Garryowen, thị trấn với dân số chỉ 2 người nhưng có ý nghĩa không nhỏ với lịch sử nước Mỹ, sẽ chính thức được bán đấu giá với mức giá khởi điểm 250.000 USD, tương đương chỉ hơn 5 tỷ đồng.
Garryowen là một thị trấn nằm trên đường cao tốc liên bang số 90, thuộc bang Montana có diện tích hơn 31.000 m2 nằm trong khu bảo tồn Crow Indian Reservation. Nơi đây từng chứng kiến trận đánh lịch sử Little Big Horn giữa tướng George Armstrong Custer và các bộ tộc da đỏ vào những ngày đầu của lịch sử nước Mỹ. Ngày 25/6/1876 vị tướng 36 tuổi cùng 200 lính của mình đã tử trận tại bang này.
Ngày 15/8 tới thị trấn này sẽ được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm vô cùng hấp dẫn: 250.000 USD (tương đương khoảng 5,2 tỷ đồng). Người chiến thắng ngoài việc nghiễm nhiên trở thành “thị trưởng” của thị trấn này còn được sở hữu một cây xăng, bưu điện, một cửa hàng tiện lợi, một tiệm bánh, một tòa thị chính với diện tích hơn 4700 m2 cùng một tòa nhà đa năng rộng hơn 800 m2 và cả khu picnic rộng rãi.
Năm 1993, Garryowen được một môi giới kiêm nhà sưu tầm có tên Kortlander mua lại với mức phí không được tiết lộ. Kể từ đó ngoài việc kinh doanh tại đây ông còn mở một bảo tàng phi lợi nhuận, trưng bày những kỷ vật có liên quan đến vị tướng Custer. Tuy nhiên đến nay, ở tuổi 53, vì lí do sức khỏe, ông Kortlander quyết định bán thị trấn này. Ông cùng một người trông coi thị trấn là 2 công dân hiếm hoi tại đây.
“Tôi đã làm tất cả những gì có thể trong phạm vi khả năng tài chính của mình”, ông Kortlander chia sẻ. “Tôi tin rằng địa điểm này còn rất nhiều tiềm năng cho những ai quyết định đúng đắn”. Trong đợt đấu giá này ông Kortlander sẽ không bán bảo tàng Custer sau 7 năm đấu tranh với chính quyền liên bang để được giữ lại các kỷ vật.
Trước đó, từ năm 2005 - 2008, bảo tàng của ông đã bị cơ quan chức năng lục soát và tịch thu nhiều vật trưng bày trong một cuộc điều tra việc buôn bán trái phép các kỷ vật của người da đỏ. Tuy nhiên ông Kortlander không bị khép tội và chính quyền sau đó đã trả lại 22 trong số những vật trưng bày bị tịch thu. Hiện cuộc chiến pháp lý này vẫn chưa kết thúc bởi ông Kortlander đang kiện đòi bồi thường 188 triệu USD. Do vậy bảo tàng sẽ không được bán.
Đáng chú ý là đơn vị đứng ra tổ chức cuộc đấu giá này sẽ là Williams & Williams, hãng đấu giá từng bán thành công thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford cho doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên. Mức giá đấu cuối cùng của của thương vụ đó là 900.000 USD dù trước đó giá chào bán chỉ là 100.000 USD.
Thương vụ này từng khiến dư luận cả trong nước lẫn báo giới quốc tế xôn xao bởi đây là lần đầu tiên một người Việt Nam mua đứt một thị trấn tại Mỹ. Không ít ý kiến cho rằng đó là một khoản đầu tư sai lầm vì thời tiết khắc nghiệt tại Buford khiến việc kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người tin rằng đây là quyết định đúng bởi với sức mạnh của truyền thông thế giới, ai cũng biết đến thương vụ đình đám này và dù chủ sở hữu của nó đầu tư gì tại đây cũng sẽ thu hút sự chú ý.
Một góc thị trấn Garryowen đang được rao bán.
Ngày 15/8 tới thị trấn này sẽ được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm vô cùng hấp dẫn: 250.000 USD (tương đương khoảng 5,2 tỷ đồng). Người chiến thắng ngoài việc nghiễm nhiên trở thành “thị trưởng” của thị trấn này còn được sở hữu một cây xăng, bưu điện, một cửa hàng tiện lợi, một tiệm bánh, một tòa thị chính với diện tích hơn 4700 m2 cùng một tòa nhà đa năng rộng hơn 800 m2 và cả khu picnic rộng rãi.
Năm 1993, Garryowen được một môi giới kiêm nhà sưu tầm có tên Kortlander mua lại với mức phí không được tiết lộ. Kể từ đó ngoài việc kinh doanh tại đây ông còn mở một bảo tàng phi lợi nhuận, trưng bày những kỷ vật có liên quan đến vị tướng Custer. Tuy nhiên đến nay, ở tuổi 53, vì lí do sức khỏe, ông Kortlander quyết định bán thị trấn này. Ông cùng một người trông coi thị trấn là 2 công dân hiếm hoi tại đây.
“Tôi đã làm tất cả những gì có thể trong phạm vi khả năng tài chính của mình”, ông Kortlander chia sẻ. “Tôi tin rằng địa điểm này còn rất nhiều tiềm năng cho những ai quyết định đúng đắn”. Trong đợt đấu giá này ông Kortlander sẽ không bán bảo tàng Custer sau 7 năm đấu tranh với chính quyền liên bang để được giữ lại các kỷ vật.
Trước đó, từ năm 2005 - 2008, bảo tàng của ông đã bị cơ quan chức năng lục soát và tịch thu nhiều vật trưng bày trong một cuộc điều tra việc buôn bán trái phép các kỷ vật của người da đỏ. Tuy nhiên ông Kortlander không bị khép tội và chính quyền sau đó đã trả lại 22 trong số những vật trưng bày bị tịch thu. Hiện cuộc chiến pháp lý này vẫn chưa kết thúc bởi ông Kortlander đang kiện đòi bồi thường 188 triệu USD. Do vậy bảo tàng sẽ không được bán.
Đáng chú ý là đơn vị đứng ra tổ chức cuộc đấu giá này sẽ là Williams & Williams, hãng đấu giá từng bán thành công thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford cho doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên. Mức giá đấu cuối cùng của của thương vụ đó là 900.000 USD dù trước đó giá chào bán chỉ là 100.000 USD.
Thương vụ này từng khiến dư luận cả trong nước lẫn báo giới quốc tế xôn xao bởi đây là lần đầu tiên một người Việt Nam mua đứt một thị trấn tại Mỹ. Không ít ý kiến cho rằng đó là một khoản đầu tư sai lầm vì thời tiết khắc nghiệt tại Buford khiến việc kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người tin rằng đây là quyết định đúng bởi với sức mạnh của truyền thông thế giới, ai cũng biết đến thương vụ đình đám này và dù chủ sở hữu của nó đầu tư gì tại đây cũng sẽ thu hút sự chú ý.
Theo Dân trí/CNBC và USAtoday