• “Khu đất vàng” bị bỏ hoang: Ai chịu trách nhiệm?

    Trong tổng số 33 khu đất được kiểm tra trên địa bàn 4 quận, huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm với diện tích gần 500.000m2 có 19 khu đất trống, chưa sử dụng với diện tích khoảng 309.368m2.

    Dự án trên đường Láng Hạ - Thanh Xuân của Cty CP Hacinco nằm trong danh sách bị thu hồi.

    Bên cạnh đó, còn hàng chục dự án đã và đang sử dụng đất sai mục đích.

    Gần 500.000m2 đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích

    Dự án khách sạn 5 sao thành sân bóng đá mini

    Ông Vũ Văn Hậu - GĐ Sở Tài nguyên Môi trường HN - cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra về tình trạng đất bỏ hoang, không sử dụng từ nhiều năm nay. Kết quả bước đầu cho thấy, trong tổng số 33 khu đất kiểm tra, với diện tích khoảng 488.545m2 của 23 chủ đầu tư, có 19 khu đất trống chưa sử dụng, diện tích khoảng 309.368m2; 10 khu đất sử dụng sai mục đích; 2 khu đất đã được UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất, chủ đầu tư đang thực hiện xác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án.

    Đáng chú ý, 19 khu đất trống đều nằm ở những vị trí đắc địa của TP. Đó là: KĐT Đông Nam Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy: Ô đất ký hiệu HH, có diện tích khoảng 50.575m2; KĐT mới Cầu Giấy - quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm: Ô đất ký hiệu D23 có diện tích 5.054m2; ô đất ký hiệu 11E6, ô đất ký hiệu 4-E7, 6-E7 và 7-E7 có diện tích khoảng 26.975m2; KĐT mới Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy: Ô đất ký hiệu A7 có diện tích khoảng 12.619m2; đất hai bên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân: Ô đất ký hiệu 3.7-CC có diện tích 9.984m2 (đã xây xong nhà B), ô đất ký hiệu 4.1-CC có diện tích 13.380m2; ô đất ký hiệu 4.6-NO có diện tích là 1.573m2.

    Dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (giáp đường Hoàng Minh Giám), quận Thanh Xuân: Ô đất ký hiệu MN-1 có diện tích 132.356m2; khu đấu giá quyền sử dụng đất 18,6ha đất tại quận Tây Hồ.

    Khu đất hai bên đường Phạm Hùng (đoạn từ ngã tư Lê Văn Lương đến đầu đường Phạm Văn Đồng) thuộc quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, khu đất hai bên đường Lê Đức Thọ, huyện Từ Liêm: Ô đất ký hiệu EI.2 có diện tích 9.584m2; ô đất ký hiệu CC1 KĐT Mỹ Đình II có diện tích là 7.461m2; ô đất ký hiệu BĐX KĐT Mễ Trì Hạ có diện tích là 1.864m2; ô đất ký hiệu CXTT KĐT.

    Ngoài những khu đất bỏ hoang, còn có 10 khu đất các chủ đầu tư được giao quản lý, hiện nay sử dụng sai mục đích (cho thuê, cho mượn làm gara ôtô, rửa xe, bãi đỗ ôtô, quán hàng bán bia, sân bóng đá mini....), với diện tích khoảng 159.328m2, bao gồm: KĐT Đông Nam Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy: ô đất ký hiệu NT1, THI (cạnh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam) có diện tích 19.416m2; KĐT mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy: Ô đất ký hiệu D2 có diện tích 1.198m2; khu đất xây dựng trụ sở các Tổng Cty tại KĐT mới Cầu Giấy: ô đất ký hiệu E4, E5, 9.E6, 5E7 có diện tích khoảng 40.000m2; khu đất hai bên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân: ô đất ký hiệu 3.IO-NO có diện tích khoảng 11.255m2; một số khu đất tại các KĐT mới hai bên đường Phạm Hùng (đoạn từ ngã tư Lê Văn Lương đến đầu đường Phạm Văn Đồng) thuộc quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm; khu đất hai bên đường Lê Đức Thọ, huyện Từ Liêm: ký hiệu CC3 KĐT Mỹ Đình có diện tích 5.878,7m2; ô đất ký hiệu TH2 KĐT mới Mỹ Đình - Mễ Trì, có diện tích 11.606m2. Dự án khách sạn 5 sao và Nhà hát Thăng Long có diện tích là 69.975m2.

    Và cuối cùng là 2 khu đất đã được UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất chủ đầu tư đang thực hiện xác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án, gồm: KĐT mới Cầu Giấy: Ô đất ký hiệu D3 có diện tích 4.944m2; KĐT mới Nam Trung Yên: Ô đất ký hiệu C3/CC2 có điện tích 9.161m2; 1 khu đất chưa giải phóng xong mặt bằng: Khu đất hai bên đường Lê Vãn Lương, quận Thanh Xuân: ô đất ký hiệu 4.5-NO có diện tích 5.744m2.


    Dự án “treo biển” của TCty Sông Hồng tại phố Lê Văn Lương đang bị kiến nghị thu hồi.

    Chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án

    Từ thực tế kiểm tra của các quận, huyện, Sở TNMT cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn chậm triển khai. Trong đó, có một số dự án do phải rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch hoặc chủ đầu tư chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án do ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế...

    Một số DN được TP giao làm chủ đầu tư các ô đất theo quy hoạch được duyệt, sau khi nộp một số tiền cam kết hỗ trợ ngân sách, tiền đặt cọc để được lập dự án đầu tư, đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch, không tích cực lập dự án, lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất theo quy định (đơn cử là những chủ đầu tư tại khu đất hai bên đường Lê Văn Lương).

    Một số đơn vị trúng giá quyền sử dụng đất, sau khi được cấp “sổ đỏ” và được bàn giao đất ngoài thực địa đã không triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, có một số chủ đầu tư sau khi GPMB và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật lại đã sử dụng đất sai mục đích.

    Điều đáng nói là, trong những đơn vị vi phạm, phần lớn chủ đầu tư các dự án lại thuộc các TCty, tập đoàn, đơn vị lớn như: Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD); Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Tổng Cty Xây dựng Sông Đà; Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex); Liên danh Cty CP xây dựng công nghiệp (ICC) và Cty CP tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội; Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Từ Liêm; BQL dự án quận Cầu Giấy...

    Theo Lao động
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê