Mua nhà xã hội chỉ cần xin một dấu, Gói 30.000 tỷ: Giải ngân đã đạt...4%, Được thế chấp căn hộ để vay gói 30.000 tỷ, Bộ Xây dựng đề xuất ngưng cấp phép khu đô thị mới… là những tin BĐS nổi bật tuần qua.
Mua nhà ở xã hội sẽ chỉ cần vượt qua một cửa
Thay vì phải xác nhận hai con dấu ở cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương, sắp tới người mua nhà ở xã hội chỉ cần xác nhận tại cơ quan nơi làm việc.
Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết tới đây, bộ Xây dựng sẽ sửa quy định cho phép người thu nhập thấp khi vay vốn mua nhà, thay vì phải “hai con dấu” xác nhận của cơ quan đang làm việc và chính quyền địa phương, người dân chỉ cần “một con dấu” xác nhận về tình trạng nhà ở và thu nhập tại cơ quan nơi làm việc.
Theo Thứ trưởng bộ Xây dựng, việc thu gọn thủ tục như vậy nhằm mục đích tạo điều kiện tối đa cho người dân về các thủ tục, hồ sơ giấy tờ để họ có thể nhanh chóng có nhà ở.
Theo quy định hiện hành, người mua nhà ở xã hội phải cần qua hai "cửa" chính. Thứ nhất, tại chính quyền địa phương để xác nhận chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8m2 sàn/người. Hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.
Và cửa thứ hai là cơ quan nơi làm việc để xác nhận thu nhập có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Gói 30.000 tỷ: Giải ngân đã đạt... 4%
Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo kết quả giải ngân gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, tính đến hết tháng 2/2014.
Trong tháng 2, cơ quan này đã xác nhận việc đăng ký cho vay hỗ trợ nhà ở đối với 3 dự án, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 2.704 khách hàng với tổng số tiền cam kết đạt 2.714 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 2.673 khách hàng với tổng dư nợ 1.206 tỷ đồng, đạt 4,02% tổng giá trị.
Đối với khách hàng cá nhân, đến ngày 28/2/2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay 2.687 khách hàng cá nhân với số tiền là 1.013 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 2.661 khách hàng với dư nợ 640 tỷ đồng.
Được thế chấp chính căn hộ mua khi vay gói 30.000 tỷ
Bộ Xây dựng vừa ký một thông tư liên tịch với 3 bộ, ngành nhằm tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ.
Theo đó, văn bản này được Bộ Xây dựng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Tư pháp với nội dung quan trọng là cho phép các đối tượng thu nhập thấp có thể dùng chính căn hộ mua tại dự án nhà thu nhập thấp, nhà xã hội để thế chấp tại ngân hàng khi vay vốn từ gói 30.000 tỷ hỗ trợ nhà ở của Chính phủ.
Một đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, đây chính là bước đột phá quan trọng trong các quy định về điều kiện, thủ tục cho người thu nhập thấp khi vay gói 30.000 tỷ để mua nhà. Bởi trước đó, để có thể vay được, các ngân hàng buộc người vay phải chứng minh được khả năng trả nợ hoặc phải có tài sản khác thế chấp.
Bộ Xây dựng đề xuất ngưng cấp phép khu đô thị mới
Theo báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng vừa gửi Thủ tướng, đầu năm nay, thị trường bất động sản có xu hướng ấm dần lên, nhưng còn nhiều khó khăn như: hàng tồn kho lớn, dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng đồng bộ vẫn không bán được hàng, giá cả bất động sản vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát dự án phát triển bất động sản trên cả nước. Các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với kế hoạch phát triển của địa phương thì tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất, đồng thời cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm tránh để đất trống.
“Cần kiên quyết tạm dừng, dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như nhu cầu của địa phương”, Bộ trưởng Dũng kiến nghị.
Bộ trưởng Xây dựng đề nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ Xây dựng và xin ý kiến Thủ tướng.
Hà Nội thu hồi hơn 1.000m2 đất mặt đường Trường Chinh
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh vừa ra quyết định thu hồi 1.089 m2 đất do 5 tổ chức đang quản lý, sử dụng tại các quận Đống Đa và Thanh Xuân Hà Nội.
Số diện tích đất bị thu hồi bao gồm 66m2 đất tại số 508 Trường Chinh (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) do HTX Công nghiệp tháng 10 đang quản lý, sử dụng. 51 m2 đất tại số 486 Trường Chinh do Cục bảo vệ an ninh quân đội – Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đang quản lý, sử dụng.
Cũng trên tuyến đường này, thành phố cũng quyết định thu hồi 4m2 đất tại số 390 do Trung tâm thông tin và triển lãm Hà Nội quản lý; 274m2 đất tại số 390 Trường Chinh, do Công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà Nội quản lý, sử dụng; đồng thời thu hồi 98m2 tại số 317 Trường Chinh đang sử dụng bởi Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án quốc tế ICC.
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cũng ra quyết định giao phần diện tích đất thu hồi trên cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng đợt 3.
Ông Khôi cũng lưu ý, sau 12 tháng kể từ ngày nhận bàn giao đất ngoài thực địa, nếu Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội không sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng, hoặc sử dụng không đúng nội dung thì thành phố sẽ thu hồi lại.
Thay vì phải xác nhận hai con dấu ở cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương, sắp tới người mua nhà ở xã hội chỉ cần xác nhận tại cơ quan nơi làm việc.
Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết tới đây, bộ Xây dựng sẽ sửa quy định cho phép người thu nhập thấp khi vay vốn mua nhà, thay vì phải “hai con dấu” xác nhận của cơ quan đang làm việc và chính quyền địa phương, người dân chỉ cần “một con dấu” xác nhận về tình trạng nhà ở và thu nhập tại cơ quan nơi làm việc.
Theo Thứ trưởng bộ Xây dựng, việc thu gọn thủ tục như vậy nhằm mục đích tạo điều kiện tối đa cho người dân về các thủ tục, hồ sơ giấy tờ để họ có thể nhanh chóng có nhà ở.
Theo quy định hiện hành, người mua nhà ở xã hội phải cần qua hai "cửa" chính. Thứ nhất, tại chính quyền địa phương để xác nhận chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8m2 sàn/người. Hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.
Và cửa thứ hai là cơ quan nơi làm việc để xác nhận thu nhập có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Gói 30.000 tỷ: Giải ngân đã đạt... 4%
Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo kết quả giải ngân gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, tính đến hết tháng 2/2014.
Trong tháng 2, cơ quan này đã xác nhận việc đăng ký cho vay hỗ trợ nhà ở đối với 3 dự án, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 2.704 khách hàng với tổng số tiền cam kết đạt 2.714 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 2.673 khách hàng với tổng dư nợ 1.206 tỷ đồng, đạt 4,02% tổng giá trị.
Đối với khách hàng cá nhân, đến ngày 28/2/2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay 2.687 khách hàng cá nhân với số tiền là 1.013 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 2.661 khách hàng với dư nợ 640 tỷ đồng.
Được thế chấp chính căn hộ mua khi vay gói 30.000 tỷ
Bộ Xây dựng vừa ký một thông tư liên tịch với 3 bộ, ngành nhằm tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ.
Theo đó, văn bản này được Bộ Xây dựng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Tư pháp với nội dung quan trọng là cho phép các đối tượng thu nhập thấp có thể dùng chính căn hộ mua tại dự án nhà thu nhập thấp, nhà xã hội để thế chấp tại ngân hàng khi vay vốn từ gói 30.000 tỷ hỗ trợ nhà ở của Chính phủ.
Một đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, đây chính là bước đột phá quan trọng trong các quy định về điều kiện, thủ tục cho người thu nhập thấp khi vay gói 30.000 tỷ để mua nhà. Bởi trước đó, để có thể vay được, các ngân hàng buộc người vay phải chứng minh được khả năng trả nợ hoặc phải có tài sản khác thế chấp.
Bộ Xây dựng đề xuất ngưng cấp phép khu đô thị mới
Theo báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng vừa gửi Thủ tướng, đầu năm nay, thị trường bất động sản có xu hướng ấm dần lên, nhưng còn nhiều khó khăn như: hàng tồn kho lớn, dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng đồng bộ vẫn không bán được hàng, giá cả bất động sản vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát dự án phát triển bất động sản trên cả nước. Các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với kế hoạch phát triển của địa phương thì tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất, đồng thời cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm tránh để đất trống.
“Cần kiên quyết tạm dừng, dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như nhu cầu của địa phương”, Bộ trưởng Dũng kiến nghị.
Bộ trưởng Xây dựng đề nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ Xây dựng và xin ý kiến Thủ tướng.
Hà Nội thu hồi hơn 1.000m2 đất mặt đường Trường Chinh
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh vừa ra quyết định thu hồi 1.089 m2 đất do 5 tổ chức đang quản lý, sử dụng tại các quận Đống Đa và Thanh Xuân Hà Nội.
Số diện tích đất bị thu hồi bao gồm 66m2 đất tại số 508 Trường Chinh (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) do HTX Công nghiệp tháng 10 đang quản lý, sử dụng. 51 m2 đất tại số 486 Trường Chinh do Cục bảo vệ an ninh quân đội – Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đang quản lý, sử dụng.
Cũng trên tuyến đường này, thành phố cũng quyết định thu hồi 4m2 đất tại số 390 do Trung tâm thông tin và triển lãm Hà Nội quản lý; 274m2 đất tại số 390 Trường Chinh, do Công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà Nội quản lý, sử dụng; đồng thời thu hồi 98m2 tại số 317 Trường Chinh đang sử dụng bởi Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án quốc tế ICC.
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cũng ra quyết định giao phần diện tích đất thu hồi trên cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng đợt 3.
Ông Khôi cũng lưu ý, sau 12 tháng kể từ ngày nhận bàn giao đất ngoài thực địa, nếu Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội không sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng, hoặc sử dụng không đúng nội dung thì thành phố sẽ thu hồi lại.
Theo VnEconomy