Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xử lý dứt điểm theo tiến độ các trường hợp “nhà siêu mỏng, siêu méo” trên cơ sở phương án xử lý đã được phê duyệt.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND triển khai một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý TTXD tại Hà Nội. Theo đó, UBND TP yêu cầu giám đốc các sở, ngành, chủ tịch các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các nội dung chỉ đạo của UBND TP về xử lý các vi phạm trật tự xây dựng; khẩn trương báo cáo về kế hoạch, tiến độ triển khai công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng nói riêng và xử lý “nhà siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn nói chung.

Cụ thể, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xử lý dứt điểm theo tiến độ các trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng trên cơ sở danh mục đã được Sở Xây dựng tổng hợp. Bên cạnh đó, rà soát quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng; chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết hồ sơ cấp phép nhanh chóng, kịp thời; tổ chức phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm mới.
Về xử lý “nhà siêu mỏng, siêu méo”, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xử lý dứt điểm theo tiến độ các trường hợp “nhà siêu mỏng, siêu méo” trên cơ sở phương án xử lý đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức rà soát tiến độ, đôn đốc triển khai xử lý “nhà siêu mỏng, siêu méo” của các quận, huyện, thị xã bảo đảm hoàn thành trong quý I/2013.
Những đơn vị chậm triển khai thực hiện không đúng chỉ đạo, buông lỏng quản lý, chậm nộp báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, không đầy đủ, lãnh đạo đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Thành ủy và UBND TP.
Trên thực tế, tại rất nhiều tuyến phố của Hà Nội, đặc biệt là những tuyến phố mới như Xã Đàn, Đào Tấn, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, QL32, Nhổn... dễ dàng nhận thấy nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn “bám trụ” khá “vững vàng”. Có thể kể đến căn nhà số 47 phố Cát Linh, số 82 Khuất Duy Tiến hay những căn nhà siêu mỏng trên phố Xã Đàn, phố Lê Văn Lương..., đặc biệt là dãy nhà siêu mỏng nổi tiếng tại phố Đào Tấn.
Hầu hết những căn nhà siêu mỏng này đều bắt đầu từ việc hình thành những tuyến đường mới. Việc mở đường ở Hà Nội trước đây mới chỉ thực hiện đền bù GPMB theo chỉ giới đường đỏ của tuyến đường, chưa gắn với quy hoạch tuyến phố, hệ quả là xuất hiện nhiều công trình xây dựng bị cắt xén (sau GPMB) hoặc xây dựng trên đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng.
Thống kê cho thấy, đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn toàn Thành phố có 597 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện để xây dựng (nhà siêu mỏng, siêu méo). Sau rất nhiều nỗ lực, theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, cũng mới chỉ có 203 trường hợp được giải quyết ổn thỏa, còn lại 394 trường hợp vẫn “đang được các quận, huyện tập trung giải quyết và chủ yếu mới dừng ở bước phân loại, vận động các hộ gia đình ký cam kết thực hiện hợp khối, hợp thửa hoặc phải thu hồi”.

Dãy nhà siêu mỏng trên phố Đào Tấn.
Cụ thể, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xử lý dứt điểm theo tiến độ các trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng trên cơ sở danh mục đã được Sở Xây dựng tổng hợp. Bên cạnh đó, rà soát quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng; chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết hồ sơ cấp phép nhanh chóng, kịp thời; tổ chức phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm mới.
Về xử lý “nhà siêu mỏng, siêu méo”, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xử lý dứt điểm theo tiến độ các trường hợp “nhà siêu mỏng, siêu méo” trên cơ sở phương án xử lý đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức rà soát tiến độ, đôn đốc triển khai xử lý “nhà siêu mỏng, siêu méo” của các quận, huyện, thị xã bảo đảm hoàn thành trong quý I/2013.
Những đơn vị chậm triển khai thực hiện không đúng chỉ đạo, buông lỏng quản lý, chậm nộp báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, không đầy đủ, lãnh đạo đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Thành ủy và UBND TP.
Trên thực tế, tại rất nhiều tuyến phố của Hà Nội, đặc biệt là những tuyến phố mới như Xã Đàn, Đào Tấn, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, QL32, Nhổn... dễ dàng nhận thấy nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn “bám trụ” khá “vững vàng”. Có thể kể đến căn nhà số 47 phố Cát Linh, số 82 Khuất Duy Tiến hay những căn nhà siêu mỏng trên phố Xã Đàn, phố Lê Văn Lương..., đặc biệt là dãy nhà siêu mỏng nổi tiếng tại phố Đào Tấn.
Hầu hết những căn nhà siêu mỏng này đều bắt đầu từ việc hình thành những tuyến đường mới. Việc mở đường ở Hà Nội trước đây mới chỉ thực hiện đền bù GPMB theo chỉ giới đường đỏ của tuyến đường, chưa gắn với quy hoạch tuyến phố, hệ quả là xuất hiện nhiều công trình xây dựng bị cắt xén (sau GPMB) hoặc xây dựng trên đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng.
Thống kê cho thấy, đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn toàn Thành phố có 597 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện để xây dựng (nhà siêu mỏng, siêu méo). Sau rất nhiều nỗ lực, theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, cũng mới chỉ có 203 trường hợp được giải quyết ổn thỏa, còn lại 394 trường hợp vẫn “đang được các quận, huyện tập trung giải quyết và chủ yếu mới dừng ở bước phân loại, vận động các hộ gia đình ký cam kết thực hiện hợp khối, hợp thửa hoặc phải thu hồi”.
Theo GTVT