Đối với TPHCM, xây dựng không phép (XDKP) trên địa bàn các quận, huyện ngoại thành đã trở thành căn bệnh kinh niên. Hàng chục vụ XDKP quy mô lớn đã được phát giác, chính quyền kéo “đại quân” xuống cưỡng chế tháo dỡ, thế nhưng cũng có những vụ chẳng căn nhà nào bị tháo dỡ.
Cưỡng chế nhà xây dựng không phép ở Bình Hưng Hoà, Bình Tân. Ảnh: Q.Mai
Chính cách xử lý không nhất quán đã khuyến khích tình trạng xây dựng không phép.
Xây cả ngàn căn, phường không biết
Nếu tính từ vụ xây dựng 293 căn nhà không phép trên địa bàn phường 15, quận Tân Bình (nay là phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) năm 2003 đến nay trên địa bàn thành phố còn có gần chục vụ xây dựng không phép có thể được liệt vào loại kinh thiên động địa. Nhiều vụ số lượng nhà xây dựng không phép quy mô lên đến cả ngàn căn.
Hầu hết các vụ xây dựng không phép quy mô lớn chỉ diễn ra trên địa bàn các quận, huyện như quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân... Trong đó, tập trung nhiều trên địa bàn huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Trong năm 2007, vụ XDKP lớn nhất trên địa bàn thành phố xảy ra trên địa bàn phường Bình Hưng Hoà (BHH), quận Bình Tân.
Khu vực bùng phát tình trạng XDKP nằm trên địa bàn khu phố 3 (trên diện tích khoảng 4ha), phường BHH. Theo quy hoạch chung, đây là khu vực đất nông nghiệp dự trữ, nhưng do quản lý không tốt đã xuất hiện một số khu dân cư tự phát. Trong khi quận Bình Tân đang thực hiện quy hoạch chi tiết 1/2000, khu vực này trở thành khu công viên cây xanh và trường học.
Thế nhưng, nhà XDKP ở đây vẫn mọc lên là 215 căn. Sau đó, nhà XDKP tiếp tục phát sinh lên đến hơn 400 trường hợp. Một vụ xây dựng không phép quy mô còn lớn hơn cũng đã từng xảy ra trên địa bàn huyện Hóc Môn. Chỉ trong một thời gian ngắn trên địa bàn xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn người dân đã tự ý phân lô và xây dựng hơn 1.000 căn nhà mà không hề có một tờ giấy phép.
Lúc rắn, lúc mềm không thể răn đe
XDKP là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng, theo quy định tất cả các công trình xây dựng không phép, sai phép đều phải tháo dỡ. Quy định là như vậy nhưng trên thực tế thì lại khác, phần nhiều số nhà xây dựng không phép đều tồn tại, chỉ một số ít bị cưỡng chế tháo dỡ. Vì vậy, xây dựng không phép trở thành trò may rủi, không may thì bị cưỡng chế, may mắn thoát được tồn tại một thời gian rồi cũng sẽ được hợp thức hóa.
Hơn 1.000 căn nhà xây dựng không phép trên địa bàn xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) sau khi bị thanh tra hầu như toàn bộ số nhà này được tồn tại theo hiện trạng... Theo số liệu mới nhất từ Sở TNMT, hiện nay thành phố vẫn còn 130.000 căn nhà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (đưa vào diện quản lý), chiếm một tỉ lệ lớn trong số này là nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích hoặc đất quy hoạch làm công viên cây xanh, công trình công cộng...
Trước đó, năm 2004 khi Luật Xây dựng có hiệu lực, thành phố đã giải quyết hơn 100.000 trường hợp XDKP theo hướng cho tồn tại và tiến đến cấp sổ hồng theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121, Luật Xây dựng. Sau khi Luật Xây dựng có hiệu lực, chỉ 5 năm sau thành phố lại phát sinh thêm 11.000 căn nhà XDKP khác.
Vấn đề đặt ra là liệu với cách xử lý như vậy thành phố sẽ chẳng thể nào chấm dứt được căn bệnh XDKP mà ngược lại còn khuyến khích XDKP trong tương lai. Một bộ phận người dân có thể hiểu lầm rằng cứ xây dựng lụi rồi cũng sẽ được tồn tại và tiến đến hợp thức hóa.
Xây cả ngàn căn, phường không biết
Nếu tính từ vụ xây dựng 293 căn nhà không phép trên địa bàn phường 15, quận Tân Bình (nay là phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) năm 2003 đến nay trên địa bàn thành phố còn có gần chục vụ xây dựng không phép có thể được liệt vào loại kinh thiên động địa. Nhiều vụ số lượng nhà xây dựng không phép quy mô lên đến cả ngàn căn.
Hầu hết các vụ xây dựng không phép quy mô lớn chỉ diễn ra trên địa bàn các quận, huyện như quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân... Trong đó, tập trung nhiều trên địa bàn huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Trong năm 2007, vụ XDKP lớn nhất trên địa bàn thành phố xảy ra trên địa bàn phường Bình Hưng Hoà (BHH), quận Bình Tân.
Khu vực bùng phát tình trạng XDKP nằm trên địa bàn khu phố 3 (trên diện tích khoảng 4ha), phường BHH. Theo quy hoạch chung, đây là khu vực đất nông nghiệp dự trữ, nhưng do quản lý không tốt đã xuất hiện một số khu dân cư tự phát. Trong khi quận Bình Tân đang thực hiện quy hoạch chi tiết 1/2000, khu vực này trở thành khu công viên cây xanh và trường học.
Thế nhưng, nhà XDKP ở đây vẫn mọc lên là 215 căn. Sau đó, nhà XDKP tiếp tục phát sinh lên đến hơn 400 trường hợp. Một vụ xây dựng không phép quy mô còn lớn hơn cũng đã từng xảy ra trên địa bàn huyện Hóc Môn. Chỉ trong một thời gian ngắn trên địa bàn xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn người dân đã tự ý phân lô và xây dựng hơn 1.000 căn nhà mà không hề có một tờ giấy phép.
Lúc rắn, lúc mềm không thể răn đe
XDKP là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng, theo quy định tất cả các công trình xây dựng không phép, sai phép đều phải tháo dỡ. Quy định là như vậy nhưng trên thực tế thì lại khác, phần nhiều số nhà xây dựng không phép đều tồn tại, chỉ một số ít bị cưỡng chế tháo dỡ. Vì vậy, xây dựng không phép trở thành trò may rủi, không may thì bị cưỡng chế, may mắn thoát được tồn tại một thời gian rồi cũng sẽ được hợp thức hóa.
Hơn 1.000 căn nhà xây dựng không phép trên địa bàn xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) sau khi bị thanh tra hầu như toàn bộ số nhà này được tồn tại theo hiện trạng... Theo số liệu mới nhất từ Sở TNMT, hiện nay thành phố vẫn còn 130.000 căn nhà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (đưa vào diện quản lý), chiếm một tỉ lệ lớn trong số này là nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích hoặc đất quy hoạch làm công viên cây xanh, công trình công cộng...
Trước đó, năm 2004 khi Luật Xây dựng có hiệu lực, thành phố đã giải quyết hơn 100.000 trường hợp XDKP theo hướng cho tồn tại và tiến đến cấp sổ hồng theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121, Luật Xây dựng. Sau khi Luật Xây dựng có hiệu lực, chỉ 5 năm sau thành phố lại phát sinh thêm 11.000 căn nhà XDKP khác.
Vấn đề đặt ra là liệu với cách xử lý như vậy thành phố sẽ chẳng thể nào chấm dứt được căn bệnh XDKP mà ngược lại còn khuyến khích XDKP trong tương lai. Một bộ phận người dân có thể hiểu lầm rằng cứ xây dựng lụi rồi cũng sẽ được tồn tại và tiến đến hợp thức hóa.
Theo Lao động