Sau 2 tháng triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ TN&MT đã nhận được hơn 6 triệu lượt ý kiến góp ý. Đặc biệt, người dân quan tâm nhiều về vấn đề giao đất, thu hồi đất, tái định cư.
Bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi
Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT) cho biết, trong tổng số hơn 6 triệu ý kiến, 2 nội dung trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất là vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được quy định tại Chương 5 (gần 1,3 triệu ý kiến) và Chương 6 (gần 1,8 triệu ý kiến).
Nhiều khu đô thị được xây dựng sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhưng bị bỏ hoang.Trong ảnh: Một dãy biệt thự bỏ hoang tại dự án ở xã Xuân Phương, Từ Liêm. Ảnh: Đức San
Theo ông Chính, các ý kiến góp ý tập trung vào các vấn đề: Khi bồi thường cho người dân thì bồi thường theo giá loại đất nào, tại thời điểm nào. Đa số ý kiến cho rằng, nên bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Để khắc phục tình trạng áp dụng tùy tiện trong thu hồi đất, Luật cần quy định trong trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước mới bồi thường bằng đất ở.
Cần đảm bảo người bị thu hồi đất có nghề
Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam) đề nghị, ngay trong thời gian GPMB, chủ đầu tư đã phải có trách nhiệm đào tạo nghề cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Trong đó, chú trọng đến đối tượng trong độ tuổi lao động. "Tôi từng theo đoàn khảo sát đến xã Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội). Khi xã xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với nơi đây là tình trạng thu hồi đất quá nhiều khiến tình hình trật tự trị an của xã không còn tốt như trước, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, người nông dân mất đất bị thất nghiệp rất nhiều".
Đồng tình với quan điểm đó, ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội cho biết, trong những năm qua, tại Hà Nội, khoảng 80 - 90% người dân có đất bị thu hồi không được giải quyết việc làm hoặc chỉ được bố trí lúc đầu và sau đó, các doanh nghiệp đã sa thải. "Vì thế, tại Điều 25 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) "Những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất" đề nghị bổ sung, làm rõ trách nhiệm và sự đảm bảo của Nhà nước đối với người dân bị thu hồi đất sản xuất sẽ được đào tạo nghề, có việc làm, đảm bảo cuộc sống. Việc bổ sung nội dung đảm bảo việc làm cho người dân, Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện theo quy định của Luật, không thể tùy tiện như thời gian vừa qua. Đây là điều mà người dân rất mong muốn" - ông Thảo đề xuất.
Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT) cho biết, trong tổng số hơn 6 triệu ý kiến, 2 nội dung trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất là vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được quy định tại Chương 5 (gần 1,3 triệu ý kiến) và Chương 6 (gần 1,8 triệu ý kiến).
Nhiều khu đô thị được xây dựng sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhưng bị bỏ hoang.Trong ảnh: Một dãy biệt thự bỏ hoang tại dự án ở xã Xuân Phương, Từ Liêm. Ảnh: Đức San
Theo ông Chính, các ý kiến góp ý tập trung vào các vấn đề: Khi bồi thường cho người dân thì bồi thường theo giá loại đất nào, tại thời điểm nào. Đa số ý kiến cho rằng, nên bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Để khắc phục tình trạng áp dụng tùy tiện trong thu hồi đất, Luật cần quy định trong trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước mới bồi thường bằng đất ở.
Cần đảm bảo người bị thu hồi đất có nghề
Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam) đề nghị, ngay trong thời gian GPMB, chủ đầu tư đã phải có trách nhiệm đào tạo nghề cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Trong đó, chú trọng đến đối tượng trong độ tuổi lao động. "Tôi từng theo đoàn khảo sát đến xã Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội). Khi xã xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với nơi đây là tình trạng thu hồi đất quá nhiều khiến tình hình trật tự trị an của xã không còn tốt như trước, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, người nông dân mất đất bị thất nghiệp rất nhiều".
Đồng tình với quan điểm đó, ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội cho biết, trong những năm qua, tại Hà Nội, khoảng 80 - 90% người dân có đất bị thu hồi không được giải quyết việc làm hoặc chỉ được bố trí lúc đầu và sau đó, các doanh nghiệp đã sa thải. "Vì thế, tại Điều 25 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) "Những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất" đề nghị bổ sung, làm rõ trách nhiệm và sự đảm bảo của Nhà nước đối với người dân bị thu hồi đất sản xuất sẽ được đào tạo nghề, có việc làm, đảm bảo cuộc sống. Việc bổ sung nội dung đảm bảo việc làm cho người dân, Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện theo quy định của Luật, không thể tùy tiện như thời gian vừa qua. Đây là điều mà người dân rất mong muốn" - ông Thảo đề xuất.
Khi xem xét giao dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước phải xem xét kỹ năng lực của chủ đầu tư, không nên để xảy ra tình trạng nhiều dự án "treo" như hiện nay, khiến đất bị bỏ hoang, gây lãng phí. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác cải cách hành chính trong các giao dịch về đất đai. Ông Đỗ Hoàng Ân Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội |
Theo KTĐT