Thị trường sau một thời gian dài giảm mạnh, giá bán nhà liền kề, biệt thự tại nhiều dự án bất động sản Hà Nội đã giảm về bằng mức giá gốc ghi trong hợp đồng.
Thị trường bất động sản trước nay luôn tồn tại hai mức giá bán khác nhau là giá gốc ghi trong hợp đồng và giá bán thực tế. Tại nhiều dự án, để trốn thuế, nhiều chủ đầu tư đã ghi giá bán trong hợp đồng rất thấp chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 so với giá bán thực tế và khoản tiền chênh ngoài mà khách hàng phải chi trả.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay sau một năm thị trường lao dốc, giá bán nhiều dự án bất động sản đã về gần sát với giá gốc ghi trong hợp đồng và đây là điều mà nhiều nhà đầu tư không thể ngờ tới. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư chào bán hàng đã chấp nhận đưa ra mức giá thấp hơn cả giá chào bán lần một để cạnh tranh với các nhà đầu tư thứ cấp.
Dẫn đầu về mức độ giảm giá trong thời gian vừa qua là những dự án có tiến độ “rùa”, dự án chưa hoàn thành hạ tầng thậm chí chưa giải phóng xong mặt bằng. Đơn cử như dự án Kim Chung - Di Trạch hiện có những lô đất liền kề, biệt thự đường nhỏ chào bán mức giá 15 triệu đồng/m2 gần bằng mức giá gốc ghi trong hợp đồng của chủ đầu tư.
Đất biệt thự, liền kề thuộc dự án khu đô thị An Thịnh 6 (Hoài Đức) giá ghi trong hợp đồng gốc xấp xỉ 20 triệu đồng/m2 tuy nhiên thời điểm này giá chào bán 12-14 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không thể thanh khoản do chưa giải phóng mặt bằng.
Đất dự án Tân Tây Đô, trong năm 2010 có giá hơn 10 -15 triệu đồng/m2, hiện tại được chào bán 25 triệu đồng/m2.
Dự án Geleximco (Lê Trọng Tấn, Hà Đông) mức giá gốc ghi trong hợp đồng có nhiều mức dao động từ 7-dưới 20 triệu đồng/m2 thì nay nhiều lô đất bán tháo cũng chỉ được chào bán cao hơn khoảng vài triệu đồng/m2.
Hay như dự án Dương Nội, giá bán chủ đầu tư đưa ra trong hợp đồng chỉ 20-25 triệu đồng/m2 thì nay giá bán trung bình trên thị trường khoảng 30-35 triệu đồng/m2
Ngay cả dự án đang xảy ra nhiều tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư như Splendora, giá gốc được chủ đầu tư chốt là 42 triệu đồng/m2 áp dụng đối với nhà biệt thự và 21,3 triệu đồng/m2 đối với nhà liền kề.
Dự án này khi mới mở bán vào năm 2009 có giá 1.100-1.300 USD/m2, bao gồm cả tiền xây thô nhưng chỉ những người có tầm ảnh hưởng và có mối quan hệ đặc biệt với chủ đầu tư mới được mua. Thời kỳ đỉnh điểm năm 2010, dự án này trở thành tâm điểm của thị trường, người ta mua tranh, mua cướp bằng mọi giá, khiến tiền chênh của mỗi biệt thự, liền kề tại đây lên tới khoảng 6 tỷ đồng, thậm chí căn đẹp còn chênh tới hàng chục tỷ đồng/căn.
Sau này, cùng với sự sụt giảm của thị trường, mức chênh cũng giảm dần, so với “đỉnh sóng” trên thị trường bất động sản. Đến nay, dự án này đã “bay hơi” 4-6 tỷ đồng/căn nhưng trên thực tế, tiền chênh chỉ còn 1-2 tỷ đồng nhưng điều đáng nói không thể thanh khoản được.
Tại Khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức) của Tập đoàn HUD, giá căn hộ liền kề cũng có tốc độ giảm chóng mặt. Cụ thể, vào thời điểm đầu năm 2011, giá đất liền kề dự án Nam An Khánh được chào bán với giá khoảng 44 - 45 triệu đồng/m2, giá biệt thự được chào bán trên 30 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất liền kề giảm mức 24-25 triệu đồng/m2, biệt thự giảm 20-21 triệu đồng/m2.
Hay như giá đất liền kề Khu đô thị mới Dương Nội của Nam Cường được rao bán nhiều quanh mức 28 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm xây thô), trong khi 6 tháng trước đó, giá đất liền kề tại đây được rao bán phổ biến với mức 38 triệu đồng/m2. Nếu so với mức giá đỉnh một thời khoảng 50 triệu đồng/m2, giá đất tại dự án này cũng đã giảm trên 50%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng nhiều dự án ồ ạt giảm giá trước hết có thể do dân đầu cơ tìm mọi cách cắt lỗ, rút khỏi thị trường. Đây không phải là hiện tượng mới nhưng điểm mới chính là giới đầu cơ đã chấp nhận giảm mạnh hơn, chịu lỗ nhiều hơn theo kiểu vớt vát được chừng nào hay chừng đó vì chưa thấy hy vọng thị trường phục hồi. Ngay đến chủ đầu tư dự án cũng đã chịu lùi khi chấp nhận giảm giá, bán tháo để đẩy lượng hàng tồn và thu hồi vốn.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay sau một năm thị trường lao dốc, giá bán nhiều dự án bất động sản đã về gần sát với giá gốc ghi trong hợp đồng và đây là điều mà nhiều nhà đầu tư không thể ngờ tới. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư chào bán hàng đã chấp nhận đưa ra mức giá thấp hơn cả giá chào bán lần một để cạnh tranh với các nhà đầu tư thứ cấp.
Dẫn đầu về mức độ giảm giá trong thời gian vừa qua là những dự án có tiến độ “rùa”, dự án chưa hoàn thành hạ tầng thậm chí chưa giải phóng xong mặt bằng. Đơn cử như dự án Kim Chung - Di Trạch hiện có những lô đất liền kề, biệt thự đường nhỏ chào bán mức giá 15 triệu đồng/m2 gần bằng mức giá gốc ghi trong hợp đồng của chủ đầu tư.
Đất biệt thự, liền kề thuộc dự án khu đô thị An Thịnh 6 (Hoài Đức) giá ghi trong hợp đồng gốc xấp xỉ 20 triệu đồng/m2 tuy nhiên thời điểm này giá chào bán 12-14 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không thể thanh khoản do chưa giải phóng mặt bằng.
Đất dự án Tân Tây Đô, trong năm 2010 có giá hơn 10 -15 triệu đồng/m2, hiện tại được chào bán 25 triệu đồng/m2.
Dự án Geleximco (Lê Trọng Tấn, Hà Đông) mức giá gốc ghi trong hợp đồng có nhiều mức dao động từ 7-dưới 20 triệu đồng/m2 thì nay nhiều lô đất bán tháo cũng chỉ được chào bán cao hơn khoảng vài triệu đồng/m2.
Hay như dự án Dương Nội, giá bán chủ đầu tư đưa ra trong hợp đồng chỉ 20-25 triệu đồng/m2 thì nay giá bán trung bình trên thị trường khoảng 30-35 triệu đồng/m2
Ngay cả dự án đang xảy ra nhiều tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư như Splendora, giá gốc được chủ đầu tư chốt là 42 triệu đồng/m2 áp dụng đối với nhà biệt thự và 21,3 triệu đồng/m2 đối với nhà liền kề.
Dự án này khi mới mở bán vào năm 2009 có giá 1.100-1.300 USD/m2, bao gồm cả tiền xây thô nhưng chỉ những người có tầm ảnh hưởng và có mối quan hệ đặc biệt với chủ đầu tư mới được mua. Thời kỳ đỉnh điểm năm 2010, dự án này trở thành tâm điểm của thị trường, người ta mua tranh, mua cướp bằng mọi giá, khiến tiền chênh của mỗi biệt thự, liền kề tại đây lên tới khoảng 6 tỷ đồng, thậm chí căn đẹp còn chênh tới hàng chục tỷ đồng/căn.
Sau này, cùng với sự sụt giảm của thị trường, mức chênh cũng giảm dần, so với “đỉnh sóng” trên thị trường bất động sản. Đến nay, dự án này đã “bay hơi” 4-6 tỷ đồng/căn nhưng trên thực tế, tiền chênh chỉ còn 1-2 tỷ đồng nhưng điều đáng nói không thể thanh khoản được.
Tại Khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức) của Tập đoàn HUD, giá căn hộ liền kề cũng có tốc độ giảm chóng mặt. Cụ thể, vào thời điểm đầu năm 2011, giá đất liền kề dự án Nam An Khánh được chào bán với giá khoảng 44 - 45 triệu đồng/m2, giá biệt thự được chào bán trên 30 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất liền kề giảm mức 24-25 triệu đồng/m2, biệt thự giảm 20-21 triệu đồng/m2.
Hay như giá đất liền kề Khu đô thị mới Dương Nội của Nam Cường được rao bán nhiều quanh mức 28 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm xây thô), trong khi 6 tháng trước đó, giá đất liền kề tại đây được rao bán phổ biến với mức 38 triệu đồng/m2. Nếu so với mức giá đỉnh một thời khoảng 50 triệu đồng/m2, giá đất tại dự án này cũng đã giảm trên 50%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng nhiều dự án ồ ạt giảm giá trước hết có thể do dân đầu cơ tìm mọi cách cắt lỗ, rút khỏi thị trường. Đây không phải là hiện tượng mới nhưng điểm mới chính là giới đầu cơ đã chấp nhận giảm mạnh hơn, chịu lỗ nhiều hơn theo kiểu vớt vát được chừng nào hay chừng đó vì chưa thấy hy vọng thị trường phục hồi. Ngay đến chủ đầu tư dự án cũng đã chịu lùi khi chấp nhận giảm giá, bán tháo để đẩy lượng hàng tồn và thu hồi vốn.
Theo VnMedia