Ở những khu chung cư cũ, việc cơi nới, đeo "ba lô", quây "chuồng cọp" là hình ảnh phổ biến. Việc này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tới kết cấu kiến trúc gây nguy hại cho công trình xây dựng và điều đáng buồn là thời gian gần đây, nhiều khu đô thị mới cũng đã xuất hiện các tòa chung cư đeo "ba lô"…
"Ba lô" tại nhà N6E KĐT Trung Hòa - Nhân Chính.
Có mặt tại Khu đô thị (KĐT) mới Trung Hòa - Nhân Chính, chúng tôi thấy tại một số tòa nhà ở khu vực phường Nhân Chính (Thanh Xuân) có khá nhiều "ba lô", "chuồng cọp" được lắp đặt trên các ban công. Người dân không chỉ lắp đặt các khung sắt chắn phần thoáng của ban công mà còn đua ra khoảng không bên ngoài, cơi nới thêm diện tích, tạo thành "chuồng cọp". Các tòa nhà xuất hiện nhiều "chuồng cọp", chiếm nhiều khoảng không, phải kể đến: N6A, N6B, N6C, N6D, N6E... Các loại "chuồng cọp" ở đây đều được làm bằng những thanh sắt được hàn xì, khoan gắn cố định vào tường, với đủ loại kích cỡ, chủng loại, màu sắc khác nhau. Nhiều "chuồng cọp" còn được lắp thêm tấm tôn hay quây xung quanh bằng mành nhựa, mành tre… để che mưa, che nắng. Các tòa nhà N2D, N2E, N3A... cũng có một số hộ dựng "chuồng cọp" tương tự như vậy. Người dân ở đây cho biết, việc lắp khung sắt "bịt" ban công như vậy là do các tòa nhà thiết kế không hợp lý, phơi đồ thường xuyên bị "bay" xuống đất, người dân đề phòng kẻ trộm trèo ban công vào nhà… Tuy nhiên, nếu vì lý do đó mà bịt kín ban công bằng khung sắt thẳng với tường tòa nhà thì còn có lý nhưng đằng này, hầu hết các hộ dân lại cơi nới, đua lấn ra khoảng không, tạo thành các "ba lô", bám theo các ô ban công.
Không chỉ có ở KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, tình trạng đeo "ba lô", dựng "chuồng cọp" cũng xuất hiện ở nhiều KĐT mới khác. Tại KĐT Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai), những tòa nhà E, A, G cũng bị hàng loạt "chuồng cọp" bủa vây. Đứng từ ngoài đường nhìn lên, thấy các tòa nhà dày đặc những phần cơi nới rộng chừng 5m2, được quây kín bằng các tấm nhôm. Không phải những lớp sơn bị bong tróc, phai màu, mà chính những chiếc "ba lô", "chuồng cọp" làm hình dáng tòa nhà méo mó, nhếch nhác mất mỹ quan. Ở khu chung cư 7,2ha Vĩnh Phúc (Ba Đình), tình trạng cơi nới, dựng "chuồng cọp" cũng diễn ra phổ biến ở hầu hết tòa chung cư tại đây như các nhà: G, E, K, I... Thậm chí, có những tòa nhà, các hộ tầng dưới và tầng trên cùng thỏa thuận đua "chuồng cọp", lao rầm sắt cơi nới thành một phòng ở mới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Những KĐT mới xuất hiện "chuồng cọp" phần lớn đều là chung cư dành cho các hộ dân tái định cư, giải phóng mặt bằng làm cầu, đường... Việc đua "chuồng cọp" của các hộ dân, ban quản lý tòa nhà đều biết. Thế nhưng, trước sự bất cập trong thiết kế tòa nhà (ban công thấp, không an toàn...), thì dường như ban quản lý tòa nhà đã phải chấp nhận làm ngơ để hàng loạt "chuồng cọp" đua nhau xuất hiện. Việc lắp đặt "chuồng cọp" trên các ban công không chỉ gây nguy hiểm cho các hộ ở bên dưới mà còn làm biến dạng kết cấu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và phá vỡ kiến trúc tòa nhà.
Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26-5-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà ghi rõ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức; tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư. Quy định xử phạt rõ ràng như vậy, song các "chuồng cọp", "ba lô" vẫn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục xuất hiện ở những KĐT mới. Chính sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã khiến cho bộ mặt các khu chung cư cũ trở nên xấu xí, mất an toàn và hệ lụy này cho đến nay rất khó khắc phục. Phải chăng, đó vẫn chưa phải là bài học đối với ban quản lý các chung cư, chính quyền địa phương?
Không chỉ có ở KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, tình trạng đeo "ba lô", dựng "chuồng cọp" cũng xuất hiện ở nhiều KĐT mới khác. Tại KĐT Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai), những tòa nhà E, A, G cũng bị hàng loạt "chuồng cọp" bủa vây. Đứng từ ngoài đường nhìn lên, thấy các tòa nhà dày đặc những phần cơi nới rộng chừng 5m2, được quây kín bằng các tấm nhôm. Không phải những lớp sơn bị bong tróc, phai màu, mà chính những chiếc "ba lô", "chuồng cọp" làm hình dáng tòa nhà méo mó, nhếch nhác mất mỹ quan. Ở khu chung cư 7,2ha Vĩnh Phúc (Ba Đình), tình trạng cơi nới, dựng "chuồng cọp" cũng diễn ra phổ biến ở hầu hết tòa chung cư tại đây như các nhà: G, E, K, I... Thậm chí, có những tòa nhà, các hộ tầng dưới và tầng trên cùng thỏa thuận đua "chuồng cọp", lao rầm sắt cơi nới thành một phòng ở mới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Những KĐT mới xuất hiện "chuồng cọp" phần lớn đều là chung cư dành cho các hộ dân tái định cư, giải phóng mặt bằng làm cầu, đường... Việc đua "chuồng cọp" của các hộ dân, ban quản lý tòa nhà đều biết. Thế nhưng, trước sự bất cập trong thiết kế tòa nhà (ban công thấp, không an toàn...), thì dường như ban quản lý tòa nhà đã phải chấp nhận làm ngơ để hàng loạt "chuồng cọp" đua nhau xuất hiện. Việc lắp đặt "chuồng cọp" trên các ban công không chỉ gây nguy hiểm cho các hộ ở bên dưới mà còn làm biến dạng kết cấu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và phá vỡ kiến trúc tòa nhà.
Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26-5-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà ghi rõ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức; tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư. Quy định xử phạt rõ ràng như vậy, song các "chuồng cọp", "ba lô" vẫn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục xuất hiện ở những KĐT mới. Chính sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã khiến cho bộ mặt các khu chung cư cũ trở nên xấu xí, mất an toàn và hệ lụy này cho đến nay rất khó khắc phục. Phải chăng, đó vẫn chưa phải là bài học đối với ban quản lý các chung cư, chính quyền địa phương?
Theo Hà Nội Mới