Với nhiều bài viết đề cập đến Phong thủy nhà ở đã giúp chúng ta phần nào hiểu được vai trò, tầm quan trọng của nghệ thuật bài trí, sắp xếp nội và ngoại thất đối với đời sống của gia chủ.
Trong phạm vi bài viết này, xin được bàn về phong thuỷ cho ngoại thất, một trong những thành phần quan trọng trong phong thuỷ nhà ở để mang lại sự thịnh vượng cũng như vẻ đẹp tổng thể cho ngôi nhà.
Cổng nhà: là nơi hàng ngày chúng ta ra vào, còn trong phong thuỷ thì cổng nhà là nơi đầu tiên đón nhận khí, năng lượng của thiên nhiên vào nhà, do đó nếu cổng nhà có bố cục hài hoà, hướng cổng, màu sắc phù hợp sẽ mang lại nhiều cát tường cho bạn và gia đình. Vậy thiết kế cổng nhà cần lưu ý những gì cho hợp với phong thủy?
Trước tiên cổng nhà cần cần hài hoà về hình thể với ngôi nhà, nếu nhà to cổng nhà cũng nên làm to, nhà nhỏ thì cổng nhỏ.
Cổng nhà cần thiết kế tránh gấp khúc hay nghiêng lệch, dáng cổng nặng nề vì điều này có thể làm chiêu dụ các khí xấu xâm nhập vào.
Vị trí cổng mở không nên đối diện với cửa chính vì quan niệm "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng", cổng không nên đối diện với cửa nhà khác hay đối diện với vật cản như cây hoặc cột điện... Không nên để dây leo quá rậm hay thép gai cuốn ở cổng vì điều này gây cản trở cho vượng khí vào nhà.
Ngoài ra trong Phong thuỷ thì hướng cổng nhà cũng như màu sơn cổng cũng rất quan trọng, điều này phụ thuộc vào bản mệnh của chủ nhà do đó cần tìm hiểu thêm để biết hướng và màu sắc phù hợp với bản mệnh.
Vườn: nếu may mắn sở hữu một ngôi nhà có vườn thì điều này thật tuyệt vời, một khu vườn với phong thuỷ tốt sẽ mang đến nguồn năng lượng, vận khí tốt và tạo sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Để làm được điều này, chúng ta cần lưu ý những yếu tố sau:
Không nên trồng các loại cây dễ rụng lá, để cây héo, úa vàng trong vườn vì theo phong thủy, hình ảnh cây khô héo có thể tạo nên trường khí xấu.
Kích thước cây trồng phải phù hợp với diện tích vườn. Không gian vườn cần thoáng đãng do đó không nên để cây cối um tùm, che lấp sẽ khiến nhà không hấp thụ đủ năng lượng làm gia vận suy yếu.
Không trồng những loại cây có hình dáng kỳ quái vì chúng bị cho là tướng hung.
Ban công: là một phần thiết của ngoại thất của ngôi nhà có tác dụng lấy ánh sáng, gió, giúp mở rộng không gian ngôi nhà ra ngoài trời hay đơn giản chỉ là một phần tạo hình của kiến trúc, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng ban công cũng góp một phần nhỏ mang lại vượng khí nếu được thiết kế hợp phong thuỷ.
Không nên thiết kế ban công với những hình răng cưa, góc nhọn. Không trồng quá nhiều cây cao thấp, rườm rà làm ban công bị che lấp gây cản trở khí tốt đi vào.
Ban công không nên đối diện thẳng hướng với đường đi vì tiếng ồn, luồng khí hỗn độn sẽ hướng vào nhà gây xáo trộn khí trong nhà, làm suy giảm sức khoẻ và mất đi vận khí tốt.
Ban công tránh đối xứng với cửa ra vào, cửa bếp vì trong phong thuỷ thì đây là điều tối kỵ “xuyên tâm", nếu không thay đổi được cấu trúc căn nhà thì bạn có thể dùng rèm che hoặc đặt tủ cá hay bình phong để hạn chế sự xuyên tâm này.
Bên cạnh đó, tránh đặt hướng của ban công đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà vì góc nhọn hướng vào gây bất lợi cho vận khí.
Cổng nhà: là nơi hàng ngày chúng ta ra vào, còn trong phong thuỷ thì cổng nhà là nơi đầu tiên đón nhận khí, năng lượng của thiên nhiên vào nhà, do đó nếu cổng nhà có bố cục hài hoà, hướng cổng, màu sắc phù hợp sẽ mang lại nhiều cát tường cho bạn và gia đình. Vậy thiết kế cổng nhà cần lưu ý những gì cho hợp với phong thủy?
Trước tiên cổng nhà cần cần hài hoà về hình thể với ngôi nhà, nếu nhà to cổng nhà cũng nên làm to, nhà nhỏ thì cổng nhỏ.
Cổng nhà cần thiết kế tránh gấp khúc hay nghiêng lệch, dáng cổng nặng nề vì điều này có thể làm chiêu dụ các khí xấu xâm nhập vào.
Vị trí cổng mở không nên đối diện với cửa chính vì quan niệm "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng", cổng không nên đối diện với cửa nhà khác hay đối diện với vật cản như cây hoặc cột điện... Không nên để dây leo quá rậm hay thép gai cuốn ở cổng vì điều này gây cản trở cho vượng khí vào nhà.
Ngoài ra trong Phong thuỷ thì hướng cổng nhà cũng như màu sơn cổng cũng rất quan trọng, điều này phụ thuộc vào bản mệnh của chủ nhà do đó cần tìm hiểu thêm để biết hướng và màu sắc phù hợp với bản mệnh.
Vườn: nếu may mắn sở hữu một ngôi nhà có vườn thì điều này thật tuyệt vời, một khu vườn với phong thuỷ tốt sẽ mang đến nguồn năng lượng, vận khí tốt và tạo sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Để làm được điều này, chúng ta cần lưu ý những yếu tố sau:
Không nên trồng các loại cây dễ rụng lá, để cây héo, úa vàng trong vườn vì theo phong thủy, hình ảnh cây khô héo có thể tạo nên trường khí xấu.
Kích thước cây trồng phải phù hợp với diện tích vườn. Không gian vườn cần thoáng đãng do đó không nên để cây cối um tùm, che lấp sẽ khiến nhà không hấp thụ đủ năng lượng làm gia vận suy yếu.
Không trồng những loại cây có hình dáng kỳ quái vì chúng bị cho là tướng hung.
Ban công: là một phần thiết của ngoại thất của ngôi nhà có tác dụng lấy ánh sáng, gió, giúp mở rộng không gian ngôi nhà ra ngoài trời hay đơn giản chỉ là một phần tạo hình của kiến trúc, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng ban công cũng góp một phần nhỏ mang lại vượng khí nếu được thiết kế hợp phong thuỷ.
Không nên thiết kế ban công với những hình răng cưa, góc nhọn. Không trồng quá nhiều cây cao thấp, rườm rà làm ban công bị che lấp gây cản trở khí tốt đi vào.
Ban công không nên đối diện thẳng hướng với đường đi vì tiếng ồn, luồng khí hỗn độn sẽ hướng vào nhà gây xáo trộn khí trong nhà, làm suy giảm sức khoẻ và mất đi vận khí tốt.
Ban công tránh đối xứng với cửa ra vào, cửa bếp vì trong phong thuỷ thì đây là điều tối kỵ “xuyên tâm", nếu không thay đổi được cấu trúc căn nhà thì bạn có thể dùng rèm che hoặc đặt tủ cá hay bình phong để hạn chế sự xuyên tâm này.
Bên cạnh đó, tránh đặt hướng của ban công đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà vì góc nhọn hướng vào gây bất lợi cho vận khí.
Theo Cafeland/MarryHome