"Chỉ có tăng cường đấu thầu cạnh tranh theo hướng minh bạch và công bằng, thì mới vừa giúp Nhà nước ngăn chặn tình trạng thất thoát ngân sách, vừa đảm bảo chất lượng cho dự án". Đây là nhiều ý kiến tham gia thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) chiều 6/6.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận tại tổ.Ảnh: TTXVN
Cần hạn chế tối đa chỉ định thầu
Đại biểu (ĐB) Huỳnh Thành Đạt (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, hiện có tới 75% gói thầu, với 45% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước triển khai theo kiểu chỉ định thầu. Chỉ định thầu tràn lan dẫn đến hiện tượng "đi đêm", làm cho việc triển khai dự án kém hiệu quả. Dự thảo Luật lần này quy định chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp như: sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa; sự cố cần khắc phục ngay; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia; gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu mà chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu...
Thế nào là trường hợp khẩn cấp, cấp bách? "Đây là khái niệm chung chung, không cụ thể và không rõ ràng" - ĐB Huỳnh Thành Đạt chia sẻ. Luật lần này có tới 10 loại được chỉ định thầu. Trong các hình thức đấu thầu, có dự án giải phóng mặt bằng giao cho địa phương thường chậm, không đảm bảo tiến độ. Về điểm này, ĐB Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, để khắc phục các nhà thầu được chỉ định không đủ năng lực thực hiện cần bổ sung thêm quy định "đối với những gói thầu được chỉ định thầu, nếu nhà thầu thi công chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án thì cho phép người có thẩm quyền quyết định chỉ định nhà thầu khác vào thực hiện một phần khối lượng để đẩy nhanh tiến độ dự án".
Một hạn chế trong quá trình đấu thầu hiện nay chính là tình trạng thiếu tính cạnh tranh, công bằng, dễ bị lợi ích nhóm chi phối và dễ dẫn đến tham nhũng". Nhiều nơi còn có tình trạng dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu khiến cho việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức. Nhiều ĐB đồng tình dự luật lần này bổ sung hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng. Hình thức đấu thầu, mua sắm qua mạng sẽ giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất. Đây là thời điểm để pháp lý hóa quy định đấu thầu qua mạng, mở rộng phạm vi áp dụng cũng như thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công.
Băn khoăn xác định quy mô vốn Nhà nước
Đối với các hoạt động đấu thầu, một số ý kiến tán thành với tiêu chí xác định các dự án cho mục tiêu đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước nhưng đề nghị có quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu trong trường hợp các dự án cho mục tiêu đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên. Có ý kiến lại đề nghị không quy định tiêu chí xác định quy mô vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước theo mức tuyệt đối bằng tiền vì không bảo đảm được tính ổn định của Luật, quy định này sẽ lạc hậu sau một thời gian ngắn.
Về vấn đề phân cấp trong đấu thầu, dự thảo luật lần này quy định phân cấp mạnh nhưng theo các ĐB, phải gắn với trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư và trách nhiệm của người có thẩm quyền. Song song với đó cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền cũng như ý thức thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm tính nghiêm túc, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Đại biểu (ĐB) Huỳnh Thành Đạt (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, hiện có tới 75% gói thầu, với 45% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước triển khai theo kiểu chỉ định thầu. Chỉ định thầu tràn lan dẫn đến hiện tượng "đi đêm", làm cho việc triển khai dự án kém hiệu quả. Dự thảo Luật lần này quy định chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp như: sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa; sự cố cần khắc phục ngay; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia; gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu mà chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu...
Thế nào là trường hợp khẩn cấp, cấp bách? "Đây là khái niệm chung chung, không cụ thể và không rõ ràng" - ĐB Huỳnh Thành Đạt chia sẻ. Luật lần này có tới 10 loại được chỉ định thầu. Trong các hình thức đấu thầu, có dự án giải phóng mặt bằng giao cho địa phương thường chậm, không đảm bảo tiến độ. Về điểm này, ĐB Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, để khắc phục các nhà thầu được chỉ định không đủ năng lực thực hiện cần bổ sung thêm quy định "đối với những gói thầu được chỉ định thầu, nếu nhà thầu thi công chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án thì cho phép người có thẩm quyền quyết định chỉ định nhà thầu khác vào thực hiện một phần khối lượng để đẩy nhanh tiến độ dự án".
Một hạn chế trong quá trình đấu thầu hiện nay chính là tình trạng thiếu tính cạnh tranh, công bằng, dễ bị lợi ích nhóm chi phối và dễ dẫn đến tham nhũng". Nhiều nơi còn có tình trạng dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu khiến cho việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức. Nhiều ĐB đồng tình dự luật lần này bổ sung hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng. Hình thức đấu thầu, mua sắm qua mạng sẽ giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất. Đây là thời điểm để pháp lý hóa quy định đấu thầu qua mạng, mở rộng phạm vi áp dụng cũng như thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công.
Băn khoăn xác định quy mô vốn Nhà nước
Đối với các hoạt động đấu thầu, một số ý kiến tán thành với tiêu chí xác định các dự án cho mục tiêu đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước nhưng đề nghị có quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu trong trường hợp các dự án cho mục tiêu đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên. Có ý kiến lại đề nghị không quy định tiêu chí xác định quy mô vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước theo mức tuyệt đối bằng tiền vì không bảo đảm được tính ổn định của Luật, quy định này sẽ lạc hậu sau một thời gian ngắn.
Về vấn đề phân cấp trong đấu thầu, dự thảo luật lần này quy định phân cấp mạnh nhưng theo các ĐB, phải gắn với trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư và trách nhiệm của người có thẩm quyền. Song song với đó cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền cũng như ý thức thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm tính nghiêm túc, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Chiều 6/6, các ĐB Quốc hội thảo luận tại tổ Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Theo ĐB Phạm Quang Nghị (đoàn Hà Nội), "những chế tài để tiết kiệm, chống lãng phí tài sản, công quỹ Nhà nước là hết sức quan trọng, trong đó, Luật cần nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền để tiếp cận dần thực tiễn và có hiệu ứng hơn. Ngoài ra, Luật cần quy định rõ tính ràng buộc, chế tài cụ thể với những người gây ra phải có xử lý nghiêm, nếu không xử lý như tham nhũng thì cũng phải là biện pháp răn đe". |
Theo KTĐT