Việc cấp phép tùy tiện cho các dự án khiến Hà Nội có hàng loạt nhà cao tầng mọc lên với mức độ dày đặc. Các chuyên gia cho rằng, cơ chế xin cho đã mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư cũng như lợi ích không nhỏ của người cấp phép.
Hội thảo quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch tổ chức ngày 20/12, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, hiện thủ đô đang phải đối mặt với việc thay đổi quy hoạch tùy tiện, nhất là nhiều dự án đã phê duyệt rồi lại xin điều chỉnh. Ngoài ra, các công trình xây dựng không phép, sai phép rất phổ biến. Ông Hùng dẫn chứng, hàng loạt nhà cao tầng ở Hà Nội được xây dựng với mật độ dày đặc, nhấp nhô nhất là tại các khu đất vàng ở trung tâm thành phố.
"Thành phố cắt nhà cao tầng ở Ngọc Dung thì chỉ trong vòng 100 m lại mọc lên 2 tòa nhà cao lênh khênh gấp 2 lần so với nhà vừa cắt", ông Hùng dẫn chứng.
Theo ông Hùng, việc cấp phép tùy tiện cho các dự án ở khu vực nội thành chủ yếu là do cơ chế xin cho. Nhà máy sau khi di dời lại được cắm vào đó công trình nhằm mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư kèm theo đó là lợi ích nhóm của người cấp phép. Những quy hoạch di dời đúng đắn để giảm áp lực dân số thì thực hiện lại không nghiêm.
Bên cạnh đó, hàng loạt nhà xây lấn chiếm vỉa hè lòng đường không được xử lý kịp thời dẫn đến quy hoạch phá vỡ. Tại các phố phường làng cũ như Bạch Mai, Ngọc Hà, Hào Nam xuất hiện hàng loạt khu ổ chuột kiểu mới , nhà mỏng, nhà méo với diện tích cực nhỏ chỉ từ 4-6 m2. "Hàng nghìn nhà dân, nhà ở chung cư mini cao ngất ngưởng đã bị bỏ qua do ‘phạt cho tồn tại’ và lệ ‘ngoài’ cao hơn phạt ‘trong’. Phải chăng có lợi ích nhóm", ông Hùng thẳng thắn.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng đánh giá, phương thức quản lý đô thị vẫn còn nặng cơ chế xin cho và chưa chuyển sang cơ chế phục vụ. Tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật hiện chiếm tỷ lệ đáng kể nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Việt Nam là nước đang có quá trình đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên mức 32% năm 2012. Cùng với đó, số lượng dân đô thị cũng tăng tương ứng từ 18,7 triệu người lên mức 30 triệu người vào năm 2012.
Bộ Xây dựng dự báo, đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với số dân là 35 triệu người, đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%. Dự báo xa hơn đến năm 2025 các con số này sẽ lần lượt là 1.000 đô thị, 52 triệu dân và đạt tỷ lệ đô thị hóa tương đương mức 50%. Tại Việt Nam, các đô thị có đóng góp chủ yếu vào GDP quốc gia khi chiếm khoảng 70% tổng GDP nhưng trên thực tế khâu quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch vẫn chưa được quan tâm.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận, quy hoạch của Việt Nam đang mất dần chức năng kiểm soát đô thị. Đô thị không có đường hiện đại, thiếu cây xanh, quản lý kém dẫn đến giá cả đất đai tăng vọt. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế bao cấp, thiếu tầm nhìn chiến lược, quản lý lỏng lẻo. Ông Liêm dẫn chứng, điển hình mới đây nhất là vụ lùm xùm xung quanh việc một lãnh đạo quận bị kiện vì xây dựng tòa nhà 17 tầng.
"Tòa nhà này lại do chính ông lãnh đạo cấp phó cấp. Vì sao cấp phó quận lại được cấp phép xây dựng, có ai nói cho tôi biết không hay hiểu biết của tôi hạn chế quá", ông Liêm thắc mắc.
Số đông các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động việc làm, mất cân đối giữa các vùng đô thị hóa và vùng ven đô… Tốc độ phát triển quá nhanh dẫn đến những bất cập trong việc quản lý, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và lao động của người dân.
Để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, các đại biểu cho rằng, cần học hỏi kinh nghiệm các nước để tìm ra những giải pháp sáng tạo và đổi mới trong quản lý đất đai, quản lý mật độ đô thị. Trong đó, nâng cao năng lực lãnh đạo của bộ máy chính quyền đô thị là yếu tố then chốt.
Ghi nhận ý kiến đóng góp tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Đô thị còn hay ùn tắc, ngập úng, thiếu cây xanh.
Thứ trưởng Linh cho biết, hiện Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước để có thể sớm đưa ra được các giải pháp tổng thể cho quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai.
"Thành phố cắt nhà cao tầng ở Ngọc Dung thì chỉ trong vòng 100 m lại mọc lên 2 tòa nhà cao lênh khênh gấp 2 lần so với nhà vừa cắt", ông Hùng dẫn chứng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Ảnh: Hoàng Lan
Theo ông Hùng, việc cấp phép tùy tiện cho các dự án ở khu vực nội thành chủ yếu là do cơ chế xin cho. Nhà máy sau khi di dời lại được cắm vào đó công trình nhằm mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư kèm theo đó là lợi ích nhóm của người cấp phép. Những quy hoạch di dời đúng đắn để giảm áp lực dân số thì thực hiện lại không nghiêm.
Bên cạnh đó, hàng loạt nhà xây lấn chiếm vỉa hè lòng đường không được xử lý kịp thời dẫn đến quy hoạch phá vỡ. Tại các phố phường làng cũ như Bạch Mai, Ngọc Hà, Hào Nam xuất hiện hàng loạt khu ổ chuột kiểu mới , nhà mỏng, nhà méo với diện tích cực nhỏ chỉ từ 4-6 m2. "Hàng nghìn nhà dân, nhà ở chung cư mini cao ngất ngưởng đã bị bỏ qua do ‘phạt cho tồn tại’ và lệ ‘ngoài’ cao hơn phạt ‘trong’. Phải chăng có lợi ích nhóm", ông Hùng thẳng thắn.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng đánh giá, phương thức quản lý đô thị vẫn còn nặng cơ chế xin cho và chưa chuyển sang cơ chế phục vụ. Tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật hiện chiếm tỷ lệ đáng kể nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Việt Nam là nước đang có quá trình đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên mức 32% năm 2012. Cùng với đó, số lượng dân đô thị cũng tăng tương ứng từ 18,7 triệu người lên mức 30 triệu người vào năm 2012.
Bộ Xây dựng dự báo, đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với số dân là 35 triệu người, đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%. Dự báo xa hơn đến năm 2025 các con số này sẽ lần lượt là 1.000 đô thị, 52 triệu dân và đạt tỷ lệ đô thị hóa tương đương mức 50%. Tại Việt Nam, các đô thị có đóng góp chủ yếu vào GDP quốc gia khi chiếm khoảng 70% tổng GDP nhưng trên thực tế khâu quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch vẫn chưa được quan tâm.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận, quy hoạch của Việt Nam đang mất dần chức năng kiểm soát đô thị. Đô thị không có đường hiện đại, thiếu cây xanh, quản lý kém dẫn đến giá cả đất đai tăng vọt. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế bao cấp, thiếu tầm nhìn chiến lược, quản lý lỏng lẻo. Ông Liêm dẫn chứng, điển hình mới đây nhất là vụ lùm xùm xung quanh việc một lãnh đạo quận bị kiện vì xây dựng tòa nhà 17 tầng.
"Tòa nhà này lại do chính ông lãnh đạo cấp phó cấp. Vì sao cấp phó quận lại được cấp phép xây dựng, có ai nói cho tôi biết không hay hiểu biết của tôi hạn chế quá", ông Liêm thắc mắc.
Số đông các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động việc làm, mất cân đối giữa các vùng đô thị hóa và vùng ven đô… Tốc độ phát triển quá nhanh dẫn đến những bất cập trong việc quản lý, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và lao động của người dân.
Để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, các đại biểu cho rằng, cần học hỏi kinh nghiệm các nước để tìm ra những giải pháp sáng tạo và đổi mới trong quản lý đất đai, quản lý mật độ đô thị. Trong đó, nâng cao năng lực lãnh đạo của bộ máy chính quyền đô thị là yếu tố then chốt.
Ghi nhận ý kiến đóng góp tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Đô thị còn hay ùn tắc, ngập úng, thiếu cây xanh.
Thứ trưởng Linh cho biết, hiện Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước để có thể sớm đưa ra được các giải pháp tổng thể cho quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai.
Theo VnExpress