Có một số ý kiến cho rằng, Nghị định 64 của Chính phủ bên cạnh việc tạo lối thoát cho các hộ dân đang nằm trong diện "quy hoạch treo" nhưng bên cạnh đó cũng vô tình làm khó cho chính quyền trong việc cấp phép xây dựng nếu thực hiện đúng theo yêu cầu của Nghị định này.
Trao đổi với PV, ông KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đưa ra nhiều dẫn chứng chứng minh Nghị định 64/2012 sẽ gây khó cho cả chủ đầu tư lẫn cơ quan cấp phép xây dựng.
Lý do ông Nghiêm đưa ra nhận định đó là trong Nghị định có đề cập đến nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có thêm bản vẽ kết cấu chịu lực của công trình, điều này sẽ làm khó cho cả hai bên. Bởi lẽ, bản vẽ kết cấu thể hiện tính bền vững của công trình. Công việc này do chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, không liên quan đến việc cấp phép xây dựng. "Mặt khác, bản vẽ này mang tính kỹ thuật nên sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện nó. Đã mất thời gian thực hiện thì chắc chắn tiến độ cấp phép xây dựng sẽ bị chậm lại, gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, gây khó khăn cho người dân", ông Nghiêm phân tích. Chính vì điều đó cho nên việc cơ quan cấp phép yêu cầu doanh nghiệp, người dân chỉnh sửa lại bản vẽ kết cấu chịu lực công trình là điều không tránh khỏi. Nếu điều này xảy ra chắc chắn người dân sẽ mất nhiều tiền thực hiện bản vẽ đó. Ngoài ra chưa kể đến các khoản chi phí cho những lần sửa đổi sau.
Cũng theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm, điều lo ngại lớn nhất là trên thực tế, hầu như cán bộ thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng không đủ chuyên môn để thẩm định những bản vẽ kết cấu chịu lực của công trình. Do đó, sẽ nảy sinh một số bất cập.
Nghị định 64/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2012. Tuy nhiên, để Nghị định này thực hiện được thì còn cần phải có những thông tư hướng dẫn cụ thể. Ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, cần nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn để cơ quan chức năng và người dân thuận lợi hơn trong việc thực hiện. "Trong bối cảnh hiện tại nên kéo dài thời gian thi hành Nghị định, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương có những quy định phù hợp với tình hình địa phương đó. Nếu không, một Nghị định tưởng chừng rất phù hợp lại trở thành khó thực hiện và thực hiện không mấy hiệu quả", ông Nghiêm nêu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Lý do ông Nghiêm đưa ra nhận định đó là trong Nghị định có đề cập đến nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có thêm bản vẽ kết cấu chịu lực của công trình, điều này sẽ làm khó cho cả hai bên. Bởi lẽ, bản vẽ kết cấu thể hiện tính bền vững của công trình. Công việc này do chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, không liên quan đến việc cấp phép xây dựng. "Mặt khác, bản vẽ này mang tính kỹ thuật nên sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện nó. Đã mất thời gian thực hiện thì chắc chắn tiến độ cấp phép xây dựng sẽ bị chậm lại, gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, gây khó khăn cho người dân", ông Nghiêm phân tích. Chính vì điều đó cho nên việc cơ quan cấp phép yêu cầu doanh nghiệp, người dân chỉnh sửa lại bản vẽ kết cấu chịu lực công trình là điều không tránh khỏi. Nếu điều này xảy ra chắc chắn người dân sẽ mất nhiều tiền thực hiện bản vẽ đó. Ngoài ra chưa kể đến các khoản chi phí cho những lần sửa đổi sau.
Cũng theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm, điều lo ngại lớn nhất là trên thực tế, hầu như cán bộ thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng không đủ chuyên môn để thẩm định những bản vẽ kết cấu chịu lực của công trình. Do đó, sẽ nảy sinh một số bất cập.
Nghị định 64/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2012. Tuy nhiên, để Nghị định này thực hiện được thì còn cần phải có những thông tư hướng dẫn cụ thể. Ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, cần nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn để cơ quan chức năng và người dân thuận lợi hơn trong việc thực hiện. "Trong bối cảnh hiện tại nên kéo dài thời gian thi hành Nghị định, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương có những quy định phù hợp với tình hình địa phương đó. Nếu không, một Nghị định tưởng chừng rất phù hợp lại trở thành khó thực hiện và thực hiện không mấy hiệu quả", ông Nghiêm nêu ý kiến.
Bộ Xây dựng sẽ thanh tra các dự án BĐS Trao đổi với PV báo Người đưa tin, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ đã lập các đoàn thanh tra để tiến hành thanh kiểm tra các dự án BĐS trên 10 tỉnh thành phố trong cả nước bắt đầu từ tháng 10/2012. "Đoàn thanh tra phân loại các dự án phát triển nhà ở, các dự án tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu... Trong đợt kiểm tra này, Bộ sẽ tập trung vào các dự án không phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở, vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng, trên cơ sở đó sẽ tạm dừng một số dự án không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là những dự án "treo", bỏ hoang tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác". |
Theo Người đưa tin