Thị trường BĐS đang dư thừa hàng triệu căn hộ, nhiều quy định cũ đang ngáng lối cho những căn hộ thuộc diện ế ẩm, trong khi đó những quy định cũ về việc bán nhà cho Việt kiều hồi hương cũng gặp phải nhiều bất cập. Giải quyết vấn đề này, mới đây Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 trong đó có nội dung xem xét mở rộng, nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Quy định cho Việt kiều mua nhà sẽ kích thích sức mua cho thị trường BĐS.
Theo đó, Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 19 của Quốc hội về việc thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam để xem xét việc mở rộng đối tượng sở hữu BĐS, nới lỏng hơn nữa điều kiện mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, xây dựng dự thảo Luật/Nghị quyết của Quốc hội để xem xét trình Quốc hội trong quý IV/2013 này.
Đối với những chính sách nhà ở cho Việt kiều, mới đây Bộ Xây dựng đã có công Văn số 1673/BXD-QLN về báo cáo các nội dung về chính sách nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài gửi Thủ tướng Chính phủ.
Theo nội dung công văn trên thì tại cuộc họp, đại diện các bộ: Ngoại giao, TN&MT, Công an và Văn phòng Chính phủ đều thống nhất cho rằng, các quy định của pháp luật về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam được ban hành trong thời gian qua đã tương đối cụ thể và rõ ràng.
Tuy nhiên, do các quy định này có liên quan đến một số văn bản quy phạm pháp luật khác như: Quy định về việc xác nhận đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam theo Luật Quốc tịch, việc xác nhận điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật Cư trú, trong khi việc hướng dẫn thực hiện các quy định này còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa sát với thực tế. Điều này có ảnh hưởng tới các quy định về mua nhà và sở hữu các sản phẩm BĐS tại Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc mua nhà, đất ở của Việt kiều định cư tại nước ngoài gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Cụ thể một số địa phương khi thực hiện thủ tục công chứng và cấp GCNQSDĐ cho kiều bào vẫn còn hiểu và thực hiện chưa thống nhất, chưa đúng quy định của luật, gây khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mua và sở hữu nhà ở.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương khi công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt định cư ở nước ngoài thì không yêu cầu có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư. Người mua chỉ cần trình hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, nếu người trình giấy xác nhận gốc Việt Nam và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng sẽ được tiến hành công chứng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài: Tôi cho rằng chính sách này là đúng với quy luật thị trường, không chỉ tốt đối với thị trường BĐS mà cả nền kinh tế nói chung và chính sách hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước. Chúng ta cần tháo dỡ bớt các rào cản và quy định mang tính hành chính, phân biệt và hạn chế đối với việc sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, chuyển sang quản lí theo mục đích của việc mua bán nhà ở và chuyển giao quyền sử dụng đất và điều chỉnh các giao dịch bằng các chính sách thuế thích hợp như nhiều nước đã làm.
Đối với những chính sách nhà ở cho Việt kiều, mới đây Bộ Xây dựng đã có công Văn số 1673/BXD-QLN về báo cáo các nội dung về chính sách nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài gửi Thủ tướng Chính phủ.
Theo nội dung công văn trên thì tại cuộc họp, đại diện các bộ: Ngoại giao, TN&MT, Công an và Văn phòng Chính phủ đều thống nhất cho rằng, các quy định của pháp luật về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam được ban hành trong thời gian qua đã tương đối cụ thể và rõ ràng.
Tuy nhiên, do các quy định này có liên quan đến một số văn bản quy phạm pháp luật khác như: Quy định về việc xác nhận đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam theo Luật Quốc tịch, việc xác nhận điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật Cư trú, trong khi việc hướng dẫn thực hiện các quy định này còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa sát với thực tế. Điều này có ảnh hưởng tới các quy định về mua nhà và sở hữu các sản phẩm BĐS tại Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc mua nhà, đất ở của Việt kiều định cư tại nước ngoài gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Cụ thể một số địa phương khi thực hiện thủ tục công chứng và cấp GCNQSDĐ cho kiều bào vẫn còn hiểu và thực hiện chưa thống nhất, chưa đúng quy định của luật, gây khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mua và sở hữu nhà ở.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương khi công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt định cư ở nước ngoài thì không yêu cầu có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư. Người mua chỉ cần trình hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, nếu người trình giấy xác nhận gốc Việt Nam và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng sẽ được tiến hành công chứng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài: Tôi cho rằng chính sách này là đúng với quy luật thị trường, không chỉ tốt đối với thị trường BĐS mà cả nền kinh tế nói chung và chính sách hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước. Chúng ta cần tháo dỡ bớt các rào cản và quy định mang tính hành chính, phân biệt và hạn chế đối với việc sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, chuyển sang quản lí theo mục đích của việc mua bán nhà ở và chuyển giao quyền sử dụng đất và điều chỉnh các giao dịch bằng các chính sách thuế thích hợp như nhiều nước đã làm.
Theo Báo Xây dựng