Ông chủ KĐT Xa La vừa quyết định giảm thêm giá bán chung cư VP3 Linh Đàm thêm 3 triệu đồng/m2. Như vậy, với đợt giảm giá lần thứ 2 này, giá căn hộ chung cư VP3 Linh Đàm đã giảm tổng cộng 10 triệu đồng/m2.
Theo nhận định của giới đầu tư, quyết định giảm giá sốc của ông Lê Thanh Thản - ông chủ của Tập đoàn Mường Thanh - chẳng khác gì cú giảm giá sốc vừa rồi của ông “bầu” Đoàn Nguyên Đức với các dự án của Hoàng Anh - Gia Lai…
Có phải vì “ông lớn” thiếu tiền?
Chung cư VP3 Linh Đàm (ảnh) có vị trí tại trung tâm bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích là 5.000m2, với 438 căn hộ cao cấp được khởi công tháng 10.2010, có tổng mức đầu tư 1.000 tỉ đồng, do CTCP sản xuất - xuất nhập khẩu BEMES - Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Là một dự án chung cư cao cấp, có vị trí đắc địa, nhưng đây là lần thứ hai, chủ dự án này đưa ra quyết định giảm giá bán. Trước đó, vào tháng 12.2011 chủ đầu tư dự án này đã quyết định giảm giá bán căn hộ từ 31 -32 triệu đồng/m2 còn 25-26 triệu đồng, giảm khoảng 7 triệu đồng/m2. Lần này tiếp tục giảm thêm 3 triệu đồng/m2 so với giá cũ, đưa giá căn hộ xuống còn 22 - 23 triệu đồng/m2.
Trao đổi với PV Lao Động, đại diện của chủ đầu tư khẳng định, đây không phải là hành động cắt lỗ hay giảm giá bán đổ bán tháo, mà thực sự là sự hỗ trợ của chủ đầu tư với thị trường trong bối cảnh èo uột và thiếu thanh khoản trầm trọng như hiện nay. “Tôi xin khẳng định là chất lượng của chung cư không vì giảm giá sốc mà thay đổi. Hiện dự án đã bán được 90%, thu đến hơn 70% tổng giá trị hợp đồng của khách hàng rồi, nên chúng tôi không bị áp lực phải bán ra bằng mọi giá. Hơn nữa, thay vì ban đầu dự kiến đến quý I/2013 mới bàn giao nhà thì nay chúng tôi cam kết đến 31.12.2012 là bắt đầu tiến hành bàn giao cho khách hàng. Như vậy, việc giảm giá của Cty là hướng tới những người có nhu cầu thực sự về nhà ở nhưng chưa có đủ khả năng. Việc hạ giá là để họ có thể mua được nhà, không phải vì chúng tôi thiếu tiền. Phải khẳng định là Cty vẫn có lãi, có điều “ăn” ít đi thôi, trước ăn 3 đồng, nay chỉ ăn 1-1,5 đồng thôi” - ông này nói.
Còn nhớ, mới đây, ông chủ của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức - cũng đã khẳng định với báo giới như vậy: “Chúng tôi không thiếu tiền”.Theo ông Đức, việc giảm giá với ông Đức chẳng qua là bán cái cũ, để ra lò cái mới, “cảm thấy bán còn có lãi thì bán, tất nhiên tiền lãi không được nhiều”. Khác với chủ đầu tư đất Bắc khá kín tiếng, bầu Đức đã không ngại ngần phân tích: Hoàng Anh - Gia Lai có nhiều lợi thế để giảm giá. Sau khi phân phối lại giá đất, giá xây dựng cộng ra còn lại tiền lãi lớn nên quyết định hạ giá để hỗ trợ khách hàng.Và việc ông tuyên bố sẽ bán căn hộ với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí trên thị trường đã thành sự thực khi 120 căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2, TPHCM) từ 1.350USD (28 triệu đồng) xuống còn 18,1 triệu đồng mỗi mét vuông, giảm 30% so với năm 2009, gây sốc lớn cho các chủ dự án đầu tư cùng khu vực.
Điều đáng chú ý, cả hai ông chủ này đều là những DN cung nguồn cung căn hộ lớn trên thị trường, mỗi năm ngót nghét vài ngàn căn hộ.
Giảm giá là thông minh?
Theo ông Marc Townsend -Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam - thị trường căn hộ sẽ khó hồi phục nhanh. Chu kỳ lạm phát những năm gần đây cho thấy độ trễ từ khi lạm phát và lãi suất giảm xuống còn dưới 10% cho đến khi thị trường căn hộ hồi phục là 6 tháng. Để giải phóng hàng tồn, các chủ đầu tư BĐS đã tỏ rõ động thái thoát nhanh khỏi các dự án và bán càng nhanh càng tốt. “Tôi đánh giá đây là một hành động thông minh”, ông Marc Townsend nhận định.
Bản thân các chủ dự án cũng thừa nhận là đã qua rồi thời các nhà đầu tư thứ cấp thao túng giá thị trường. Canh bạc đầu tư địa ốc của các đối tượng này đã đến hồi thoái trào. Thị trường đã bắt đầu thiết lập một mặt bằng giá mới và thành công cũng bắt đầu đến với những DN biết đón đầu thị trường bằng phân khúc nhà giá rẻ. Nếu như vài tháng trước đây, một vài DN giảm giá nhưng với hình thức khuyến mãi hoặc dùng lãi suất ngân hàng để hấp dẫn khách hàng đã là hiện tượng trên thị trường, thì nay việc nhiều DN phải chấp nhận mặt bằng giá mới và Cty nào chủ động được sẽ tăng được sức bán hơn đang là một thực tế cần học hỏi.
Còn theo GS Đặng Hùng Võ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giao dịch BĐS trầm lắng, việc giảm giá là quy luật tất yếu của thị trường. “Phải thấy đây không phải là tín hiệu xấu, mà là cơ hội cho nhiều bên giải được bài toán khó. Nhiều trường hợp nhà đầu tư thứ cấp cần tiền, chịu thương lượng hạ 10-15% giá trị căn hộ đã giúp các giao dịch dễ dàng hơn. Giảm giá có thể là giải pháp kích thích tăng thanh khoản cho thị trường, người có nhu cầu về nhà ở có cơ hội an cư” - ông Võ nói. Cùng quan điểm với ông Marc Townsend, ông Võ cũng cho rằng, trước đây, thị trường BĐS đầu cơ nhiều, đợt này thì không có đầu cơ nữa, các nhà đầu tư phải bán cho người có nhu cầu thật. Mà muốn bán cho người có nhu cầu thật thì phải giảm giá. “Nhà đầu tư nào khôn thì thời điểm này phải giảm giá” - ông Võ khẳng định một lần nữa.
Có phải vì “ông lớn” thiếu tiền?
Chung cư VP3 Linh Đàm (ảnh) có vị trí tại trung tâm bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích là 5.000m2, với 438 căn hộ cao cấp được khởi công tháng 10.2010, có tổng mức đầu tư 1.000 tỉ đồng, do CTCP sản xuất - xuất nhập khẩu BEMES - Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Là một dự án chung cư cao cấp, có vị trí đắc địa, nhưng đây là lần thứ hai, chủ dự án này đưa ra quyết định giảm giá bán. Trước đó, vào tháng 12.2011 chủ đầu tư dự án này đã quyết định giảm giá bán căn hộ từ 31 -32 triệu đồng/m2 còn 25-26 triệu đồng, giảm khoảng 7 triệu đồng/m2. Lần này tiếp tục giảm thêm 3 triệu đồng/m2 so với giá cũ, đưa giá căn hộ xuống còn 22 - 23 triệu đồng/m2.
Trao đổi với PV Lao Động, đại diện của chủ đầu tư khẳng định, đây không phải là hành động cắt lỗ hay giảm giá bán đổ bán tháo, mà thực sự là sự hỗ trợ của chủ đầu tư với thị trường trong bối cảnh èo uột và thiếu thanh khoản trầm trọng như hiện nay. “Tôi xin khẳng định là chất lượng của chung cư không vì giảm giá sốc mà thay đổi. Hiện dự án đã bán được 90%, thu đến hơn 70% tổng giá trị hợp đồng của khách hàng rồi, nên chúng tôi không bị áp lực phải bán ra bằng mọi giá. Hơn nữa, thay vì ban đầu dự kiến đến quý I/2013 mới bàn giao nhà thì nay chúng tôi cam kết đến 31.12.2012 là bắt đầu tiến hành bàn giao cho khách hàng. Như vậy, việc giảm giá của Cty là hướng tới những người có nhu cầu thực sự về nhà ở nhưng chưa có đủ khả năng. Việc hạ giá là để họ có thể mua được nhà, không phải vì chúng tôi thiếu tiền. Phải khẳng định là Cty vẫn có lãi, có điều “ăn” ít đi thôi, trước ăn 3 đồng, nay chỉ ăn 1-1,5 đồng thôi” - ông này nói.
Còn nhớ, mới đây, ông chủ của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức - cũng đã khẳng định với báo giới như vậy: “Chúng tôi không thiếu tiền”.Theo ông Đức, việc giảm giá với ông Đức chẳng qua là bán cái cũ, để ra lò cái mới, “cảm thấy bán còn có lãi thì bán, tất nhiên tiền lãi không được nhiều”. Khác với chủ đầu tư đất Bắc khá kín tiếng, bầu Đức đã không ngại ngần phân tích: Hoàng Anh - Gia Lai có nhiều lợi thế để giảm giá. Sau khi phân phối lại giá đất, giá xây dựng cộng ra còn lại tiền lãi lớn nên quyết định hạ giá để hỗ trợ khách hàng.Và việc ông tuyên bố sẽ bán căn hộ với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí trên thị trường đã thành sự thực khi 120 căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2, TPHCM) từ 1.350USD (28 triệu đồng) xuống còn 18,1 triệu đồng mỗi mét vuông, giảm 30% so với năm 2009, gây sốc lớn cho các chủ dự án đầu tư cùng khu vực.
Điều đáng chú ý, cả hai ông chủ này đều là những DN cung nguồn cung căn hộ lớn trên thị trường, mỗi năm ngót nghét vài ngàn căn hộ.
Giảm giá là thông minh?
Theo ông Marc Townsend -Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam - thị trường căn hộ sẽ khó hồi phục nhanh. Chu kỳ lạm phát những năm gần đây cho thấy độ trễ từ khi lạm phát và lãi suất giảm xuống còn dưới 10% cho đến khi thị trường căn hộ hồi phục là 6 tháng. Để giải phóng hàng tồn, các chủ đầu tư BĐS đã tỏ rõ động thái thoát nhanh khỏi các dự án và bán càng nhanh càng tốt. “Tôi đánh giá đây là một hành động thông minh”, ông Marc Townsend nhận định.
Bản thân các chủ dự án cũng thừa nhận là đã qua rồi thời các nhà đầu tư thứ cấp thao túng giá thị trường. Canh bạc đầu tư địa ốc của các đối tượng này đã đến hồi thoái trào. Thị trường đã bắt đầu thiết lập một mặt bằng giá mới và thành công cũng bắt đầu đến với những DN biết đón đầu thị trường bằng phân khúc nhà giá rẻ. Nếu như vài tháng trước đây, một vài DN giảm giá nhưng với hình thức khuyến mãi hoặc dùng lãi suất ngân hàng để hấp dẫn khách hàng đã là hiện tượng trên thị trường, thì nay việc nhiều DN phải chấp nhận mặt bằng giá mới và Cty nào chủ động được sẽ tăng được sức bán hơn đang là một thực tế cần học hỏi.
Còn theo GS Đặng Hùng Võ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giao dịch BĐS trầm lắng, việc giảm giá là quy luật tất yếu của thị trường. “Phải thấy đây không phải là tín hiệu xấu, mà là cơ hội cho nhiều bên giải được bài toán khó. Nhiều trường hợp nhà đầu tư thứ cấp cần tiền, chịu thương lượng hạ 10-15% giá trị căn hộ đã giúp các giao dịch dễ dàng hơn. Giảm giá có thể là giải pháp kích thích tăng thanh khoản cho thị trường, người có nhu cầu về nhà ở có cơ hội an cư” - ông Võ nói. Cùng quan điểm với ông Marc Townsend, ông Võ cũng cho rằng, trước đây, thị trường BĐS đầu cơ nhiều, đợt này thì không có đầu cơ nữa, các nhà đầu tư phải bán cho người có nhu cầu thật. Mà muốn bán cho người có nhu cầu thật thì phải giảm giá. “Nhà đầu tư nào khôn thì thời điểm này phải giảm giá” - ông Võ khẳng định một lần nữa.
Theo Lao động