Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết như vậy tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi do Bộ Xây dựng tổ chức tại Đà Nẵng sáng 23/8.
Theo các đại biểu tham dự hội thảo, cả hai luật hiện hành đều còn nhiều bất cập khiến thị trường BĐS phát triển chưa ổn định, đầu tư dự án dàn trải, năng lực chủ đầu tư yếu, nhiều dự án chậm tiến độ, trong khi cơ cấu hàng hóa mất cân đối nghiêm trọng.
Luật cũng chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS tại Việt Nam...
Cũng bởi vậy, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Luật Nhà ở sửa đổi cần quy định rõ hành lang pháp lý để Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo; có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội...
Đồng thời phải hạn chế tối đa việc phát triển nhà ở theo phong trào, không theo quy hoạch, kế hoạch như thời gian qua; cần có quy định chặt chẽ trong thủ tục, điều kiện giao dịch mua bán nhà ở thương mại của các chủ đầu tư dự án để hạn chế các rủi ro cho người mua nhà; bảo đảm việc huy động vốn cho phát triển nhà ở phải đúng mục đích…
Về Dự án Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi cũng cần có quy định cụ thể nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Đặc biệt, cần có quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS để các cá nhân, các DN có đủ thông tin thực tế khi tham gia thị trường, từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa BĐS phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra cần có quy định cụ thể về các hình thức giao dịch BĐS để tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, đội giá BĐS, gây mất ổn định thị trường như vừa qua...
Được biết, theo kế hoạch trong năm 2014, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án Luật Nhà ở và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Luật cũng chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS tại Việt Nam...
Cũng bởi vậy, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Luật Nhà ở sửa đổi cần quy định rõ hành lang pháp lý để Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo; có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội...
Đồng thời phải hạn chế tối đa việc phát triển nhà ở theo phong trào, không theo quy hoạch, kế hoạch như thời gian qua; cần có quy định chặt chẽ trong thủ tục, điều kiện giao dịch mua bán nhà ở thương mại của các chủ đầu tư dự án để hạn chế các rủi ro cho người mua nhà; bảo đảm việc huy động vốn cho phát triển nhà ở phải đúng mục đích…
Về Dự án Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi cũng cần có quy định cụ thể nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Đặc biệt, cần có quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS để các cá nhân, các DN có đủ thông tin thực tế khi tham gia thị trường, từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa BĐS phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra cần có quy định cụ thể về các hình thức giao dịch BĐS để tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, đội giá BĐS, gây mất ổn định thị trường như vừa qua...
Được biết, theo kế hoạch trong năm 2014, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án Luật Nhà ở và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Theo TBNH