Vì đâu nhà đầu tư lại tháo cháy hàng loạt khỏi những dự án nằm dọc tuyến đại lộ đẹp nhất Hà Nội, một thời là điểm sáng của BĐS Thủ đô?
Đại lộ Thăng Long có tiếng là đẹp nhưng quy hoạch giao thông rất bất tiện, khiến nhiều khu độ thị dọc theo vô tình trở thành “ốc đảo”.
Đại lộ mới thông, BĐS đã... tắc!
Chính thức thông xe từ ngày 16/11/2010, nhưng trước đó cả năm trời, tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc (giờ là Đại lộ Thăng Long) đã tạo cơn sốt giá đất nền tại các dự án BĐS nằm 2 bên đường. Đặc biệt, trong 2 năm 2009 - 2010, giá đất tại một số dự án dọc tuyến đại lộ này tăng lên từng ngày, vì nhà đầu tư kỳ vọng khi tuyến đại lộ hoàn thiện, giá nhà đất chỉ một chiều đi lên.
Theo thống kê của ĐTCK, giá đất nền khu đô thị Splendora có giai đoạn mỗi ngày tăng từ 300 - 500 nghìn đồng/m2. Mức tăng giá này được duy trì khá lâu trong giai đoạn cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Cụ thể, vào đầu tháng 9/2009, mỗi suất liền kề, biệt thự có mức chênh với giá gốc từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2010, mức chênh đẩy lên phổ biến ở mức 7 - 10 tỷ đồng mỗi suất. Thậm chí, vào lúc cao điểm, thị trường đã có rất nhiều giao dịch đất nền dự án Splendora với mức chênh lên đến 15 tỷ đồng/suất.
Trong khi đất nền dự án Bắc An Khánh tăng giá chóng mặt thì đất nền các dự án Nam An Khánh, dự án đô thị Lê Trọng Tấn, Thiên đường Bảo Sơn cũng đua nhau “ăn theo” tiến độ tuyến Đại lộ Thăng Long để tăng giá.
Tại thời điểm tháng 9/2009, giá đất nền dự án Nam An Khánh được rao bán phổ biến dưới 21 triệu đồng/m2, giá đất nền đô thị Lê Trọng Tấn phổ biến ở mức 24 - 26 triệu đồng/m2. Thời kỳ đỉnh điểm, đất nền dự án Nam An Khánh được giao dịch phổ biến 40 - 45 triệu đồng/m2, trong khi đất nền dự án Lê Trọng Tấn (khu A) lên đến 115 triệu đồng/m2.
Thế nhưng, ngay sau khi Đại lộ thông xe, giá đất tại các dự án lại liên tục giảm. Đến thời điểm này, nhiều nhà đầu tư rao bán nhà liền kề, biệt thự đã chuẩn bị giao nhà tại dự án Splendora chỉ với mức chênh từ 2 - 3 tỷ đồng. Giá đất nền dự án Nam An Khánh chỉ còn 23 - 24 triệu đồng/m2, trong khi giá đất khu A - đô thị Lê Trọng Tấn trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Mặc dù giá đất tại hầu hết các dự án dọc tuyến Đại lộ Thăng Long đã giảm về đúng giá bán cách đây gần 3 năm, nhưng theo đại diện một số trung tâm môi giới, giao dịch thành công rất ít. Trong khi đó, áp lực về tài chính tại các dự án phải đóng theo tiến độ như Splendora, khiến xu hướng giảm giá bán để thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
Vì đâu nên nỗi?
Trái ngược với kỳ vọng về sự thuận tiện giao thông của tuyến Đại lộ Thăng Long, ngay sau khi tuyến đường thông xe, những bất cập về đi lại lộ rõ. Đây la một trong những lý do khiến nhà đầu tư e ngại. Theo nhiều nhà đầu tư BĐS, việc quy hoạch giao thông trên Đại lộ Thăng Long rất bất tiện. Đặc biệt, lối vào các dự án chậm triển khai khiến các dự án đô thị hiện đại có thể trở thành những ốc đảo khi hoàn thiện.
Chẳng hạn, tại Khu đô thị Splendora, theo kế hoạch, cuối năm 2012, chủ đầu tư sẽ bàn giao khu căn hộ và liền kề, biệt thự giai đoạn 1. Tuy nhiên, lối vào dự án hiện nay chỉ là con đường độc đạo, bẩn thỉu và bị cày nát bởi xe tải nặng phục vụ Dự án. Muốn vào trung tâm Thành phố, người dân sẽ phải đi vòng theo đường ven vốn đông đúc xe cộ và bị xuống cấp.
Một nguyên nhân nữa khiến BĐS tại các dự án dọc Đại lộ Thăng Long tiếp tục mất giá, ấy là khu vực này có quá nhiều dự án đắp chiếu, bỏ hoang. Có thể kể đến những cái tên như: Dự án chung cư cao cấp Diamond Tower của CTCP Đầu tư xây dựng Vinaconex PVC, Dự án khu hỗn hợp nhà ở - thương mại - dịch vụ Phúc Hà City Garden của CTCP Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng KCN Phúc Hà (IPACO); chậm triển khai như Dự án Nam An Khánh, Khu đô thị Lê Trọng Tấn; hoặc đã trở thành “khu đô thị ma” như Dự án Thiên Đường Bảo Sơn. Việc có quá nhiều dự án BĐS bị bỏ hoang, chậm triển khai, khiến hạ tầng xã hội tại mỗi dự án và khu vực không biết khi nào mới ổn định và hoàn thiện, càng khiến người dân ngại chuyển đến sinh sống tại những đô thị chuẩn bị được bàn giao.
Chính thức thông xe từ ngày 16/11/2010, nhưng trước đó cả năm trời, tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc (giờ là Đại lộ Thăng Long) đã tạo cơn sốt giá đất nền tại các dự án BĐS nằm 2 bên đường. Đặc biệt, trong 2 năm 2009 - 2010, giá đất tại một số dự án dọc tuyến đại lộ này tăng lên từng ngày, vì nhà đầu tư kỳ vọng khi tuyến đại lộ hoàn thiện, giá nhà đất chỉ một chiều đi lên.
Theo thống kê của ĐTCK, giá đất nền khu đô thị Splendora có giai đoạn mỗi ngày tăng từ 300 - 500 nghìn đồng/m2. Mức tăng giá này được duy trì khá lâu trong giai đoạn cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Cụ thể, vào đầu tháng 9/2009, mỗi suất liền kề, biệt thự có mức chênh với giá gốc từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2010, mức chênh đẩy lên phổ biến ở mức 7 - 10 tỷ đồng mỗi suất. Thậm chí, vào lúc cao điểm, thị trường đã có rất nhiều giao dịch đất nền dự án Splendora với mức chênh lên đến 15 tỷ đồng/suất.
Trong khi đất nền dự án Bắc An Khánh tăng giá chóng mặt thì đất nền các dự án Nam An Khánh, dự án đô thị Lê Trọng Tấn, Thiên đường Bảo Sơn cũng đua nhau “ăn theo” tiến độ tuyến Đại lộ Thăng Long để tăng giá.
Tại thời điểm tháng 9/2009, giá đất nền dự án Nam An Khánh được rao bán phổ biến dưới 21 triệu đồng/m2, giá đất nền đô thị Lê Trọng Tấn phổ biến ở mức 24 - 26 triệu đồng/m2. Thời kỳ đỉnh điểm, đất nền dự án Nam An Khánh được giao dịch phổ biến 40 - 45 triệu đồng/m2, trong khi đất nền dự án Lê Trọng Tấn (khu A) lên đến 115 triệu đồng/m2.
Thế nhưng, ngay sau khi Đại lộ thông xe, giá đất tại các dự án lại liên tục giảm. Đến thời điểm này, nhiều nhà đầu tư rao bán nhà liền kề, biệt thự đã chuẩn bị giao nhà tại dự án Splendora chỉ với mức chênh từ 2 - 3 tỷ đồng. Giá đất nền dự án Nam An Khánh chỉ còn 23 - 24 triệu đồng/m2, trong khi giá đất khu A - đô thị Lê Trọng Tấn trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Mặc dù giá đất tại hầu hết các dự án dọc tuyến Đại lộ Thăng Long đã giảm về đúng giá bán cách đây gần 3 năm, nhưng theo đại diện một số trung tâm môi giới, giao dịch thành công rất ít. Trong khi đó, áp lực về tài chính tại các dự án phải đóng theo tiến độ như Splendora, khiến xu hướng giảm giá bán để thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
Vì đâu nên nỗi?
Trái ngược với kỳ vọng về sự thuận tiện giao thông của tuyến Đại lộ Thăng Long, ngay sau khi tuyến đường thông xe, những bất cập về đi lại lộ rõ. Đây la một trong những lý do khiến nhà đầu tư e ngại. Theo nhiều nhà đầu tư BĐS, việc quy hoạch giao thông trên Đại lộ Thăng Long rất bất tiện. Đặc biệt, lối vào các dự án chậm triển khai khiến các dự án đô thị hiện đại có thể trở thành những ốc đảo khi hoàn thiện.
Chẳng hạn, tại Khu đô thị Splendora, theo kế hoạch, cuối năm 2012, chủ đầu tư sẽ bàn giao khu căn hộ và liền kề, biệt thự giai đoạn 1. Tuy nhiên, lối vào dự án hiện nay chỉ là con đường độc đạo, bẩn thỉu và bị cày nát bởi xe tải nặng phục vụ Dự án. Muốn vào trung tâm Thành phố, người dân sẽ phải đi vòng theo đường ven vốn đông đúc xe cộ và bị xuống cấp.
Một nguyên nhân nữa khiến BĐS tại các dự án dọc Đại lộ Thăng Long tiếp tục mất giá, ấy là khu vực này có quá nhiều dự án đắp chiếu, bỏ hoang. Có thể kể đến những cái tên như: Dự án chung cư cao cấp Diamond Tower của CTCP Đầu tư xây dựng Vinaconex PVC, Dự án khu hỗn hợp nhà ở - thương mại - dịch vụ Phúc Hà City Garden của CTCP Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng KCN Phúc Hà (IPACO); chậm triển khai như Dự án Nam An Khánh, Khu đô thị Lê Trọng Tấn; hoặc đã trở thành “khu đô thị ma” như Dự án Thiên Đường Bảo Sơn. Việc có quá nhiều dự án BĐS bị bỏ hoang, chậm triển khai, khiến hạ tầng xã hội tại mỗi dự án và khu vực không biết khi nào mới ổn định và hoàn thiện, càng khiến người dân ngại chuyển đến sinh sống tại những đô thị chuẩn bị được bàn giao.
Theo ĐTCK