Sở Tư pháp không thông qua dự thảo về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K) vì cho rằng không có cơ sở pháp lý.
“TP xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 28/2012 về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K) cho diện tích ngoài hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân” - Sở Tài chính đề xuất tại tờ trình ngày 20-3 sau khi tổng hợp các góp ý cho dự thảo.
Quận, huyện đề nghị tối đa hai lần
Theo tờ trình, chỉ có sáu quận, huyện đồng ý với nội dung dự thảo sửa đổi Quyết định 28. Nhiều quận, huyện tiếp tục đề nghị hạ hệ số xuống thấp hơn nữa. Chẳng hạn, quận 12, Gò Vấp và huyện Hóc Môn đề nghị áp dụng chỉ nộp tiền sử dụng đất hai lần bảng giá đất cho toàn bộ diện tích đất vượt hạn mức khi công nhận lẫn chuyển mục đích sử dụng đất. Quận Tân Phú kiến nghị trường hợp chuyển mục đích vượt hạn mức thì nộp hai lần, còn công nhận chỉ nộp 1,5 lần bảng giá đất. “Người dân do hoàn cảnh khó khăn chưa nộp được tiền sử dụng đất, nay có điều kiện và nhu cầu hợp thức hóa lại bị vướng về hệ số điều chỉnh thì họ lại tiếp tục không có khả năng thực hiện” - quận này cho biết.
Tuy nhiên, các đề xuất giảm hệ số K như trên đều bị Sở Tài chính bác với lý do các quận này không nêu được cơ sở pháp lý, chưa có số liệu chứng minh. Ngoài ra, việc giảm tiền sử dụng đất cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng xuống còn hai lần sẽ “không kiểm soát được tình trạng phân lô hộ lẻ của một số đối tượng đầu cơ đất đai để chuyển nhượng, gây gánh nặng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho TP”.
Làm thủ tục đóng thuế nhà đất tại Chi Cục thuế quận 5,TP.HCM
Chỉ mình TP.HCM bị vướng
Tại Hà Nội, nơi mà giá đất thị trường còn cao hơn TP.HCM, hệ số K năm 2013 theo Quyết định 35/2012 của TP này chỉ tối đa là 1,8 lần bảng giá đất. Hệ số trên áp dụng cho bốn quận nội thành cũ là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình (các quận tương tự ở TP.HCM phải nộp 4,5 lần), các quận, huyện còn lại dao động từ 1,1 đến 1,5 lần bảng giá đất.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao TP.HCM lâu nay cứ loay hoay với hệ số K và các hệ số này cao ngất ngưởng như vậy? Có ý kiến cho rằng TP muốn hệ số này cao để người dân phải nộp tiền nhiều. Sự thật không hẳn như vậy. Tại cuộc họp góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do HĐND TP tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín rất băn khoăn về việc người dân phải nộp tiền sử dụng đất quá cao khi chuyển mục đích sử dụng đất ở. Quan điểm của ông Tín là hạ thấp tối đa để tạo điều kiện cho người dân. Thế nhưng hệ số K của TP vẫn rất cao bởi vấp phải yếu tố pháp lý.
Theo kết quả khảo sát do Sở Tài chính phối hợp cùng các sở, ngành khác thực hiện, giá đất ở tại bảng giá đất chênh lệch rất lớn so với giá thị trường, có nơi tới 7-8 lần. Chấp hành theo Thông tư 93/2011 của Bộ Tài chính, hệ số K của TP sẽ phải là 7-8 lần và đó là lý do Sở Tài chính bác các đề xuất của quận, huyện. Nhưng cũng chính vì điều này mà Sở Tư pháp không thể thông qua dự thảo vì cho rằng không có cơ sở pháp lý (hai giá đất chênh nhau một đằng nhưng hệ số điều chỉnh một nẻo). Do đó, phương án “hỏi Thủ tướng Chính phủ” có khả năng rất cao được UBND TP chọn.
Quận, huyện đề nghị tối đa hai lần
Theo tờ trình, chỉ có sáu quận, huyện đồng ý với nội dung dự thảo sửa đổi Quyết định 28. Nhiều quận, huyện tiếp tục đề nghị hạ hệ số xuống thấp hơn nữa. Chẳng hạn, quận 12, Gò Vấp và huyện Hóc Môn đề nghị áp dụng chỉ nộp tiền sử dụng đất hai lần bảng giá đất cho toàn bộ diện tích đất vượt hạn mức khi công nhận lẫn chuyển mục đích sử dụng đất. Quận Tân Phú kiến nghị trường hợp chuyển mục đích vượt hạn mức thì nộp hai lần, còn công nhận chỉ nộp 1,5 lần bảng giá đất. “Người dân do hoàn cảnh khó khăn chưa nộp được tiền sử dụng đất, nay có điều kiện và nhu cầu hợp thức hóa lại bị vướng về hệ số điều chỉnh thì họ lại tiếp tục không có khả năng thực hiện” - quận này cho biết.
Tuy nhiên, các đề xuất giảm hệ số K như trên đều bị Sở Tài chính bác với lý do các quận này không nêu được cơ sở pháp lý, chưa có số liệu chứng minh. Ngoài ra, việc giảm tiền sử dụng đất cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng xuống còn hai lần sẽ “không kiểm soát được tình trạng phân lô hộ lẻ của một số đối tượng đầu cơ đất đai để chuyển nhượng, gây gánh nặng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho TP”.
Làm thủ tục đóng thuế nhà đất tại Chi Cục thuế quận 5,TP.HCM
Chỉ mình TP.HCM bị vướng
Tại Hà Nội, nơi mà giá đất thị trường còn cao hơn TP.HCM, hệ số K năm 2013 theo Quyết định 35/2012 của TP này chỉ tối đa là 1,8 lần bảng giá đất. Hệ số trên áp dụng cho bốn quận nội thành cũ là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình (các quận tương tự ở TP.HCM phải nộp 4,5 lần), các quận, huyện còn lại dao động từ 1,1 đến 1,5 lần bảng giá đất.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao TP.HCM lâu nay cứ loay hoay với hệ số K và các hệ số này cao ngất ngưởng như vậy? Có ý kiến cho rằng TP muốn hệ số này cao để người dân phải nộp tiền nhiều. Sự thật không hẳn như vậy. Tại cuộc họp góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do HĐND TP tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín rất băn khoăn về việc người dân phải nộp tiền sử dụng đất quá cao khi chuyển mục đích sử dụng đất ở. Quan điểm của ông Tín là hạ thấp tối đa để tạo điều kiện cho người dân. Thế nhưng hệ số K của TP vẫn rất cao bởi vấp phải yếu tố pháp lý.
Theo kết quả khảo sát do Sở Tài chính phối hợp cùng các sở, ngành khác thực hiện, giá đất ở tại bảng giá đất chênh lệch rất lớn so với giá thị trường, có nơi tới 7-8 lần. Chấp hành theo Thông tư 93/2011 của Bộ Tài chính, hệ số K của TP sẽ phải là 7-8 lần và đó là lý do Sở Tài chính bác các đề xuất của quận, huyện. Nhưng cũng chính vì điều này mà Sở Tư pháp không thể thông qua dự thảo vì cho rằng không có cơ sở pháp lý (hai giá đất chênh nhau một đằng nhưng hệ số điều chỉnh một nẻo). Do đó, phương án “hỏi Thủ tướng Chính phủ” có khả năng rất cao được UBND TP chọn.
Đề xuất của Sở Tài chính tại tờ trình - Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất (hay gọi là hợp thức hóa): Toàn bộ diện tích đất ngoài hạn mức đất ở đều nộp tiền sử dụng đất theo hệ số hai lần bảng giá đất do TP ban hành công bố hằng năm, tức K bằng 2. - Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: Phần vượt hạn mức được chia tiếp thành hai phần. Với phần vượt hạn mức nhưng không quá một lần hạn mức đất ở thì nộp tiền sử dụng đất bằng gấp hai lần bảng giá đất (như trường hợp công nhận). Phần diện tích đất vượt trên mức này nữa thì nộp từ 3,5 đến 4,5 lần bảng giá đất tùy theo khu vực. |
Theo Pháp luật TP