“Sợ nhất là những dự án chưa làm được gì đã bán trên giấy hoặc những dự án đang dở dang mới dừng lại ở giải phóng mặt bằng. Đây chính là những dự án cần phải rà soát lại, chuyển đổi, cơ cấu lại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…”
Bộ trưởng bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận khó khăn trong việc thu hồi hoặc chuyển đổi những dự án đang dang dở nhằm tái cơ cấu lại thị trường bất động sản trong lễ phát động cuộc thi kiến trúc nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp chiều ngày 25/2 tại Hà Nội.
Theo bộ trưởng Dũng, để gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay muốn giải phóng hàng tồn kho Bộ đề xuất cho phép họ, tùy từng trường hợp cụ thể, được phép chuyển đổi.
Bài toán thu hồi hoặc chuyển đổi những dự án dang dở chưa giải phóng mặt bằng được đặt ra từ năm ngoái trong nhiều hội thảo về giải cứu thị trường. Từ đầu năm 2013, việc thu hồi những dự án dang dở được thực hiện quyết liệt.
Tại Tp.HCM, Sở Tài nguyên mội trường TP cho biết có đến 30/261 dự án nhà ở với diện tích 384/22.000ha được chấp thuận địa điểm đầu tư, nhưng chưa có quyết định giao đất, sẽ bị thu hồi do có tỷ lệ bồi thường dưới 50% diện tích đất dự án. 57 dự án đã bồi thường từ 50-80% diện tích, TP chỉ xem xét gia hạn văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư lần cuối với thời hạn tối đa 12 tháng.
Riêng đối với 123 dự án đã thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng 100% và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhưng chưa có tiền đầu tư, TP cho phép giãn tiến độ để các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, hoặc liên kết đơn vị khác để thực hiện, chuyển sang sử dụng mục đích khác.
Tuy nhiên, sau động thái tỏ rõ quyết liệt từ TP.HCM thì nhiều tiếng nói rằng việc thu hồi hoặc chuyển đổi những dự án hiện nay là điều không dễ.
Bộ trưởng Dũng cho rằng: “Hiện thủ tục để chuyển đổi tại nhiều địa phương khá nhiêu khê. Nếu không quyết liệt thì có những dự án để hoàn thiện hồ sơ phải mất vài tháng, thậm chí đến 1 năm”.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh thừa nhận với khung pháp lý hiện nay thì rất khó thu hồi những dự án dang dở.
Theo ông Châu, hiện nay tại TP Hồ Chí Minh chỉ có một căn cứ pháp lý, đó là quyết định số 19 của UBND TPHCM ban hành năm 2008 về việc giao đất, cho thuê đất. Theo quyết định này có hai loại, đó là thỏa thuận địa điểm đầu tư để nhà đầu tư làm ‘cây gậy’ đi giải phóng mặt bằng, và chấp thuận địa điểm đầu tư khi nhà đầu tư đã có quỹ đất sạch (giải phóng mặt bằng xong). Theo quy định này thì nhà đầu tư phải hoàn thành các thủ tục trong thời hạn 12 tháng.
“Vậy căn cứ vào đâu để đưa ra thời hạn 12 tháng? Tôi cho rằng căn cứ pháp luật là không có. Bởi trong Luật đất đai chỉ quy đinh thời gian 12 tháng tính từ thời điểm ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư, sau đó nếu chậm hơn 24 tháng thì sẽ bị thu hồi. Nhưng đó là quyết định giao đất chứ không phải chấp thuận địa điểm đầu tư"
Bất hợp lý ở chỗ không có dự án nào có thể hoàn thành việc chuẩn bị đầu tư chỉ trong vòng 12 tháng. Với thủ tục hành chính hiện nay không ai có thể làm nổi. Chiếu theo quyết định này thì dự án nào cũng vi phạm hết”, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh nói.
Theo bộ trưởng Dũng, để gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay muốn giải phóng hàng tồn kho Bộ đề xuất cho phép họ, tùy từng trường hợp cụ thể, được phép chuyển đổi.
Những dự án bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí lớn nhưng muốn thu hồi những dự án này cũng không dễ
Bài toán thu hồi hoặc chuyển đổi những dự án dang dở chưa giải phóng mặt bằng được đặt ra từ năm ngoái trong nhiều hội thảo về giải cứu thị trường. Từ đầu năm 2013, việc thu hồi những dự án dang dở được thực hiện quyết liệt.
Tại Tp.HCM, Sở Tài nguyên mội trường TP cho biết có đến 30/261 dự án nhà ở với diện tích 384/22.000ha được chấp thuận địa điểm đầu tư, nhưng chưa có quyết định giao đất, sẽ bị thu hồi do có tỷ lệ bồi thường dưới 50% diện tích đất dự án. 57 dự án đã bồi thường từ 50-80% diện tích, TP chỉ xem xét gia hạn văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư lần cuối với thời hạn tối đa 12 tháng.
Riêng đối với 123 dự án đã thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng 100% và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhưng chưa có tiền đầu tư, TP cho phép giãn tiến độ để các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, hoặc liên kết đơn vị khác để thực hiện, chuyển sang sử dụng mục đích khác.
Tuy nhiên, sau động thái tỏ rõ quyết liệt từ TP.HCM thì nhiều tiếng nói rằng việc thu hồi hoặc chuyển đổi những dự án hiện nay là điều không dễ.
Bộ trưởng Dũng cho rằng: “Hiện thủ tục để chuyển đổi tại nhiều địa phương khá nhiêu khê. Nếu không quyết liệt thì có những dự án để hoàn thiện hồ sơ phải mất vài tháng, thậm chí đến 1 năm”.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh thừa nhận với khung pháp lý hiện nay thì rất khó thu hồi những dự án dang dở.
Theo ông Châu, hiện nay tại TP Hồ Chí Minh chỉ có một căn cứ pháp lý, đó là quyết định số 19 của UBND TPHCM ban hành năm 2008 về việc giao đất, cho thuê đất. Theo quyết định này có hai loại, đó là thỏa thuận địa điểm đầu tư để nhà đầu tư làm ‘cây gậy’ đi giải phóng mặt bằng, và chấp thuận địa điểm đầu tư khi nhà đầu tư đã có quỹ đất sạch (giải phóng mặt bằng xong). Theo quy định này thì nhà đầu tư phải hoàn thành các thủ tục trong thời hạn 12 tháng.
“Vậy căn cứ vào đâu để đưa ra thời hạn 12 tháng? Tôi cho rằng căn cứ pháp luật là không có. Bởi trong Luật đất đai chỉ quy đinh thời gian 12 tháng tính từ thời điểm ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư, sau đó nếu chậm hơn 24 tháng thì sẽ bị thu hồi. Nhưng đó là quyết định giao đất chứ không phải chấp thuận địa điểm đầu tư"
Bất hợp lý ở chỗ không có dự án nào có thể hoàn thành việc chuẩn bị đầu tư chỉ trong vòng 12 tháng. Với thủ tục hành chính hiện nay không ai có thể làm nổi. Chiếu theo quyết định này thì dự án nào cũng vi phạm hết”, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh nói.
Theo Dân trí