Nhiều DN cho rằng, nên “thả nổi” phí quản lý chung cư, trong khi cơ quan quản lý khẳng định cần thiết phải quản lý giá.
Những ý kiến trái chiều tại Hội thảo về quản lý chung cư do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức mới đây cho thấy, việc đưa ra một cơ chế để giải quyết triệt để tranh chấp tại các chung cư là không hề dễ dàng.
Tranh cãi về trần phí quản lý
Theo ông Nguyễn Văn Bách, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), câu chuyện về phí dịch vụ quản lý chung cư là vấn đề khiến nhiều DN đau đầu, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Ông Bách lấy ví dụ, hiện tại nhiều dự án, Ban quản lý vẫn thu dao động từ 6.000 - 18.000 đồng/m2/tháng. Trong khi tại nhiều tòa nhà của HUD, mặc dù phí chỉ được thu 1.500 đồng/m2, nhưng người dân vẫn chê đắt và tranh chấp diễn ra. Vì thế, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì một mình chủ đầu tư sẽ không thể thỏa thuận mức phí với người dân.
Ông Michael Smith, Tổng giám đốc điều hành Khu đô thị Nam Thăng Long, một dự án cao cấp, song cũng có không ít “lùm xùm” liên quan đến phí dịch vụ, cho biết, chi phí quản lý tại Khu đô thị Nam Thăng Long thực tế lên đến 12.500 đồng/m2/tháng, song chủ đầu tư chịu thiệt, chỉ thu 7.500 - 8.500 đồng/m2 căn hộ và 4.500 - 5.000 đồng/m2 biệt thự, nhưng tranh chấp vẫn xảy ra. Vì thế, nếu cần thiết phải đưa ra mức trần phí quản lý, đơn vị này cho rằng, cần phải có các hướng dẫn cụ thể theo từng cấp độ để khách hàng biết họ phải trả các loại phí nào, trong khi đơn vị quản lý cũng căn cứ theo khung này để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tham dự hội thảo, đại diện Công ty Savills Việt Nam đưa ra quan điểm, Nhà nước không nên đưa ra mức giá trần. Bởi mức phí bao nhiêu sẽ do thị trường quyết định. Cũng theo đại diện của Savills, nếu Nhà nước đưa ra mức giá trần, sẽ càng dễ gây ra tranh chấp tại các khu chung cư.
Ông Đỗ Minh Sơn, một đại diện của Sở Tư pháp Hà Nội cũng đồng thuận với quan điểm Nhà nước không nên đưa ra mức trần phí quản lý chung cư. Bởi theo ông Sơn, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường. Vì thế, vấn đề hiện nay là phải đưa ra những tiêu chí làm cơ sở, chứ không nên đưa ra mức giá trần hay giá tối thiểu về phí quản lý chung cư.
Nhà nước “buông tay”, dân sẽ chịu thiệt
Mặc dù nhiều ý kiến của DN kiến nghị Nhà nước nên cân nhắc việc áp giá trần, nhưng ông Đỗ Thế Lưu, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) khẳng định, việc quản lý chung cư là trách nhiệm của Nhà nước với người dân, vì vậy, việc quy định giá dịch vụ nhà chung cư vẫn phải làm. Bởi nếu chính quyền “buông tay”, người dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi, một khi chủ đầu tư tự ý áp đặt mức phí riêng. Tuy nhiên, ông Lưu cũng lưu ý rằng, mức trần chỉ là cơ sở để người dân và đơn vị quản lý tính toán, thỏa thuận để thống nhất đưa ra mức phí hợp lý.
Trong khi đó, ông Đỗ Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng cho biết, quản lý chung cư là dịch vụ đặc biệt, nên Nhà nước phải tham gia quản lý và việc ban hành giá trần là cần thiết.
Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh việc có nên ban hành mức trần phí hay để thị trường tự điều tiết, nhưng nhiều đại diện DN và đơn vị quản lý thừa nhận, nếu minh bạch được việc thu chi trong quản lý chung cư thì những tranh chấp sẽ giảm thiểu. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra cũng sẽ không quá căng thẳng như một số vụ tranh chấp đã diễn ra trong thời gian qua.
Lấy dẫn chứng từ chính DN mình, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP - Invest) cho rằng, trong một năm quản lý Tòa nhà 175 Đê La Thành, đơn vị này và người dân không hề xảy ra tranh chấp. Nguyên nhân được ông Hiệp lý giải là do đơn vị quản lý đã công khai hết các khoản thu chi. Ngoài ra, rất nhiều khoản phí, đơn vị này đã thu thấp hơn trần phí quy định của Thành phố. Chẳng hạn, đối với phí quản lý chung cư, đơn vị quản lý thu chỉ 6.000 đồng/m2, phí gửi ô tô là 1,4 triệu/tháng.
Cũng theo ông Hiệp, do chủ đầu tư minh bạch được các khoản thu chi, nên thay vì phản đối, không ít hộ dân tại Dự án 175 Đê La Thành sẵn sàng chấp nhận tăng mức phí, nếu đơn vị quản lý đề xuất!
Không dễ đưa ra một cơ chế để giải quyết tranh chấp chung cư
Tranh cãi về trần phí quản lý
Theo ông Nguyễn Văn Bách, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), câu chuyện về phí dịch vụ quản lý chung cư là vấn đề khiến nhiều DN đau đầu, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Ông Bách lấy ví dụ, hiện tại nhiều dự án, Ban quản lý vẫn thu dao động từ 6.000 - 18.000 đồng/m2/tháng. Trong khi tại nhiều tòa nhà của HUD, mặc dù phí chỉ được thu 1.500 đồng/m2, nhưng người dân vẫn chê đắt và tranh chấp diễn ra. Vì thế, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì một mình chủ đầu tư sẽ không thể thỏa thuận mức phí với người dân.
Ông Michael Smith, Tổng giám đốc điều hành Khu đô thị Nam Thăng Long, một dự án cao cấp, song cũng có không ít “lùm xùm” liên quan đến phí dịch vụ, cho biết, chi phí quản lý tại Khu đô thị Nam Thăng Long thực tế lên đến 12.500 đồng/m2/tháng, song chủ đầu tư chịu thiệt, chỉ thu 7.500 - 8.500 đồng/m2 căn hộ và 4.500 - 5.000 đồng/m2 biệt thự, nhưng tranh chấp vẫn xảy ra. Vì thế, nếu cần thiết phải đưa ra mức trần phí quản lý, đơn vị này cho rằng, cần phải có các hướng dẫn cụ thể theo từng cấp độ để khách hàng biết họ phải trả các loại phí nào, trong khi đơn vị quản lý cũng căn cứ theo khung này để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tham dự hội thảo, đại diện Công ty Savills Việt Nam đưa ra quan điểm, Nhà nước không nên đưa ra mức giá trần. Bởi mức phí bao nhiêu sẽ do thị trường quyết định. Cũng theo đại diện của Savills, nếu Nhà nước đưa ra mức giá trần, sẽ càng dễ gây ra tranh chấp tại các khu chung cư.
Ông Đỗ Minh Sơn, một đại diện của Sở Tư pháp Hà Nội cũng đồng thuận với quan điểm Nhà nước không nên đưa ra mức trần phí quản lý chung cư. Bởi theo ông Sơn, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường. Vì thế, vấn đề hiện nay là phải đưa ra những tiêu chí làm cơ sở, chứ không nên đưa ra mức giá trần hay giá tối thiểu về phí quản lý chung cư.
Nhà nước “buông tay”, dân sẽ chịu thiệt
Mặc dù nhiều ý kiến của DN kiến nghị Nhà nước nên cân nhắc việc áp giá trần, nhưng ông Đỗ Thế Lưu, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) khẳng định, việc quản lý chung cư là trách nhiệm của Nhà nước với người dân, vì vậy, việc quy định giá dịch vụ nhà chung cư vẫn phải làm. Bởi nếu chính quyền “buông tay”, người dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi, một khi chủ đầu tư tự ý áp đặt mức phí riêng. Tuy nhiên, ông Lưu cũng lưu ý rằng, mức trần chỉ là cơ sở để người dân và đơn vị quản lý tính toán, thỏa thuận để thống nhất đưa ra mức phí hợp lý.
Trong khi đó, ông Đỗ Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng cho biết, quản lý chung cư là dịch vụ đặc biệt, nên Nhà nước phải tham gia quản lý và việc ban hành giá trần là cần thiết.
Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh việc có nên ban hành mức trần phí hay để thị trường tự điều tiết, nhưng nhiều đại diện DN và đơn vị quản lý thừa nhận, nếu minh bạch được việc thu chi trong quản lý chung cư thì những tranh chấp sẽ giảm thiểu. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra cũng sẽ không quá căng thẳng như một số vụ tranh chấp đã diễn ra trong thời gian qua.
Lấy dẫn chứng từ chính DN mình, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP - Invest) cho rằng, trong một năm quản lý Tòa nhà 175 Đê La Thành, đơn vị này và người dân không hề xảy ra tranh chấp. Nguyên nhân được ông Hiệp lý giải là do đơn vị quản lý đã công khai hết các khoản thu chi. Ngoài ra, rất nhiều khoản phí, đơn vị này đã thu thấp hơn trần phí quy định của Thành phố. Chẳng hạn, đối với phí quản lý chung cư, đơn vị quản lý thu chỉ 6.000 đồng/m2, phí gửi ô tô là 1,4 triệu/tháng.
Cũng theo ông Hiệp, do chủ đầu tư minh bạch được các khoản thu chi, nên thay vì phản đối, không ít hộ dân tại Dự án 175 Đê La Thành sẵn sàng chấp nhận tăng mức phí, nếu đơn vị quản lý đề xuất!
Theo ĐTCK