Ngày 14/8, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp lấy ý kiến của các bộ, ngành, hội nghề nghiệp về Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHV).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lưu ý, mối quan hệ giữa Hà Nội và các tỉnh trong vùng là liên kết, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ, một mặt giảm áp lực cho Thủ đô, một mặt tạo động lực cho các địa phương phát triển, bảo đảm vùng phát triển bền vững.
Thêm 3 tỉnh
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, Vùng Thủ đô gồm TP Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình. Sau khi Thủ đô được điều chỉnh địa giới, Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, vùng còn lại 1 TP, 6 tỉnh. Trong nhiệm vụ điều chỉnh QHV Thủ đô lần này, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (VIAP) đề xuất mở rộng vùng thêm 3 tỉnh nữa là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Cả 3 tỉnh này đều có ranh giới tiếp giáp với Hà Nội mở rộng và trong vùng định cư, ảnh hưởng về địa kinh tế với các tỉnh khác trong vùng cũ.
Theo đề xuất của VIAP, Vùng Thủ đô đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững; là trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của đất nước. Viện trưởng VIAP Ngô Trung Hải phân tích, việc điều chỉnh QHV Hà Nội sẽ là cơ sở cho việc lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, liên kết hạ tầng.
Nhiệm vụ quy hoạch đặt ra, Vùng Thủ đô phải có chất lượng đô thị cao, cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Liên kết để phát triển đô thị bền vững
4 năm qua, các tỉnh trong Vùng Thủ đô đã bước đầu triển khai thực hiện bám sát các định hướng, chiến lược của QHV. Tuy nhiên, việc triển khai QHV vẫn còn nhiều bất cập. Điển hình là việc liên kết, chia sẻ các chức năng vùng còn chưa rõ ràng, các KCN tập trung nhiều ở các cửa ngõ ra vào Thủ đô, các công trình hạ tầng liên vùng như nghĩa trang, xử lý rác thải chưa được hiện thực hóa…
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lưu ý, Vùng Thủ đô là vùng có tính chất liên kết phát triển đô thị chứ không phải là vùng kinh tế. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của đồ án QHV là phát triển đô thị trong tương lai, trong đó quan trọng nhất, quy hoạch không gian để các địa phương trong vùng thực hiện các chức năng phát triển đô thị, tạo động lực phát triển đô thị, hạn chế thấp nhất các thách thức của quá trình phát triển đô thị. Đồ án cũng cần xác định cơ cấu sử dụng đất cho vùng và cho từng địa phương, nghiên cứu khả năng gánh vác cho nhau giữa các địa phương. Đồng thời xác định các nguồn lực, từ đó đưa ra khái toán sơ bộ để các địa phương lên kế hoạch huy động nguồn lực.
Thêm 3 tỉnh
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, Vùng Thủ đô gồm TP Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình. Sau khi Thủ đô được điều chỉnh địa giới, Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, vùng còn lại 1 TP, 6 tỉnh. Trong nhiệm vụ điều chỉnh QHV Thủ đô lần này, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (VIAP) đề xuất mở rộng vùng thêm 3 tỉnh nữa là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Cả 3 tỉnh này đều có ranh giới tiếp giáp với Hà Nội mở rộng và trong vùng định cư, ảnh hưởng về địa kinh tế với các tỉnh khác trong vùng cũ.
Theo đề xuất của VIAP, Vùng Thủ đô đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững; là trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của đất nước. Viện trưởng VIAP Ngô Trung Hải phân tích, việc điều chỉnh QHV Hà Nội sẽ là cơ sở cho việc lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, liên kết hạ tầng.
Nhiệm vụ quy hoạch đặt ra, Vùng Thủ đô phải có chất lượng đô thị cao, cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Liên kết để phát triển đô thị bền vững
4 năm qua, các tỉnh trong Vùng Thủ đô đã bước đầu triển khai thực hiện bám sát các định hướng, chiến lược của QHV. Tuy nhiên, việc triển khai QHV vẫn còn nhiều bất cập. Điển hình là việc liên kết, chia sẻ các chức năng vùng còn chưa rõ ràng, các KCN tập trung nhiều ở các cửa ngõ ra vào Thủ đô, các công trình hạ tầng liên vùng như nghĩa trang, xử lý rác thải chưa được hiện thực hóa…
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lưu ý, Vùng Thủ đô là vùng có tính chất liên kết phát triển đô thị chứ không phải là vùng kinh tế. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của đồ án QHV là phát triển đô thị trong tương lai, trong đó quan trọng nhất, quy hoạch không gian để các địa phương trong vùng thực hiện các chức năng phát triển đô thị, tạo động lực phát triển đô thị, hạn chế thấp nhất các thách thức của quá trình phát triển đô thị. Đồ án cũng cần xác định cơ cấu sử dụng đất cho vùng và cho từng địa phương, nghiên cứu khả năng gánh vác cho nhau giữa các địa phương. Đồng thời xác định các nguồn lực, từ đó đưa ra khái toán sơ bộ để các địa phương lên kế hoạch huy động nguồn lực.
Với đề xuất thêm 3 tỉnh, quy mô, phạm vi nghiên cứu của Vùng Thủ đô sẽ gồm TP Hà Nội và 9 tỉnh với tổng diện tích 24.314,7km2, dân số dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người. |
Theo KTĐT