Thời gian gần đây, trên internet xuất hiện những lời mời mua nhà giá rẻ đầy hấp dẫn như các căn chung cư 31 - 57m2 của tòa nhà Phúc Hà, Nam Xa La, Hà Nội hay tòa nhà VP5 ở Linh Đàm, Hà Nội… với giá chỉ từ: 10 - 12 triệu đồng/m2. Liệu đây có phải là cơ hội cho người có nhu cầu nhà ở thực sự hay không?
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo thông tin mà nhân viên môi giới của sàn EZ cung cấp cho khách hàng, các căn hộ diện tích nhỏ của chung cư Nam Xa La được chia từ diện tích văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại ở tầng 2, 3, 4. Vì vậy, giá cả rất hấp dẫn với khách hàng. Giá 10,5 triệu/đồng (bao gồm VAT), diện tích có 5 loại: 31m2, 40m2, 47m2, 50m2, 57m2, nằm từ tầng 2 đến tầng 4. Theo những người môi giới, đây là sàn trung tâm thương mại nhưng thị trường bất động sản đóng băng nên chủ đầu tư chia nhỏ ra để bán. Tuy nhiên, khi khách hàng tỏ ý băn khoăn về tính pháp lý của căn hộ, một nhân viên môi giới khẳng định, nhà được chủ đầu tư xin chuyển đổi từ văn phòng cho thuê sang nhà ở nên có diện tích nhỏ và giá rẻ. Sau khi hoàn thành thủ tục sẽ được giao hóa đơn đỏ và chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển đổi cho khách.
Theo đăng ký ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra thì chung cư này bao gồm 30 tầng nổi và 2 tầng hầm, trong đó tầng 1 - 2 là tầng thương mại và siêu thị, tầng 3 là văn phòng cho thuê. Từ tầng 4 đến tầng 30 mới là căn hộ để ở có diện tích từ 75m2 đến 128m2/căn. Như vậy, các căn hộ 31m2 đến 57m2 được chào bán đúng là được chia nhỏ từ diện tích dành cho trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Trưởng ban chất lượng, Tổng hội xây dựng Việt Nam Trần Chủng cho rằng, việc chia nhỏ diện tích như vậy sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tòa nhà và những người sống trong các căn hộ đó. Do căn hộ bị chia nhỏ nên vừa không an toàn, không đảm bảo kết cấu tòa nhà cũng như không đáp ứng đủ kết cấu hạ tầng cho căn nhà.
Theo quy định của Thông tư số 02 năm 2013 của Bộ Xây dựng, các trường hợp được điều chỉnh cơ cấu căn hộ, chuyển đổi mục đích sử dụng phải có quyết định phê duyệt cho phép của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thế nhưng, khi liên lạc với Trưởng phòng quản lý nhà ở và bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội Vũ Ngọc Đạm thì được biết, Sở đã nhận được 20 hồ sơ xin chuyển đổi và chấp thuận chuyển đổi cho khoảng 10 hồ sơ, nhưng trong số đó không có hồ sơ nào là xin chuyển các tầng 2, 3 dành cho trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê sang thành căn hộ diện tích nhỏ.
Bình luận về những rủi ro pháp lý của người mua những căn hộ này, giáo sư Đặng Hùng Võ - chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản - cho biết: khi ký hợp đồng mua bán, nếu người mua không xem xét kỹ thì rất có thể sẽ không làm được giấy tờ chứng nhận sở hữu đối với chính căn nhà của mình. Trong trường hợp đó, mọi thiệt thòi người mua sẽ phải chịu khi không chứng minh được những gian lận thông tin của chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản.
Cùng với các căn hộ ở chung cư Nam Xa La, thị trường Hà Nội cũng đang sôi động với căn hộ chung cư VP5 Linh Đàm, một dự án đang bị đình chỉ thi công nhưng vẫn được mở bán rầm rộ. Hầu hết người dân tìm tới giao dịch trong những ngày đầu doanh nghiệp mở bán căn hộ đều không thể mua được giá gốc. Những người muốn mua đều phải thông qua “cò” với mức chênh lệch 100 - 280 triệu đồng/căn. Một số cò thì được biết giá chủ đầu tư đưa ra nhằm “giúp” khách hàng có thể tiếp cận vay vốn lãi suất thấp ở gói 30.000 tỷ đồng mà Chính phủ mới tung ra. Và chỉ những người thân quen với chủ đầu tư mới có cơ hội mua giá gốc 14 - 15,5 triệu đồng/m2.
Theo đăng ký ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra thì chung cư này bao gồm 30 tầng nổi và 2 tầng hầm, trong đó tầng 1 - 2 là tầng thương mại và siêu thị, tầng 3 là văn phòng cho thuê. Từ tầng 4 đến tầng 30 mới là căn hộ để ở có diện tích từ 75m2 đến 128m2/căn. Như vậy, các căn hộ 31m2 đến 57m2 được chào bán đúng là được chia nhỏ từ diện tích dành cho trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Trưởng ban chất lượng, Tổng hội xây dựng Việt Nam Trần Chủng cho rằng, việc chia nhỏ diện tích như vậy sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tòa nhà và những người sống trong các căn hộ đó. Do căn hộ bị chia nhỏ nên vừa không an toàn, không đảm bảo kết cấu tòa nhà cũng như không đáp ứng đủ kết cấu hạ tầng cho căn nhà.
Theo quy định của Thông tư số 02 năm 2013 của Bộ Xây dựng, các trường hợp được điều chỉnh cơ cấu căn hộ, chuyển đổi mục đích sử dụng phải có quyết định phê duyệt cho phép của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thế nhưng, khi liên lạc với Trưởng phòng quản lý nhà ở và bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội Vũ Ngọc Đạm thì được biết, Sở đã nhận được 20 hồ sơ xin chuyển đổi và chấp thuận chuyển đổi cho khoảng 10 hồ sơ, nhưng trong số đó không có hồ sơ nào là xin chuyển các tầng 2, 3 dành cho trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê sang thành căn hộ diện tích nhỏ.
Bình luận về những rủi ro pháp lý của người mua những căn hộ này, giáo sư Đặng Hùng Võ - chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản - cho biết: khi ký hợp đồng mua bán, nếu người mua không xem xét kỹ thì rất có thể sẽ không làm được giấy tờ chứng nhận sở hữu đối với chính căn nhà của mình. Trong trường hợp đó, mọi thiệt thòi người mua sẽ phải chịu khi không chứng minh được những gian lận thông tin của chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản.
Cùng với các căn hộ ở chung cư Nam Xa La, thị trường Hà Nội cũng đang sôi động với căn hộ chung cư VP5 Linh Đàm, một dự án đang bị đình chỉ thi công nhưng vẫn được mở bán rầm rộ. Hầu hết người dân tìm tới giao dịch trong những ngày đầu doanh nghiệp mở bán căn hộ đều không thể mua được giá gốc. Những người muốn mua đều phải thông qua “cò” với mức chênh lệch 100 - 280 triệu đồng/căn. Một số cò thì được biết giá chủ đầu tư đưa ra nhằm “giúp” khách hàng có thể tiếp cận vay vốn lãi suất thấp ở gói 30.000 tỷ đồng mà Chính phủ mới tung ra. Và chỉ những người thân quen với chủ đầu tư mới có cơ hội mua giá gốc 14 - 15,5 triệu đồng/m2.
Theo Đại biểu nhân dân