Nhấn mạnh Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ TN và MT) xây dựng không đáp ứng được yêu cầu “sửa đổi toàn diện Luật Đất đai 2003” của Hội nghị Trung ương 5, ông Phạm Sỹ Liêm đề nghị Quốc hội cần lập và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đất đai, làm việc trong 6 tháng để đưa ra một Dự thảo mới.
“Cố gắng thêm quyền hạn cho Bộ TNMT”
“Dự thảo chỉ sửa đổi loanh quanh, chưa có đột phá, có chăng cũng chỉ là cố gắng quy định thêm nhiều quyền hạn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một cách không cần thiết” - ông Phạm Sỹ Liêm tỏ ra bức xúc khi phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Luật Đất đai vừa được VCCI phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội. “Ban soạn thảo tỏ ra không đủ kiến thức về mối quan hệ giữa đất đai với đô thị hóa, với phát triển và quản lý đô thị. Tuy Tờ trình Dự thảo nói đã tổ chức khảo sát nghiên cứu, biên dịch tài liệu liên quan đến quản lý đất đai của một số nước trong và ngoài khu vực nhưng tôi hoài nghi năng lực tiếp thu kinh nghiệm quốc tế của Ban soạn thảo. Dự thảo này không có đột phá nào so với Luật Đất đai 2003, thậm chí còn giữ nguyên những hạn chế của nó” - ông Liêm gay gắt.
Đồng quan điểm với ông Phạm Sỹ Liêm, luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng đưa ra những nhận định tương đối khắt khe về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Từ trước đến nay, các nguyên tắc, mục đích, quan điểm xây dựng luật xem ra đều hay, đều đúng, kiểu như bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, định giá bồi thường theo giá thị trường... Vậy tại sao Luật lại đoản thọ? Tại sao đa số khiếu kiện đều xoay quanh Luật Đất đai? Lần sửa đổi Luật Đất đai lần này, chưa thấy gì đảm bảo cho Luật này “sống lâu hơn so với ông, bà cha, mẹ nó vốn trung bình cũng chỉ vài năm đã phải bỏ đi làm lại hoặc sửa đổi bổ sung (1987, 1993, 1998, 2991, 2009).
Cần nguyên tắc “giá công bằng”
Một trong những vấn đề dành được sự quan tâm của đa phần đại biểu có mặt tại Hội thảo là việc thu hồi đất, giá bồi thường đất. Ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật VFAM Việt Nam cho rằng: “Luật Đất đai hiện hành còn có quá nhiều kẽ hở trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Vấn đề là Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện nay lại chưa giải quyết được vấn đề này. Ông Tiền dẫn ví dụ về quy định tại Điều 15 Dự thảo “Nhà nước quyết định thu đồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”.
Ông Tiền cho rằng, quy định này là mâu thuẫn với Luật Dân sự và Hiến pháp năm 1992. Việc thu hồi đất bằng quyết định hành chính như Luật Đất đai 2003 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là một “hình thức kỷ luật” nghiêm khắc và vô lý nếu người dân bị thu hồi đất mà không hề vi phạm pháp luật”. Ông Tiền cũng khẳng định phải “bịt” được những kẽ hở tạo ra những “liên minh trong bóng tối” giữa một số công chức, quan chức thoái hóa, biến chất với một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để tham nhũng, chia nhau phần địa tô chênh lệch; giải quyết tình trạng đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên lý thuyết nhưng thực tế có tình trạng thuộc sở hữu của một nhóm lợi ích.
Cũng như vậy, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, quy định như Dự thảo Luật thì “mục đích phát triển KT-XH đã vượt quá quy định của Hiến pháp và chính điều này đã tạo điều kiện cho lạm quyền và tham nhũng.
Về giá bồi thường đất, ông Liêm khẳng định không nên quy định nguyên tắc phù hợp với giá thị trường vì giá thị trường là giá thỏa thuận cho từng khoảnh đất tại địa điểm xác định vào thời điểm xác định trong khi giá bồi thường áp dụng cho một khu vực trong một khoảng thời gia. Vì vậy, “nên thay thế nguyên tắc này bằng nguyên tắc “giá công bằng”, tức là giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại”.
“Dự thảo chỉ sửa đổi loanh quanh, chưa có đột phá, có chăng cũng chỉ là cố gắng quy định thêm nhiều quyền hạn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một cách không cần thiết” - ông Phạm Sỹ Liêm tỏ ra bức xúc khi phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Luật Đất đai vừa được VCCI phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội. “Ban soạn thảo tỏ ra không đủ kiến thức về mối quan hệ giữa đất đai với đô thị hóa, với phát triển và quản lý đô thị. Tuy Tờ trình Dự thảo nói đã tổ chức khảo sát nghiên cứu, biên dịch tài liệu liên quan đến quản lý đất đai của một số nước trong và ngoài khu vực nhưng tôi hoài nghi năng lực tiếp thu kinh nghiệm quốc tế của Ban soạn thảo. Dự thảo này không có đột phá nào so với Luật Đất đai 2003, thậm chí còn giữ nguyên những hạn chế của nó” - ông Liêm gay gắt.
Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.
Đồng quan điểm với ông Phạm Sỹ Liêm, luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng đưa ra những nhận định tương đối khắt khe về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Từ trước đến nay, các nguyên tắc, mục đích, quan điểm xây dựng luật xem ra đều hay, đều đúng, kiểu như bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, định giá bồi thường theo giá thị trường... Vậy tại sao Luật lại đoản thọ? Tại sao đa số khiếu kiện đều xoay quanh Luật Đất đai? Lần sửa đổi Luật Đất đai lần này, chưa thấy gì đảm bảo cho Luật này “sống lâu hơn so với ông, bà cha, mẹ nó vốn trung bình cũng chỉ vài năm đã phải bỏ đi làm lại hoặc sửa đổi bổ sung (1987, 1993, 1998, 2991, 2009).
Cần nguyên tắc “giá công bằng”
Một trong những vấn đề dành được sự quan tâm của đa phần đại biểu có mặt tại Hội thảo là việc thu hồi đất, giá bồi thường đất. Ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật VFAM Việt Nam cho rằng: “Luật Đất đai hiện hành còn có quá nhiều kẽ hở trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Vấn đề là Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện nay lại chưa giải quyết được vấn đề này. Ông Tiền dẫn ví dụ về quy định tại Điều 15 Dự thảo “Nhà nước quyết định thu đồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”.
Ông Tiền cho rằng, quy định này là mâu thuẫn với Luật Dân sự và Hiến pháp năm 1992. Việc thu hồi đất bằng quyết định hành chính như Luật Đất đai 2003 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là một “hình thức kỷ luật” nghiêm khắc và vô lý nếu người dân bị thu hồi đất mà không hề vi phạm pháp luật”. Ông Tiền cũng khẳng định phải “bịt” được những kẽ hở tạo ra những “liên minh trong bóng tối” giữa một số công chức, quan chức thoái hóa, biến chất với một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để tham nhũng, chia nhau phần địa tô chênh lệch; giải quyết tình trạng đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên lý thuyết nhưng thực tế có tình trạng thuộc sở hữu của một nhóm lợi ích.
Cũng như vậy, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, quy định như Dự thảo Luật thì “mục đích phát triển KT-XH đã vượt quá quy định của Hiến pháp và chính điều này đã tạo điều kiện cho lạm quyền và tham nhũng.
Về giá bồi thường đất, ông Liêm khẳng định không nên quy định nguyên tắc phù hợp với giá thị trường vì giá thị trường là giá thỏa thuận cho từng khoảnh đất tại địa điểm xác định vào thời điểm xác định trong khi giá bồi thường áp dụng cho một khu vực trong một khoảng thời gia. Vì vậy, “nên thay thế nguyên tắc này bằng nguyên tắc “giá công bằng”, tức là giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại”.
Theo GTVT