Đó là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức sáng 22-2, tại thành phố Ninh Bình.
Dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển, đại biểu đại diện lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh của 10 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Yên Bái.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh: “Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý đất đai đã có những chuyển biến tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện vẫn còn hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp, trong đó điều kiện về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chiếm đa số”.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, để giải quyết những vướng mắc, bất cập và bức xúc trong công tác qản lý, sử dụng đất đai nói chung, trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói riêng, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể ngay trong Luật các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; trong đó có các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia..; quy định cơ chế Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tạo quỹ đất “sạch” để giao, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử đất, phát huy nguồn lực đất đai; quy định cơ chế xử lý việc thu hồi đất do vi phạm quy định về chậm tiến độ sử dụng đất; trường hợp thu hồi đất do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và không được thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại. Dự thảo Luật cũng quy định rõ các nguyên tắc bồi thường; các khoản được bồi thường như bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất cụ thể cho từng loại đất, từng đối tượng sử dụng đất; quy định cụ thể hình thức bồi thường đất; quy định về xử lý chênh lệch về giá đất khi việc triển khai dự án chậm, kéo dài; quy định cụ thể việc lập và thực hiện dự án tái định cư; bố trí tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đặc biệt…
Tại Hội thảo, đa số đại biểu thống nhất cho rằng, thu hồi đất là một trong những biện pháp quan trọng để Nhà nước chủ động trong việc phân bố và phân phối lại tài nguyên đất đai quốc gia. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất. Dù vậy, chính sách hiện hành về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn còn một số bất cập. Với quy định của Luật Đất đai năm 2003 (chỉ có 02 điều) thì chưa thể xử lý hết được các quan hệ hành chính, kinh tế, xã hội về vấn đề này; trong khi các quy định của Nghị định hướng dẫn thì không thể vượt khung của Luật. Lợi ích của Nhà nước và một bộ phận người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng. Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của hiện trạng trên được nhiều đại biểu chỉ ra là do việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm, còn thiếu kiên quyết; giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá thị trường; việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi; nhiều địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng chất lượng chưa bảo đảm yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”…
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; cơ chế để Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo quỹ đất và khai thác nguồn lực từ đất đai; trình tự, thủ tục thu hồi đất; sự tham gia của người dân trong quy trình thu hồi đất; cưỡng chế thu hồi đất; những trường hợp không được bồi thường về đất; giá đất bồi thường; vấn đề hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…
Hội thảo kết thúc vào chiều nay (22-2).
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh: “Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý đất đai đã có những chuyển biến tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện vẫn còn hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp, trong đó điều kiện về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chiếm đa số”.
Thứ trưởng BộTN&MT Nguyễn Mạnh Hiển phát biểu tại Hội thảo.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, để giải quyết những vướng mắc, bất cập và bức xúc trong công tác qản lý, sử dụng đất đai nói chung, trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói riêng, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể ngay trong Luật các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; trong đó có các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia..; quy định cơ chế Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tạo quỹ đất “sạch” để giao, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử đất, phát huy nguồn lực đất đai; quy định cơ chế xử lý việc thu hồi đất do vi phạm quy định về chậm tiến độ sử dụng đất; trường hợp thu hồi đất do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và không được thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại. Dự thảo Luật cũng quy định rõ các nguyên tắc bồi thường; các khoản được bồi thường như bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất cụ thể cho từng loại đất, từng đối tượng sử dụng đất; quy định cụ thể hình thức bồi thường đất; quy định về xử lý chênh lệch về giá đất khi việc triển khai dự án chậm, kéo dài; quy định cụ thể việc lập và thực hiện dự án tái định cư; bố trí tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đặc biệt…
Toàn cảnh Hội thảo diễn ra sáng nay tại thành phố Ninh Bình.
Tại Hội thảo, đa số đại biểu thống nhất cho rằng, thu hồi đất là một trong những biện pháp quan trọng để Nhà nước chủ động trong việc phân bố và phân phối lại tài nguyên đất đai quốc gia. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất. Dù vậy, chính sách hiện hành về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn còn một số bất cập. Với quy định của Luật Đất đai năm 2003 (chỉ có 02 điều) thì chưa thể xử lý hết được các quan hệ hành chính, kinh tế, xã hội về vấn đề này; trong khi các quy định của Nghị định hướng dẫn thì không thể vượt khung của Luật. Lợi ích của Nhà nước và một bộ phận người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng. Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của hiện trạng trên được nhiều đại biểu chỉ ra là do việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm, còn thiếu kiên quyết; giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá thị trường; việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi; nhiều địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng chất lượng chưa bảo đảm yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”…
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; cơ chế để Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo quỹ đất và khai thác nguồn lực từ đất đai; trình tự, thủ tục thu hồi đất; sự tham gia của người dân trong quy trình thu hồi đất; cưỡng chế thu hồi đất; những trường hợp không được bồi thường về đất; giá đất bồi thường; vấn đề hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…
Hội thảo kết thúc vào chiều nay (22-2).
Theo QĐND Online