Vốn đầu tư trực tiếp vào nước ngoài tăng cao là yếu tố tích cực cho thị trường bất động sản, nhưng hiệu quả thực sự của nguồn vốn này đến đâu?
Theo báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư trực tiếp vào nước ngoài (FDI) đăng ký vào bất động sản chiếm 45,5% tổng vốn đăng ký mới, tương đương với trên 1,2 tỷ USD.
Theo TS. Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội bất động sản Việt Nam trong những năm vừa qua, vốn FDI vào Việt Nam có mức tăng trưởng cao, nhưng hiệu quả của dòng vốn này lại đang lộ nhiều bất cập.
Cụ thể, nhiều công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không có sẵn một lượng vốn lớn, nên phải gõ cửa các ngân hàng trong nước để vay vốn và thông qua hình thức góp vốn từ các nhà đầu tư trong nước. Điều này đã làm thay đổi bản chất dự án FDI, vì vốn đăng ký là vốn nước ngoài, nhưng khi thực hiện lại huy động vốn trong nước là chủ yếu, gây thêm tình trạng căng thẳng về vốn cho các dự án khác.
Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đăng ký dự án đầu tư lớn, hưởng nhiều cơ chế ưu đãi, nhưng lại chậm triển khai, chậm giải ngân vốn đầu tư, dẫn đến hiệu quả và chất lượng của nhiều dự án FDI chưa cao.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp FDI được các địa phương cấp nhiều diện tích đất, có giá trị cao, nhưng lại không kiểm soát được tình trạng chia lô, bán nền, chuyển nhượng dự án, gây thất thoát lớn về quỹ đất.
Đồng thời, đa số các dự án FDI đều công bố giá bán, giá cho thuê cao, nhưng lại báo cáo kết quả kinh doanh thấp, thậm chí lỗ trong nhiều năm, làm thất thu một lượng tiền lớn từ việc phải nộp thuế của các doanh nghiệp này.
Từ thực tế trên, TS. Châu Thị Thu Nga đề xuất: “Nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân vốn FDI trong lĩnh vực bất động sản để đảm bảo tính công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”.
Theo TS. Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội bất động sản Việt Nam trong những năm vừa qua, vốn FDI vào Việt Nam có mức tăng trưởng cao, nhưng hiệu quả của dòng vốn này lại đang lộ nhiều bất cập.
Cụ thể, nhiều công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không có sẵn một lượng vốn lớn, nên phải gõ cửa các ngân hàng trong nước để vay vốn và thông qua hình thức góp vốn từ các nhà đầu tư trong nước. Điều này đã làm thay đổi bản chất dự án FDI, vì vốn đăng ký là vốn nước ngoài, nhưng khi thực hiện lại huy động vốn trong nước là chủ yếu, gây thêm tình trạng căng thẳng về vốn cho các dự án khác.
Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đăng ký dự án đầu tư lớn, hưởng nhiều cơ chế ưu đãi, nhưng lại chậm triển khai, chậm giải ngân vốn đầu tư, dẫn đến hiệu quả và chất lượng của nhiều dự án FDI chưa cao.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp FDI được các địa phương cấp nhiều diện tích đất, có giá trị cao, nhưng lại không kiểm soát được tình trạng chia lô, bán nền, chuyển nhượng dự án, gây thất thoát lớn về quỹ đất.
Đồng thời, đa số các dự án FDI đều công bố giá bán, giá cho thuê cao, nhưng lại báo cáo kết quả kinh doanh thấp, thậm chí lỗ trong nhiều năm, làm thất thu một lượng tiền lớn từ việc phải nộp thuế của các doanh nghiệp này.
Từ thực tế trên, TS. Châu Thị Thu Nga đề xuất: “Nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân vốn FDI trong lĩnh vực bất động sản để đảm bảo tính công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”.
Theo VTC News