất liền kề ở phía tây Hà Nội. Anh Nguyễn Thế Ngọc – giám đốc sàn giao dịch Đại Hưng ở Khu ĐTM Nam Trung Yên đã nhanh nhảu liệt kê hàng loạt dự án “hót” hiện nay.
Theo anh Ngọc, không những mức giá tăng mà giao dịch thành công tương đối nhiều. “Sống ở khu ĐTM thuận tiện hơn so với đất thổ cư. Vì thế trong tương lai loại đất nền dự án sẽ tiếp tục tăng, đầu tư vào giai đoạn này là hợp lý” – anh Ngọc thuyết phục.
Tuy nhiên tìm hiểu được biết, thị trường BĐS hiện nay vẫn không thay đổi nhiều so với thời điểm trước đó. Có chăng cũng chỉ là "chiêu" được tung ra để tìm cách đẩy hàng.
Anh Phạm Hoàng trước kia cũng là giám đốc một sàn giao dịch chia sẻ: “Các sàn thường liên kết, rồi trao đi đổi lại dự án với nhau để tạo cơn sốt “ảo” trên thị trường. Có giao dịch tất yếu giá sẽ được đẩy lên. Nhưng trên thực tế mức giao dịch thành công từ nhiều tháng nay rất ít”.
Ông Nguyễn Đỗ Việt – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tiết lộ, để khuấy động thị trường, nhiều chủ đầu tư và sàn bất động sản sẵn sàng “thí tốt” bằng cách tăng giá một dự án để “cứu” các dự án còn lại.
Trước thông tin một số dự án đang bị làm giá, ông Việt cho rằng, việc tăng giá chẳng khó gì, quan trọng là mức giao dịch như thế nào. "Các chiêu làm giá, tạo cơn “sốt ảo” hầu như không có tác dụng trong bối cảnh hiện nay" - ông Việt khẳng định.
Theo Infonet