2 điểm sáng trên thị trường BĐS là chung cư bình dân và đất nền đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn những người có nhu cầu mua nhà thực. Thậm chí nhiều người đã hy vọng sẽ có những làn sóng đầu tư mạnh mẽ trên thị trường trong thời gian sắp tới.
Nhiều giao dịch hơn
Con số hơn 20 dự án căn hộ mở bán kể từ đầu năm 2014 cho thấy chiều hướng phát triển lạc quan trên thị trường BĐS. Một số dự án trong đó cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ thị trường như Thăng Long Number One, Resco Cổ Nhuế, Hoàng Liệt, Star City Lê Văn Lương, Mullberry Lane, Thăng Long Victory… khi số căn hộ giao dịch thành công sau mỗi đợt mở bán đều tăng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, nhiều dự án cũng đã được chủ đầu tư điều chỉnh tăng giá bán như Golden West tăng 7%, Hòa Bình Green City tăng thêm 10%. Đặc biệt, tại một số dự án có tiến độ tốt, sắp hoàn thành đã xuất hiện trở lại việc mua đi bán lại với lượng tiền chênh khá cao. Theo các chuyên gia BĐS, đây là tín hiệu rõ ràng nhất trong việc cho thấy nhiều nhà đầu tư đã đánh giá được sự hấp dẫn trên thị trường BĐS và đã sẵn sàng để trở lại.
Đối với đất nền, phân khúc được đánh giá còn nóng hơn cả căn hộ chung cư, việc hàng loạt dự án giá rẻ mở bán như An Sào hay Đại Thanh ngay sau khi Bộ Xây dựng cho phép phân lô bán nền trở lại đã khiến phân khúc này trở nên hấp dẫn và sôi động hơn trước.
Tín hiệu này khiến nhà đầu tư kỳ vọng nhiều dự án khác như Nam An Khánh, Bắc An Khánh, An Hưng… sớm hồi sinh. Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Liên minh Sàn giao dịch BĐS G5, việc một số dự án tăng giá và lượng giao dịch tăng lên là có thật, nhưng chỉ đối với những dự án có tiến độ tốt, vị trí tốt, linh hoạt về tiến độ đóng tiền, diện tích trên dưới 100m2.
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS, cho rằng không thể dựa vào giá thấp để nói thị trường đang suy yếu, hoặc thấy giá lên tức thị trường sôi động trở lại. “Giao dịch có tăng nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ nóng sốt trong thời gian trước mắt. Một phần cũng bởi không có nhiều dự án mới” - ông Hà nhận định.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, tình trạng giao dịch sôi động bất thường tại một số dự án do sự xuất hiện trở lại những nhà đầu tư thứ cấp “mua buôn” dự án. Điều này tạo nên sự khan hiếm giả tạo. Trong điều kiện sự chú ý của người mua thực đang quay lại thị trường, việc khan hiếm này khiến người mua mạnh tay chi tiền. Tuy nhiên, chỉ những dự án có tiến độ tốt, chủ đầu tư không có tiền lệ chậm tiến độ mới có thể có được điều này.
BĐS bình dân: cuộc đua mới?
Tại cả 2 phân khúc đất nền và căn hộ chung cư, những dự án bình dân, phù hợp nhu cầu người mua thực hoặc những dự án thuộc diện được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng đang dần trở nên có giá hơn rất nhiều so với trước. Đơn cử với phân khúc đất nền, mặc dù ồn ào, hiện chỉ có 2 dự án An Sào và Đại Thanh - những dự án có giá bán trên dưới 20 triệu đồng/m2 - nhận được sự quan tâm chú ý của nhà đầu tư.
Những dự án khác như Nam An Khánh, Geleximco, Bắc An Khánh và hàng trăm dự án khác ở phía Tây Hà Nội, dù có nhiều thông tin về số lượng đất nền bán khả quan và đã xuất hiện tiền chênh thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng để mua lại biệt thự, đất nền, không khó để thấy tình trạng hoang hóa, điêu tàn tại những dự án này.
Theo ông Nguyễn Hữu Cường, không chỉ đất nền ở những dự án bình dân thu hút người mua mà những đất nền ở trong khu dân cư, có diện tích 30-45m2, có hạ tầng hoàn chỉnh cũng đang được người mua quan tâm chú ý. “Sở dĩ có hiện tượng này bởi đất nền là phân khúc đầu tư có giá nhất, lại đang trong tình trạng giảm giá và vừa được cho phép phân lô bán nền trở lại” - ông Cường cho biết.
Ở phân khúc chung cư bình dân đang có cuộc đua tranh mới mà mục tiêu là gói 30.000 tỷ đồng. Những dự án thuộc diện được vay vốn từ gói ưu đãi này hoặc đáp ứng đủ yêu cầu để khách hàng có thể vay vốn đang được người mua săn lùng quyết liệt. Đơn cử tại dự án Kim Văn-Kim Lũ của chủ đầu tư Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, trước đây mức tiền mua chênh chỉ từ 20-60 triệu đồng/căn hộ, nay lên đến 200 triệu đồng/căn.
Tình trạng tương tự cũng có thể thấy ở nhiều dự án khác. Theo nhiều chuyên gia BĐS, đây có thể coi là mặt trái không mong muốn của gói hỗ trợ này. Thậm chí, người dân càng được dễ dàng vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng mức độ tăng giá cũng sẽ càng tăng lên. Chính vì vậy, việc gia tăng thêm nguồn cung cho phân khúc này để phân tán đều nguồn cầu sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong năm 2014.
Con số hơn 20 dự án căn hộ mở bán kể từ đầu năm 2014 cho thấy chiều hướng phát triển lạc quan trên thị trường BĐS. Một số dự án trong đó cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ thị trường như Thăng Long Number One, Resco Cổ Nhuế, Hoàng Liệt, Star City Lê Văn Lương, Mullberry Lane, Thăng Long Victory… khi số căn hộ giao dịch thành công sau mỗi đợt mở bán đều tăng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, nhiều dự án cũng đã được chủ đầu tư điều chỉnh tăng giá bán như Golden West tăng 7%, Hòa Bình Green City tăng thêm 10%. Đặc biệt, tại một số dự án có tiến độ tốt, sắp hoàn thành đã xuất hiện trở lại việc mua đi bán lại với lượng tiền chênh khá cao. Theo các chuyên gia BĐS, đây là tín hiệu rõ ràng nhất trong việc cho thấy nhiều nhà đầu tư đã đánh giá được sự hấp dẫn trên thị trường BĐS và đã sẵn sàng để trở lại.
Đối với đất nền, phân khúc được đánh giá còn nóng hơn cả căn hộ chung cư, việc hàng loạt dự án giá rẻ mở bán như An Sào hay Đại Thanh ngay sau khi Bộ Xây dựng cho phép phân lô bán nền trở lại đã khiến phân khúc này trở nên hấp dẫn và sôi động hơn trước.
Tín hiệu này khiến nhà đầu tư kỳ vọng nhiều dự án khác như Nam An Khánh, Bắc An Khánh, An Hưng… sớm hồi sinh. Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Liên minh Sàn giao dịch BĐS G5, việc một số dự án tăng giá và lượng giao dịch tăng lên là có thật, nhưng chỉ đối với những dự án có tiến độ tốt, vị trí tốt, linh hoạt về tiến độ đóng tiền, diện tích trên dưới 100m2.
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS, cho rằng không thể dựa vào giá thấp để nói thị trường đang suy yếu, hoặc thấy giá lên tức thị trường sôi động trở lại. “Giao dịch có tăng nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ nóng sốt trong thời gian trước mắt. Một phần cũng bởi không có nhiều dự án mới” - ông Hà nhận định.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, tình trạng giao dịch sôi động bất thường tại một số dự án do sự xuất hiện trở lại những nhà đầu tư thứ cấp “mua buôn” dự án. Điều này tạo nên sự khan hiếm giả tạo. Trong điều kiện sự chú ý của người mua thực đang quay lại thị trường, việc khan hiếm này khiến người mua mạnh tay chi tiền. Tuy nhiên, chỉ những dự án có tiến độ tốt, chủ đầu tư không có tiền lệ chậm tiến độ mới có thể có được điều này.
BĐS bình dân: cuộc đua mới?
Tại cả 2 phân khúc đất nền và căn hộ chung cư, những dự án bình dân, phù hợp nhu cầu người mua thực hoặc những dự án thuộc diện được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng đang dần trở nên có giá hơn rất nhiều so với trước. Đơn cử với phân khúc đất nền, mặc dù ồn ào, hiện chỉ có 2 dự án An Sào và Đại Thanh - những dự án có giá bán trên dưới 20 triệu đồng/m2 - nhận được sự quan tâm chú ý của nhà đầu tư.
Những dự án khác như Nam An Khánh, Geleximco, Bắc An Khánh và hàng trăm dự án khác ở phía Tây Hà Nội, dù có nhiều thông tin về số lượng đất nền bán khả quan và đã xuất hiện tiền chênh thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng để mua lại biệt thự, đất nền, không khó để thấy tình trạng hoang hóa, điêu tàn tại những dự án này.
Căn hộ bình dân đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và người dân.
Theo ông Nguyễn Hữu Cường, không chỉ đất nền ở những dự án bình dân thu hút người mua mà những đất nền ở trong khu dân cư, có diện tích 30-45m2, có hạ tầng hoàn chỉnh cũng đang được người mua quan tâm chú ý. “Sở dĩ có hiện tượng này bởi đất nền là phân khúc đầu tư có giá nhất, lại đang trong tình trạng giảm giá và vừa được cho phép phân lô bán nền trở lại” - ông Cường cho biết.
Ở phân khúc chung cư bình dân đang có cuộc đua tranh mới mà mục tiêu là gói 30.000 tỷ đồng. Những dự án thuộc diện được vay vốn từ gói ưu đãi này hoặc đáp ứng đủ yêu cầu để khách hàng có thể vay vốn đang được người mua săn lùng quyết liệt. Đơn cử tại dự án Kim Văn-Kim Lũ của chủ đầu tư Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, trước đây mức tiền mua chênh chỉ từ 20-60 triệu đồng/căn hộ, nay lên đến 200 triệu đồng/căn.
Tình trạng tương tự cũng có thể thấy ở nhiều dự án khác. Theo nhiều chuyên gia BĐS, đây có thể coi là mặt trái không mong muốn của gói hỗ trợ này. Thậm chí, người dân càng được dễ dàng vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng mức độ tăng giá cũng sẽ càng tăng lên. Chính vì vậy, việc gia tăng thêm nguồn cung cho phân khúc này để phân tán đều nguồn cầu sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong năm 2014.
Theo ĐTTC