Dự án khu đô thị Lideco (Hoài Đức), dự án Geleximco (Hà Đông)... là những dự án đang bị khách hàng từ chối nhận nhà do khó khăn về tài chính.
Trong bối cảnh dòng vốn khó khăn, nhiều chủ đầu tư nỗ lực hoàn thành dự án đúng tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng. Tuy nhiên, có một thực tế nhiều nhà đầu tư đã đóng cả chục tỷ đồng để mua nhà nhưng đến thời điểm được nhận nhà thì họ từ chối với lý do được đưa ra là không thu xếp được tiền để nộp nốt. Thêm vào đó, do không có nhu cầu ở nên dù có nhận khách hàng chỉ còn biết đóng cửa để đó. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã khó lại càng thêm khó khi hàng ngày vẫn phải oằn lưng trả nợ vay ngân hàng thay cho khách hàng.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Kha – chủ tịch HĐQT công ty CP phát triển đô thị Nhà Từ Liêm cho biết hiện các khách hàng mua nhà tại dự án khu đô thị mới Lideco (Hoài Đức, Hà Nội) đang nợ công ty này số tiền khoảng 200 tỷ đồng tiền xây thô mặc dù công ty đã nhiều lần thúc giục nhưng khách hàng vẫn không chịu nộp. Dự án khu đô thị Lideco được khởi công từ năm 2006 đến cuối năm 2011 dự án đã chính thức được bàn giao nhưng cho đến thời điểm này chủ đầu tư vẫn chưa thể thu hết tiền.
Tương tự, tại dự án khu đô thị mới Lê Trọng Tấn, chủ đầu tư cũng đang rất đau đầu khi phải đối mặt với tình trạng khách hàng chây ỳ không nộp tiền khiến công ty này đang phải gánh số nợ lên đến 200 tỷ đồng (số tiền xây thô của riêng khu A đô thị Lê Trọng Tấn- PV)
Theo ông Vũ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Geleximco cho biết, việc thị trường khó khăn kéo dài khiến các nhà đầu tư, cũng như người có nhu cầu thực chịu nhiều thua thiệt. Vì thế, nhiều doanh nghiệp không muốn dùng giải pháp mạnh thúc ép khách hàng nộp tiền, bởi khi đó, khách sẽ phải bán tháo cắt lỗ sản phẩm, khiến họ càng thua thiệt nhiều hơn.
Đồng cảnh với hai dự án trên, dự án khu đô thị An Hưng (Lê Văn Lương, Hà Đông) cũng đang trở thành chủ nợ bất đắc dĩ của hàng trăm khách hàng với số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Dự án khu đô thị mới An Hưng chính thức khởi công năm 2010 sau gần 2 năm triển khai dự án đã tiến hành bàn giao nhà cho khách hàng từ giữa năm 2012. Tuy nhiên, đã gần 1 năm trôi qua, hiện số lượng người đến nhận nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án là nhà đầu tư, không có nhu cầu ở trong khi đó nếu nhận nhà thì khách hàng sẽ phải thanh toán nốt tiền xây thô và tiền đất cho chủ đầu tư. Do không có tiền nên nhiều khách hàng muốn kéo dài thời điểm nhận nhà thậm chí không cần nhận.
Đây có lẽ là nghịch lý của thị trường bất động sản sau một thời gian dài phát triển quá nóng. Không chỉ chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng dự án mà ngay cả với những chủ đầu tư nghiêm túc cũng không tránh khỏi những rắc rối
Theo ý kiến của nhiều chủ đầu tư, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang xuống đáy, bản thân nhiều chủ dự án cũng gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thu xếp nguồn vốn để triển khai dự án. Nhiều chủ đầu tư chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao để triển khai thật nhanh sau đó giao nhà cho khách hàng, thu được tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, sự việc không hề đơn giản.
Nhiều chủ đầu tư để đối phó với thực tế này đã áp dụng phương án xử lý như phạt, và tính lãi suất theo như các điều khoản đã ký trong hợp đồng.
Mặc dù, hình thức phạt cũng chỉ là giải pháp tình thế nhưng trước mắt để dự án tiếp tục triển khai, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ phải tìm mọi nguồn lực tài chính khác để khắc phục và để làm được điều này họ sẽ phải đối mặt với một loạt các khó khăn nhất là khi nguồn vốn từ ngân hàng đang bị kiểm soát chặt chẽ.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Kha – chủ tịch HĐQT công ty CP phát triển đô thị Nhà Từ Liêm cho biết hiện các khách hàng mua nhà tại dự án khu đô thị mới Lideco (Hoài Đức, Hà Nội) đang nợ công ty này số tiền khoảng 200 tỷ đồng tiền xây thô mặc dù công ty đã nhiều lần thúc giục nhưng khách hàng vẫn không chịu nộp. Dự án khu đô thị Lideco được khởi công từ năm 2006 đến cuối năm 2011 dự án đã chính thức được bàn giao nhưng cho đến thời điểm này chủ đầu tư vẫn chưa thể thu hết tiền.
Tương tự, tại dự án khu đô thị mới Lê Trọng Tấn, chủ đầu tư cũng đang rất đau đầu khi phải đối mặt với tình trạng khách hàng chây ỳ không nộp tiền khiến công ty này đang phải gánh số nợ lên đến 200 tỷ đồng (số tiền xây thô của riêng khu A đô thị Lê Trọng Tấn- PV)
Theo ông Vũ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Geleximco cho biết, việc thị trường khó khăn kéo dài khiến các nhà đầu tư, cũng như người có nhu cầu thực chịu nhiều thua thiệt. Vì thế, nhiều doanh nghiệp không muốn dùng giải pháp mạnh thúc ép khách hàng nộp tiền, bởi khi đó, khách sẽ phải bán tháo cắt lỗ sản phẩm, khiến họ càng thua thiệt nhiều hơn.
Đồng cảnh với hai dự án trên, dự án khu đô thị An Hưng (Lê Văn Lương, Hà Đông) cũng đang trở thành chủ nợ bất đắc dĩ của hàng trăm khách hàng với số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Dự án khu đô thị mới An Hưng chính thức khởi công năm 2010 sau gần 2 năm triển khai dự án đã tiến hành bàn giao nhà cho khách hàng từ giữa năm 2012. Tuy nhiên, đã gần 1 năm trôi qua, hiện số lượng người đến nhận nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án là nhà đầu tư, không có nhu cầu ở trong khi đó nếu nhận nhà thì khách hàng sẽ phải thanh toán nốt tiền xây thô và tiền đất cho chủ đầu tư. Do không có tiền nên nhiều khách hàng muốn kéo dài thời điểm nhận nhà thậm chí không cần nhận.
Đây có lẽ là nghịch lý của thị trường bất động sản sau một thời gian dài phát triển quá nóng. Không chỉ chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng dự án mà ngay cả với những chủ đầu tư nghiêm túc cũng không tránh khỏi những rắc rối
Theo ý kiến của nhiều chủ đầu tư, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang xuống đáy, bản thân nhiều chủ dự án cũng gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thu xếp nguồn vốn để triển khai dự án. Nhiều chủ đầu tư chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao để triển khai thật nhanh sau đó giao nhà cho khách hàng, thu được tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, sự việc không hề đơn giản.
Nhiều chủ đầu tư để đối phó với thực tế này đã áp dụng phương án xử lý như phạt, và tính lãi suất theo như các điều khoản đã ký trong hợp đồng.
Mặc dù, hình thức phạt cũng chỉ là giải pháp tình thế nhưng trước mắt để dự án tiếp tục triển khai, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ phải tìm mọi nguồn lực tài chính khác để khắc phục và để làm được điều này họ sẽ phải đối mặt với một loạt các khó khăn nhất là khi nguồn vốn từ ngân hàng đang bị kiểm soát chặt chẽ.
Theo VnMedia