Sau nhiều cuộc họp với ý kiến khác khau, cuối cùng TP Hà Nội cũng thống nhất nút giao thông vành đai 3 - Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) sẽ được xây dựng 4 tầng, trong đó có 3 tầng nổi và một tầng ngầm.
Đường Khuất Duy Tiến.
Theo phương án xây dựng nút giao thông vành đai 3 - Nguyễn Trãi vừa được TP Hà Nội và Bộ GTVT thống nhất, ngoài đường vành đai 3 dưới đất và vành đai 3 trên cao, tại nút giao thông vành đai 3 - Nguyễn Trãi sẽ xây thêm đường hầm và tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông ở trên cao.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, đường ngầm đi qua nút giao vành đai 3 - Nguyễn Trãi sẽ được thiết kế xây dựng tương tự như hầm Kim Liên.
Tuy nhiên, về quy mô sẽ lớn hơn, vì lượng phương tiện trên trục đường Nguyễn Trãi - Hà Đông nhiều hơn.
Với tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông, do không chỉ đi qua nút vành đai 3 - Nguyễn Trãi mà tuyến này còn đi qua nhiều nút giao thông quan trọng khác, nên để có phương án thi công hợp lý nhất, Sở GTVT đã có báo cáo kiến nghị UBND TP Hà Nội “quan tâm gấp” đến thiết kế độ cao dự án này.
Theo Sở GTVT, thiết kế độ cao mặt ray tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông là +19,262m (cao hơn mặt đường hiện tại khoảng 21,9m), do vậy khi thi công qua một số nút giao thông có đường trên cao cần thực hiện theo hai phương án.
Thứ nhất, nếu giữ nguyên cao độ +19,262m thì đường bộ trên cao phải đi trên tầng 3; Thứ 2, thi công đường bộ trên cao nằm ở tầng 2.
Sau khi nghiên cứu hai phương án và làm việc với Cục Đường sắt - Bộ GTVT (chủ đầu tư dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông) TP Hà Nội đã thống nhất tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông sẽ đi trên tầng 3 (nằm trên đường vành đai 3 trên cao).
“Như vậy nếu tính cả làn đường Nguyễn Trãi - Hà Đông sẽ được thi công ngầm thì tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông đi qua nút vành đai 3 - Nguyễn Trãi được đi trên tầng 4” - ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, đường ngầm đi qua nút giao vành đai 3 - Nguyễn Trãi sẽ được thiết kế xây dựng tương tự như hầm Kim Liên.
Tuy nhiên, về quy mô sẽ lớn hơn, vì lượng phương tiện trên trục đường Nguyễn Trãi - Hà Đông nhiều hơn.
Với tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông, do không chỉ đi qua nút vành đai 3 - Nguyễn Trãi mà tuyến này còn đi qua nhiều nút giao thông quan trọng khác, nên để có phương án thi công hợp lý nhất, Sở GTVT đã có báo cáo kiến nghị UBND TP Hà Nội “quan tâm gấp” đến thiết kế độ cao dự án này.
Theo Sở GTVT, thiết kế độ cao mặt ray tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông là +19,262m (cao hơn mặt đường hiện tại khoảng 21,9m), do vậy khi thi công qua một số nút giao thông có đường trên cao cần thực hiện theo hai phương án.
Thứ nhất, nếu giữ nguyên cao độ +19,262m thì đường bộ trên cao phải đi trên tầng 3; Thứ 2, thi công đường bộ trên cao nằm ở tầng 2.
Sau khi nghiên cứu hai phương án và làm việc với Cục Đường sắt - Bộ GTVT (chủ đầu tư dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông) TP Hà Nội đã thống nhất tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông sẽ đi trên tầng 3 (nằm trên đường vành đai 3 trên cao).
“Như vậy nếu tính cả làn đường Nguyễn Trãi - Hà Đông sẽ được thi công ngầm thì tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông đi qua nút vành đai 3 - Nguyễn Trãi được đi trên tầng 4” - ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết.
Theo Tiền phong