Đề xuất nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài có thể từng bước cải thiện tính thanh khoản cho thị trường bất động sản, nhưng về lâu dài, sẽ khó có thay đổi đột biến.
Bình luận về những kiến nghị của Bộ Xây dựng trong việc nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, chuyên gia về bất động sản, TSKH. Đặng Hùng Võ cho rằng, nếu được Chính phủ thông qua, kiến nghị này có thể từng bước cải thiện tính thanh khoản cho thị trường, nhưng về lâu dài, sẽ khó có thay đổi đột biến.
“Về lâu dài, cùng với việc hạ giá bất động sản xuống ngang bằng với các nước trong khu vực; điều mà các nhà làm chính sách và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần làm là tạo một môi trường đầu tư dễ dàng, cởi mở và thân thiện để người nước ngoài lựa chọn tài sản là bất động sản ở Việt Nam”, ông Võ khuyến cáo.
Theo nhận định chung, hiện tại, người nước ngoài chưa mặn mà mua bất động sản tại Việt Nam.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế tại thị trường Việt Nam cho rằng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam là một ý tưởng tốt với nền kinh tế.
Thực tế, các quốc gia trên thế giới đều rất cởi mở trong vấn đề này. Ở những nước kinh tế phát triển, như Mỹ, Nhật Bản..., họ không chỉ cho người nước ngoài mua nhà, mà còn không giới hạn số lượng.
“Tuy nhiên, ý tưởng này chỉ có thể xảy ra trong trung hạn, khi chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam được điều chỉnh phù hợp; khi mà người nước ngoài được mở rộng quyền kinh doanh và định đoạt tài sản là bất động sản của họ”, ông Richard Leech nhận định.
Ông Leon Cheneval, Phó giám đốc CBRE Việt Nam phụ trách mảng thẩm định giá bất động sản cho rằng, bản thân ông và những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam sẽ rất thận trọng với việc mua nhà ở tại Việt Nam, vì một số nguyên nhân sau.
Một là, do chính sách về sở hữu đất đai tại Việt Nam còn chưa rõ ràng; việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam sẽ còn mất nhiều thời gian.
Hai là, giá bất động sản tại Việt Nam còn quá cao, cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số hơn 100 trường hợp người nước ngoài đã bỏ tiền mua nhà ở tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào cá nhân kết hôn với công dân Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam hoặc được doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước) thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 15%.
Cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học trở lên còn ít hơn nữa, chỉ chiếm 5%.
Lý giải về con số quá ít ỏi này so với hàng trăm ngàn người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đó là do quy định hiện hành cho phép chủ sở hữu nhà ở (là các tổ chức, cá nhân nước ngoài) chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước.
Trong khi đó, đối với những trường hợp cá nhân nước ngoài phải di chuyển do làm việc tại nhiều nơi khác nhau, thì lại không được cho thuê hoặc kinh doanh nhà ở đã mua, khi họ tạm thời không có nhu cầu sử dụng...
“Những quy định trên đã hạn chế nguồn lực rất lớn của thị trường bất động sản Việt Nam những năm vừa qua”, Thứ trưởng Nam thừa nhận.
Theo ước tính của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện có 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 1,7 triệu Việt kiều nhập cảnh vào TP.HCM mỗi năm.
Nếu như những điều kiện nới lỏng này được thông qua, chỉ cần 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở, tính trung bình mỗi người mua căn nhà giá 1,5 tỷ đồng thì lập tức sẽ có một lượng tiền lớn được bổ sung cho thị trường.
Nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà chỉ từng bước cải thiện thanh khoản ngắn hạn cho thị trường
“Về lâu dài, cùng với việc hạ giá bất động sản xuống ngang bằng với các nước trong khu vực; điều mà các nhà làm chính sách và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần làm là tạo một môi trường đầu tư dễ dàng, cởi mở và thân thiện để người nước ngoài lựa chọn tài sản là bất động sản ở Việt Nam”, ông Võ khuyến cáo.
Theo nhận định chung, hiện tại, người nước ngoài chưa mặn mà mua bất động sản tại Việt Nam.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế tại thị trường Việt Nam cho rằng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam là một ý tưởng tốt với nền kinh tế.
Thực tế, các quốc gia trên thế giới đều rất cởi mở trong vấn đề này. Ở những nước kinh tế phát triển, như Mỹ, Nhật Bản..., họ không chỉ cho người nước ngoài mua nhà, mà còn không giới hạn số lượng.
“Tuy nhiên, ý tưởng này chỉ có thể xảy ra trong trung hạn, khi chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam được điều chỉnh phù hợp; khi mà người nước ngoài được mở rộng quyền kinh doanh và định đoạt tài sản là bất động sản của họ”, ông Richard Leech nhận định.
Ông Leon Cheneval, Phó giám đốc CBRE Việt Nam phụ trách mảng thẩm định giá bất động sản cho rằng, bản thân ông và những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam sẽ rất thận trọng với việc mua nhà ở tại Việt Nam, vì một số nguyên nhân sau.
Một là, do chính sách về sở hữu đất đai tại Việt Nam còn chưa rõ ràng; việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam sẽ còn mất nhiều thời gian.
Hai là, giá bất động sản tại Việt Nam còn quá cao, cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số hơn 100 trường hợp người nước ngoài đã bỏ tiền mua nhà ở tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào cá nhân kết hôn với công dân Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam hoặc được doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước) thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 15%.
Cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học trở lên còn ít hơn nữa, chỉ chiếm 5%.
Lý giải về con số quá ít ỏi này so với hàng trăm ngàn người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đó là do quy định hiện hành cho phép chủ sở hữu nhà ở (là các tổ chức, cá nhân nước ngoài) chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước.
Trong khi đó, đối với những trường hợp cá nhân nước ngoài phải di chuyển do làm việc tại nhiều nơi khác nhau, thì lại không được cho thuê hoặc kinh doanh nhà ở đã mua, khi họ tạm thời không có nhu cầu sử dụng...
“Những quy định trên đã hạn chế nguồn lực rất lớn của thị trường bất động sản Việt Nam những năm vừa qua”, Thứ trưởng Nam thừa nhận.
Theo ước tính của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện có 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 1,7 triệu Việt kiều nhập cảnh vào TP.HCM mỗi năm.
Nếu như những điều kiện nới lỏng này được thông qua, chỉ cần 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở, tính trung bình mỗi người mua căn nhà giá 1,5 tỷ đồng thì lập tức sẽ có một lượng tiền lớn được bổ sung cho thị trường.
Theo Báo Đầu tư