Tín hiệu giảm lãi suất hiện nay chỉ có tác động phục hồi tâm lý người mua, mua nhà đất hiện nay chỉ thích hợp đối với những người mua ở thực, còn nhà đầu tư, đầu cơ không nên nhập cuộc.
Thực trạng nhà ở tại Hà Nội đang “bội thực” nguồn cung. (Ảnh minh họa)
Đó là quan điểm về xu hướng đầu tư bất động sản vừa được đại diện CBRE Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo công bố báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Hà Nội sản quý 1/2012 của đơn vị này vừa mới diễn ra.
Theo báo cáo này thì trong quý 1 căn hộ được chào bán mới giảm 3-4 lần so với các quý trước, chỉ khoảng trên 1000 căn, trong đó có đến 53% số căn hộ có giá dưới 21 triệu đồng/m2. Nhìn chung thị trường vẫn ghi nhận xu hướng giảm giá chào bán sơ cấp từ các chủ đầu tư. Nếu tình hình thị trường tiếp tục ảm đạm như hiện nay, theo CBRE nguồn cung chào bán mới sẽ được điều chỉnh giảm so với con số dự kiến 20.000 căn.
Đối với mảng đất dự án tại HN tiếp tục giảm giá ở khoảng 50% dự án từ 5%-10% so với quý trước đó, mức độ giảm này nhẹ hơn quý trước.
Mặt bằng trung tâm thương mại, văn phòng cũng chứng kiến mức độ giảm giá khoảng từ 5-10% so với quý trước. Bên cạnh đó, dưới áp lực nguồn cung lớn sẽ được tung ra thị trường thì mẳng thị trường này tiếp tục xu hướng giảm giá thuê thời gian tới.
Theo ghi nhận, với thực trạng nhà ở tại Hà Nội đang “bội thực” nguồn cung như hiện nay, hàng tồn kho tăng lên khá nhiều và dự kiến năm 2013 vẫn còn lượng hàng này, trong khi đó nền kinh tế chưa khả quan lắm.
Trước thực trạng đó, ông Richard Leech - Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để mua nhà ở nhưng chỉ dành cho những người có nhu cầu nhà ở thực chứ không phải là dành cho những nhà đầu tư, đầu cơ.
Về mặt bằng bán lẻ, đúng là năm 2013 có một nguồn cung lớn sẽ được tung ra thị trường nhưng trong thời điểm hiện tại thì các thương hiệu bán lẻ vào thị trường vẫn còn hạn chế, trong tương lai chắc chắn những thương hiệu lớn sẽ gia nhập thị trường khi nền kinh tế ổn định.
Ông Richard cũng cho biết thêm, điều quan trọng nhất hiện nay là diện tích căn hộ, ngoài ra là giá cả, vị trí cũng như là chất lượng. Bên cạnh đó cũng phải có phương thức thanh toán phù hợp với những người có nhu cầu thực.
Quan điểm của CBRE trước những động thái chính sách tiền tệ mà NHNN vừa mới ban hành, là sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nhưng đó mới chỉ tác động đến tâm lý của người mua.
Vấn đề ở đây là giảm trần lãi suất huy động xuống 12%, chứ không phải là trần lãi suất cho vay, trên thực tế thì các chủ đầu tư khi đi vay vẫn phải chịu mức lãi suất rất cao.
Trên thị trường, nhiều chuyên gia tài chính vẫn cho rằng muốn NHNN áp trần lãi suất cho vay chứ không phải trần lãi suất huy động. Việc giảm trần lãi suất huy động ở đây là vào người mua. Khi mà lãi suất huy động ít đi thì người gửi tiền vào ngân hàng sẽ dịch chuyển dòng tiền sang những kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc ngoại tệ.
Rõ ràng là chủ đầu tư có thêm một kênh huy động vốn rất tốt để có thêm nguồn vốn thực hiện các dự án của mình. Với việc bơm thêm vốn từ ngân hàng vào các chủ đầu tư là một động thái rất tốt. Bởi vì hiện tại nhiều dự án đang trong tình trạng đóng băng, mặc dù nhiều chủ đầu tư đã huy động vốn từ khách hàng rồi nhưng vẫn không đủ dòng tiền để thực hiện dự án, dự án vẫn phải dừng thi công, chủ đầu tư “tiến cũng không được mà lùi cùng không xong”.
Liệu rằng với việc tiệp cận vốn còn khó khăn, lãi suất cho vay còn ở mức cao, các chủ đầu tư có sẵn sàng vay vốn để thực hiện dự án không?
CBRE cho rằng, điều này tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi DN. Sức khỏe tài chính của mỗi DN là khác nhau nên khi Ngân hàng thẩm định hồ sơ của từng dự án xong thì họ mới cho vay.
Việc giảm lãi suất vừa qua có tác động rất tích cực đến cả chủ đầu tư cũng như khách hàng. Hy vọng việc giảm trần lãi suất huy động sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay xuống để chủ đầu tư được vay nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, người mua nhà cũng có thể vay được vốn với lãi suất thấp hơn để trang trải trong việc mua nhà.
Theo báo cáo này thì trong quý 1 căn hộ được chào bán mới giảm 3-4 lần so với các quý trước, chỉ khoảng trên 1000 căn, trong đó có đến 53% số căn hộ có giá dưới 21 triệu đồng/m2. Nhìn chung thị trường vẫn ghi nhận xu hướng giảm giá chào bán sơ cấp từ các chủ đầu tư. Nếu tình hình thị trường tiếp tục ảm đạm như hiện nay, theo CBRE nguồn cung chào bán mới sẽ được điều chỉnh giảm so với con số dự kiến 20.000 căn.
Đối với mảng đất dự án tại HN tiếp tục giảm giá ở khoảng 50% dự án từ 5%-10% so với quý trước đó, mức độ giảm này nhẹ hơn quý trước.
Mặt bằng trung tâm thương mại, văn phòng cũng chứng kiến mức độ giảm giá khoảng từ 5-10% so với quý trước. Bên cạnh đó, dưới áp lực nguồn cung lớn sẽ được tung ra thị trường thì mẳng thị trường này tiếp tục xu hướng giảm giá thuê thời gian tới.
Theo ghi nhận, với thực trạng nhà ở tại Hà Nội đang “bội thực” nguồn cung như hiện nay, hàng tồn kho tăng lên khá nhiều và dự kiến năm 2013 vẫn còn lượng hàng này, trong khi đó nền kinh tế chưa khả quan lắm.
Trước thực trạng đó, ông Richard Leech - Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để mua nhà ở nhưng chỉ dành cho những người có nhu cầu nhà ở thực chứ không phải là dành cho những nhà đầu tư, đầu cơ.
Về mặt bằng bán lẻ, đúng là năm 2013 có một nguồn cung lớn sẽ được tung ra thị trường nhưng trong thời điểm hiện tại thì các thương hiệu bán lẻ vào thị trường vẫn còn hạn chế, trong tương lai chắc chắn những thương hiệu lớn sẽ gia nhập thị trường khi nền kinh tế ổn định.
Ông Richard cũng cho biết thêm, điều quan trọng nhất hiện nay là diện tích căn hộ, ngoài ra là giá cả, vị trí cũng như là chất lượng. Bên cạnh đó cũng phải có phương thức thanh toán phù hợp với những người có nhu cầu thực.
Quan điểm của CBRE trước những động thái chính sách tiền tệ mà NHNN vừa mới ban hành, là sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nhưng đó mới chỉ tác động đến tâm lý của người mua.
Việc giảm lãi suất vừa qua có tác động rất tích cực đến cả chủ đầu tư cũng như khách hàng.
Vấn đề ở đây là giảm trần lãi suất huy động xuống 12%, chứ không phải là trần lãi suất cho vay, trên thực tế thì các chủ đầu tư khi đi vay vẫn phải chịu mức lãi suất rất cao.
Trên thị trường, nhiều chuyên gia tài chính vẫn cho rằng muốn NHNN áp trần lãi suất cho vay chứ không phải trần lãi suất huy động. Việc giảm trần lãi suất huy động ở đây là vào người mua. Khi mà lãi suất huy động ít đi thì người gửi tiền vào ngân hàng sẽ dịch chuyển dòng tiền sang những kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc ngoại tệ.
Rõ ràng là chủ đầu tư có thêm một kênh huy động vốn rất tốt để có thêm nguồn vốn thực hiện các dự án của mình. Với việc bơm thêm vốn từ ngân hàng vào các chủ đầu tư là một động thái rất tốt. Bởi vì hiện tại nhiều dự án đang trong tình trạng đóng băng, mặc dù nhiều chủ đầu tư đã huy động vốn từ khách hàng rồi nhưng vẫn không đủ dòng tiền để thực hiện dự án, dự án vẫn phải dừng thi công, chủ đầu tư “tiến cũng không được mà lùi cùng không xong”.
Liệu rằng với việc tiệp cận vốn còn khó khăn, lãi suất cho vay còn ở mức cao, các chủ đầu tư có sẵn sàng vay vốn để thực hiện dự án không?
CBRE cho rằng, điều này tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi DN. Sức khỏe tài chính của mỗi DN là khác nhau nên khi Ngân hàng thẩm định hồ sơ của từng dự án xong thì họ mới cho vay.
Việc giảm lãi suất vừa qua có tác động rất tích cực đến cả chủ đầu tư cũng như khách hàng. Hy vọng việc giảm trần lãi suất huy động sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay xuống để chủ đầu tư được vay nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, người mua nhà cũng có thể vay được vốn với lãi suất thấp hơn để trang trải trong việc mua nhà.
Theo TTVN