Theo Quyết định 86/2008 của UBND TPHCM, những đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội là những cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang của TP. Điều kiện để những đối tượng trên được mua nhà được xem xét rất kỹ, nói chung khó khăn về nhà ở. Và một trong những điều kiện ràng buộc là không được chuyển nhượng, cho thuê trong vòng 20 năm. Nhưng thực tế có những người nhận nhà rồi cho thuê lại.
Theo quy định, những người thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội chưa được Nhà nước giải quyết về chính sách nhà ở; chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; đang ở thuê, ở nhờ hoặc có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà tạm, dột nát, hư hỏng, có diện tích sử dụng bình quân đầu người trong hộ gia đình dưới 5m2; mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện tích sử dụng tối đa là 60m2 và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê phải trả đối với căn hộ có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2.
Một trong những dự án nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn TP được bàn giao cho người thuê, thuê mua là chung cư Đông Hưng II (quận 12).
Tổng số căn hộ được bán cho các đối tượng nói trên là 84 căn, các căn hộ có diện tích 51m2 và 66m2 với giá từ 500-650 triệu đồng/căn. Toàn bộ những căn hộ này đã được Sở Xây dựng TP phối hợp cùng Quỹ Phát triển nhà ở TP bàn giao cho người mua vào tháng 4-2011.
Theo ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP, do nhà ở xã hội có nhiều ưu đãi về giá và phương thức thanh toán do đó trong hợp đồng đưa vào điều khoản người thuê, mua nhà không được quyền bán lại hoặc cho thuê lại đến khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước (trong khoảng thời gian 15-20 năm).
Tuy nhiên thực tế một số người được mua nhà không ở lại đem cho thuê. Anh B., một người thuê lại một căn nhà xã hội tại đây, cho biết chủ nhà nói do làm việc tại khu vực trung tâm TP, giờ giấc lại quá nghiêm ngặt nên phải cho thuê lại để lấy số tiền đó tiếp tục thuê nhà tại khu vực trung tâm để đi làm cho tiện.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khá nhiều trường hợp sau khi nhận nhà đã đem cho thuê lại. Sau đó họ tìm thuê lại một căn nhà nhỏ hơn, gần chỗ làm hơn hoặc tiếp tục ở nhờ nhà cha mẹ. Với cách làm này, việc đi làm vừa thuận tiện vừa có dư ra một số tiền để trang trải cuộc sống hoặc trả tiền mua nhà.
Ông Đỗ Phi Hùng cho biết quy trình xem xét để duyệt được mua nhà rất kỹ, qua nhiều công đoạn, có sự tham gia của nhiều cơ quan. Do đó có thể nói những người được duyệt mua nhà là đúng đối tượng. Tuy nhiên việc giám sát không cho thuê lại nhà ở xã hội còn bỏ ngỏ.
Trước đó, trao đổi với ĐTTC, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết nhằm tạo điều kiện hỗ trợ chỗ ở cho người thu nhập thấp, đặc biệt là những đối tượng hưởng lương Nhà nước trong thời gian tới, TP tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các dự án phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, đến nay kinh phí để xây dựng các dự án nhà ở xã hội vẫn lấy từ ngân sách của TP, chưa có doanh nghiệp nào tham gia. Do đó TP sẽ xem xét điều chỉnh một số chính sách cho phù hợp để thu hút doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
Ngoài dự án nói trên, hiện nay TP tiếp tục xây dựng dự án nhà ở xã hội tại đường Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân với quy mô 784 căn hộ.
Một số trường hợp người mua nhà ở xã hội đem cho thuê lại.
Một trong những dự án nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn TP được bàn giao cho người thuê, thuê mua là chung cư Đông Hưng II (quận 12).
Tổng số căn hộ được bán cho các đối tượng nói trên là 84 căn, các căn hộ có diện tích 51m2 và 66m2 với giá từ 500-650 triệu đồng/căn. Toàn bộ những căn hộ này đã được Sở Xây dựng TP phối hợp cùng Quỹ Phát triển nhà ở TP bàn giao cho người mua vào tháng 4-2011.
Theo ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP, do nhà ở xã hội có nhiều ưu đãi về giá và phương thức thanh toán do đó trong hợp đồng đưa vào điều khoản người thuê, mua nhà không được quyền bán lại hoặc cho thuê lại đến khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước (trong khoảng thời gian 15-20 năm).
Tuy nhiên thực tế một số người được mua nhà không ở lại đem cho thuê. Anh B., một người thuê lại một căn nhà xã hội tại đây, cho biết chủ nhà nói do làm việc tại khu vực trung tâm TP, giờ giấc lại quá nghiêm ngặt nên phải cho thuê lại để lấy số tiền đó tiếp tục thuê nhà tại khu vực trung tâm để đi làm cho tiện.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khá nhiều trường hợp sau khi nhận nhà đã đem cho thuê lại. Sau đó họ tìm thuê lại một căn nhà nhỏ hơn, gần chỗ làm hơn hoặc tiếp tục ở nhờ nhà cha mẹ. Với cách làm này, việc đi làm vừa thuận tiện vừa có dư ra một số tiền để trang trải cuộc sống hoặc trả tiền mua nhà.
Ông Đỗ Phi Hùng cho biết quy trình xem xét để duyệt được mua nhà rất kỹ, qua nhiều công đoạn, có sự tham gia của nhiều cơ quan. Do đó có thể nói những người được duyệt mua nhà là đúng đối tượng. Tuy nhiên việc giám sát không cho thuê lại nhà ở xã hội còn bỏ ngỏ.
Trước đó, trao đổi với ĐTTC, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết nhằm tạo điều kiện hỗ trợ chỗ ở cho người thu nhập thấp, đặc biệt là những đối tượng hưởng lương Nhà nước trong thời gian tới, TP tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các dự án phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, đến nay kinh phí để xây dựng các dự án nhà ở xã hội vẫn lấy từ ngân sách của TP, chưa có doanh nghiệp nào tham gia. Do đó TP sẽ xem xét điều chỉnh một số chính sách cho phù hợp để thu hút doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
Ngoài dự án nói trên, hiện nay TP tiếp tục xây dựng dự án nhà ở xã hội tại đường Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân với quy mô 784 căn hộ.
Theo ĐTTC