Trong khi hàng loạt giải pháp được đưa ra để hỗ trợ thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà giá thấp, nhà ở xã hội, thì thị trường bất động sản đầu năm 2014 lại được “mở hàng” bằng những thông tin không mấy vui về một số dự án trong phân khúc đặc biệt này.
Khách hàng tập trung tại trụ sở Công ty Hanco 3 phản ứng về tiến độ thực hiện dự án nhà thu nhập thấp ở Sài Đồng Nhà ở xã hội cũng huy động vốn trái luật
Một khách hàng dự án nhà ở xã hội SDU 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) phản ánh, hồ sơ mua nhà ở xã hội của chị tại dự án SDU 143 Trần Phú đạt điểm cao và được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt đủ điều kiện mua (căn hộ), nhưng chủ đầu tư là Cty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà – SDU (thuộc TCty Sông Đà) lại yêu cầu chị là để được mua, chọn căn phải đặt cọc trước 70 triệu đồng, dù dự án chưa xây xong móng.
“Nhân viên công ty yêu cầu tôi nộp tiền đặt cọc, nếu không thì rút hồ sơ để họ xét người khác – khách hàng này nói – Nghĩ tới việc vị trí dự án phù hợp với điều kiện sống hiện tại của gia đình, tôi đành nộp tiền. Khi nộp xong, họ đưa cho tôi ký cam kết đặt cọc trên là tự nguyện”.
Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư chỉ được huy động vốn của khách hàng khi đã xây xong móng. Các dự án nhà ở xã hội cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, đối với khách hàng các dự án nhà ở xã hội vẫn đang làm thủ tục mua – bán nặng về xin – cho, phương thức này của chủ đầu tư dự án SDU 143 Trần Phú khiến họ không khỏi băn khoăn.
Ngay chính trong các thông báo về nhận hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội đều lưu ý chủ đầu tư chỉ được huy động tiền ứng trước, vốn của khách hàng khi đã xây xong phần móng. Tuy nhiên trên thực tế, cảnh báo này vẫn bị một số chủ đầu tư “phớt lờ”.
Mặc dù đại diện chủ đầu tư thông báo đã chấm dứt việc thu tiền trước, chờ đến sau khi hoàn thành móng – dự kiến vào tháng 5/2014, nhưng tình trạng này đã từng xảy ra ở dự án nhà ở xã hội Ricecity Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội, do Cty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư), khi chủ đầu tư không huy động dưới dạng đặt cọc, nhưng yêu cầu khách hàng phải nộp trước 20% giá trị hợp đồng dưới dạng cho vay vốn. Số tiền này sẽ được chủ đầu tư trả dưới hình thức tiền nộp lần 1 sau khi dự án xây xong móng, ký hợp đồng. Nếu khách hàng không nộp tiền phải đợi bốc thăm, được căn nào mua căn đó.
“Vây” chủ đầu tư vì dự án “lụt” tiến độ
Cuối tuần trước, khách hàng dự án nhà ở thu nhập thấp Sài Đồng do Hanco3 làm chủ đầu tư đã tập trung “vây” chủ đầu tư để khiếu nại về những quyết định mà họ cho làm vô lý.
Sáng 3/1/2014, hàng chục khách hàng, người mua nhà dự án nhà ở thu nhập thấp Sài Đồng, tòa nhà NO10A và NO12-3 do Cty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) làm chủ đầu tư đã kéo đến trụ sở Cty Hanco3 để làm việc với lãnh đạo công ty về những vấn đề liên quan đến dự án nhà ở thu nhập thấp này.
Nguyên nhân của tình trạng này là khách hàng đã chờ “dài cổ” để được nhận nhà nhưng dự án này chậm tiến độ gần năm trời. Theo hợp đồng, thời gian bàn giao căn hộ là quý 2/2013 nhưng chủ đầu tư đã không thể bảo đảm tiến độ để bàn giao nhà. Sau đó, chủ đầu tư cam kết chậm nhất đến 31/12/2013 bàn giao nhà, và Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cũng từng có văn bản yêu cầu Hanco3 bàn giao nhà đúng thời hạn đã cam kết với các hộ dân mua nhà. Thế nhưng đến nay, công trình vẫn chưa lắp đặt xong thang máy, thiếu thang máy, chưa có điện lưới...
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trên địa bàn toàn quốc hiện nay có 124 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn, sẽ tác động không nhỏ tới cuộc sống của hàng trăm ngàn người. Ngoài ra, còn nhiều dự án đang hoàn thành thủ tục triển khai trong thời gian tới. Vì thế, để phân khúc không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo có nhà ở, mà còn góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được phát triển bền vững, cần sự quan tâm giám sát tích cực của các cơ quan hữu trách.
“Nhân viên công ty yêu cầu tôi nộp tiền đặt cọc, nếu không thì rút hồ sơ để họ xét người khác – khách hàng này nói – Nghĩ tới việc vị trí dự án phù hợp với điều kiện sống hiện tại của gia đình, tôi đành nộp tiền. Khi nộp xong, họ đưa cho tôi ký cam kết đặt cọc trên là tự nguyện”.
Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư chỉ được huy động vốn của khách hàng khi đã xây xong móng. Các dự án nhà ở xã hội cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, đối với khách hàng các dự án nhà ở xã hội vẫn đang làm thủ tục mua – bán nặng về xin – cho, phương thức này của chủ đầu tư dự án SDU 143 Trần Phú khiến họ không khỏi băn khoăn.
Ngay chính trong các thông báo về nhận hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội đều lưu ý chủ đầu tư chỉ được huy động tiền ứng trước, vốn của khách hàng khi đã xây xong phần móng. Tuy nhiên trên thực tế, cảnh báo này vẫn bị một số chủ đầu tư “phớt lờ”.
Mặc dù đại diện chủ đầu tư thông báo đã chấm dứt việc thu tiền trước, chờ đến sau khi hoàn thành móng – dự kiến vào tháng 5/2014, nhưng tình trạng này đã từng xảy ra ở dự án nhà ở xã hội Ricecity Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội, do Cty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư), khi chủ đầu tư không huy động dưới dạng đặt cọc, nhưng yêu cầu khách hàng phải nộp trước 20% giá trị hợp đồng dưới dạng cho vay vốn. Số tiền này sẽ được chủ đầu tư trả dưới hình thức tiền nộp lần 1 sau khi dự án xây xong móng, ký hợp đồng. Nếu khách hàng không nộp tiền phải đợi bốc thăm, được căn nào mua căn đó.
“Vây” chủ đầu tư vì dự án “lụt” tiến độ
Cuối tuần trước, khách hàng dự án nhà ở thu nhập thấp Sài Đồng do Hanco3 làm chủ đầu tư đã tập trung “vây” chủ đầu tư để khiếu nại về những quyết định mà họ cho làm vô lý.
Sáng 3/1/2014, hàng chục khách hàng, người mua nhà dự án nhà ở thu nhập thấp Sài Đồng, tòa nhà NO10A và NO12-3 do Cty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) làm chủ đầu tư đã kéo đến trụ sở Cty Hanco3 để làm việc với lãnh đạo công ty về những vấn đề liên quan đến dự án nhà ở thu nhập thấp này.
Nguyên nhân của tình trạng này là khách hàng đã chờ “dài cổ” để được nhận nhà nhưng dự án này chậm tiến độ gần năm trời. Theo hợp đồng, thời gian bàn giao căn hộ là quý 2/2013 nhưng chủ đầu tư đã không thể bảo đảm tiến độ để bàn giao nhà. Sau đó, chủ đầu tư cam kết chậm nhất đến 31/12/2013 bàn giao nhà, và Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cũng từng có văn bản yêu cầu Hanco3 bàn giao nhà đúng thời hạn đã cam kết với các hộ dân mua nhà. Thế nhưng đến nay, công trình vẫn chưa lắp đặt xong thang máy, thiếu thang máy, chưa có điện lưới...
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trên địa bàn toàn quốc hiện nay có 124 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn, sẽ tác động không nhỏ tới cuộc sống của hàng trăm ngàn người. Ngoài ra, còn nhiều dự án đang hoàn thành thủ tục triển khai trong thời gian tới. Vì thế, để phân khúc không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo có nhà ở, mà còn góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được phát triển bền vững, cần sự quan tâm giám sát tích cực của các cơ quan hữu trách.
Theo PLO