Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về nhà ở với các Bộ, ngành và đại diện 5 ngân hàng ngày 9/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tập trung tháo gỡ cho hai thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Đưa chương trình phát triển nhà ở xã hội gắn với giải quyết khó khăn cho thị trường BĐS theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ, các chuyên gia cho rằng, đây là thành công kép, vì người thu nhập thấp có nhà, còn thị trường BĐS cũng bớt dần khó khăn.
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số 27.000 căn hộ tồn kho thì Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 21.000 căn hộ. Hiện hai thành phố đã có 45 dự án đăng ký chuyển đổi từ dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội và đã có 11 dự án được khởi công. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ hộ gia đình vay ưu đãi mua nhà được ngân hàng chấp thuận còn quá ít.
Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Những vướng mắc hiện nay nằm ở cơ chế pháp lý cho vay theo các các quy định trong hợp đồng lại thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước”.
Người mua nhà ở xã hội đang gặp khó khăn trong việc xin chữ ký xác nhận là có hay chưa có nhà ở tại nơi đăng ký hộ khẩu. Giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra là, chỉ xác nhận tại nơi đăng ký hộ khẩu, nếu sống ở địa phương khác thì người mua nhà phải tự chịu trách nhiệm nếu khai sai. Bên cạnh đó, thời gian được bán nhà sẽ rút từ 10 năm xuống còn 5 năm.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu: “Các địa phương, Bộ ngành và các chủ đầu tư phải làm trực tiếp vài dự án trước, sau đó rút kinh nghiệm để từ đó có khung giải quyết tháo gỡ cho tất cả các dự án. Sau ngày 9/8, các địa phương phải lên kế hoạch từng tháng sẽ giải quyết được bao nhiêu”.
Ở nước ngoài, việc xây nhà ở xã hội dựa hoàn toàn vào nguồn ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ người dân một phần bởi ngân sách còn hạn chế. Vị trí đền bù mặt bằng lại không giống nhau, do đó giá bán nhà ở xã hội giữa các dự án cũng sẽ khác nhau. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người thu nhập nhấp chỉ là một trong số 8 đối tượng được mua nhà ở xã hội, vì thế, Bộ ngành, địa phương cần sớm giải quyết những vướng mắc để người dân tiếp cận nhà ở xã hội thuận lợi nhất.
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số 27.000 căn hộ tồn kho thì Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 21.000 căn hộ. Hiện hai thành phố đã có 45 dự án đăng ký chuyển đổi từ dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội và đã có 11 dự án được khởi công. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ hộ gia đình vay ưu đãi mua nhà được ngân hàng chấp thuận còn quá ít.
Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Những vướng mắc hiện nay nằm ở cơ chế pháp lý cho vay theo các các quy định trong hợp đồng lại thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước”.
Ảnh minh họa
Người mua nhà ở xã hội đang gặp khó khăn trong việc xin chữ ký xác nhận là có hay chưa có nhà ở tại nơi đăng ký hộ khẩu. Giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra là, chỉ xác nhận tại nơi đăng ký hộ khẩu, nếu sống ở địa phương khác thì người mua nhà phải tự chịu trách nhiệm nếu khai sai. Bên cạnh đó, thời gian được bán nhà sẽ rút từ 10 năm xuống còn 5 năm.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu: “Các địa phương, Bộ ngành và các chủ đầu tư phải làm trực tiếp vài dự án trước, sau đó rút kinh nghiệm để từ đó có khung giải quyết tháo gỡ cho tất cả các dự án. Sau ngày 9/8, các địa phương phải lên kế hoạch từng tháng sẽ giải quyết được bao nhiêu”.
Ở nước ngoài, việc xây nhà ở xã hội dựa hoàn toàn vào nguồn ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ người dân một phần bởi ngân sách còn hạn chế. Vị trí đền bù mặt bằng lại không giống nhau, do đó giá bán nhà ở xã hội giữa các dự án cũng sẽ khác nhau. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người thu nhập nhấp chỉ là một trong số 8 đối tượng được mua nhà ở xã hội, vì thế, Bộ ngành, địa phương cần sớm giải quyết những vướng mắc để người dân tiếp cận nhà ở xã hội thuận lợi nhất.
Theo VTV News