Tại nhiều địa phương, giá nhà đất thổ cư gần như tương đương với giá nhà chung cư. Điều này đang khiến các căn hộ chung cư thuộc diện nhà ở xã hội mặc dù được miễn tiền sử dụng đất nhưng lại không hề dễ bán.
Một dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hải Phòng có mức giá chỉ từ 300-500 triệu đồng/căn. Chất lượng xây, thang máy đến nội thất trong nhà được nhiều người đánh giá không hề thua kém so với chung cư thương mại. Thế nhưng, dù dự án xây xong nhưng mới chỉ bán được 50% lượng nhà.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Minh, một người đăng ký mua nhà xã hội cho biết, giá nhà ở đây cũng không rẻ hơn so với mua nhà mặt đất. Nhưng sở dĩ ông chọn mua là do được hưởng ưu đãi với mức vay 6%/năm trong vòng 10 năm.
So sánh với mức lãi suất cho vay phổ thông (11-12%) thì ông Minh cho là hợp lý. Nhưng làm thủ tục đã 2 tháng nay, ông vẫn không vay được tiền. Nếu khó quá gia đình ông sẽ không mua nữa.
Ông Minh cho biết: “Nếu không được vay tôi quyết định hủy hợp đồng vì chúng tôi chưa ký hợp đồng mà chỉ liên hợp đồng với nhau để xem có vốn hay không mới có thể ký được. Còn nếu không có vốn có ký cũng phải hủy hợp đồng ngay”.
Theo ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng, sở dĩ nhà ở xã hội tại địa phương này không được người mua quan tâm như ở Hà Nội và TP.HCM là do giá đất.
Ông Thắng phân tích, tại các thành phố lớn, giá 1 m2 đất cao khiến giá nhà mặt đất cao và người mua nhà phải chọn mua chung cư cho rẻ. Còn tại Hải Phòng, giá mặt đất tại nhiều khu vực thấp, khoảng 400-500 triệu đồng, ngang với mức giá chung cư thu nhập thấp. Với giá này người mua đã có thể mua được một căn nhà mặt đất. Nhà chung cư đang bị chính nhà ở đất nền cạnh tranh.
Ông Thắng nói: “Khi giá đất thấp thì xây chung cư không hiệu quả bởi khi giá đất cao ta tăng số tầng, tăng hệ số sử dụng đất thì giá thành của đất chia theo m2 rẻ đi. Do giá đất Hải Phòng thấp nên tỷ lệ giá đất nằm trong giá nhà chung cư rất ít”.
Đại diện Sở Xây dựng Hải Phòng cũng thừa nhận, đây là hạn chế của các tỉnh khi phát triển nhà ở xã hội. Ngay bản thân Hải Phòng hiện cũng đang phải đau đầu với mô hình nhà chung cư tái định cư. Mặc dù mô hình này có rất nhiều hỗ trợ của Nhà nước nhưng người dân cũng không mặn mà về ở.
Ông Đỗ Trọng Đạt, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết: “Hải Phòng làm các khu tái định cư cao tầng nhưng các khu này vẫn chưa lấp đầy. Người dân khi được đền bù và được phân về các nhà tái định cư có xu hướng không nhận mà, họ nhận tiền để tìm mảnh đất khác xây nhà. Vì thế, nếu xây thêm nhà ở cho người thu nhập thấp thì cũng chưa hấp dẫn”.
Theo các chuyên gia bất động sản, nhà ở xã hội hiện chỉ phù hợp với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM do giá đất quá đắt. Còn tại các tỉnh, cần phải cân nhắc rất kỹ với loại hình nhà ở này tránh tình trạng làm theo phong trào, nhưng đến khi xây xong lại không bán được, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Minh, một người đăng ký mua nhà xã hội cho biết, giá nhà ở đây cũng không rẻ hơn so với mua nhà mặt đất. Nhưng sở dĩ ông chọn mua là do được hưởng ưu đãi với mức vay 6%/năm trong vòng 10 năm.
So sánh với mức lãi suất cho vay phổ thông (11-12%) thì ông Minh cho là hợp lý. Nhưng làm thủ tục đã 2 tháng nay, ông vẫn không vay được tiền. Nếu khó quá gia đình ông sẽ không mua nữa.
Ông Minh cho biết: “Nếu không được vay tôi quyết định hủy hợp đồng vì chúng tôi chưa ký hợp đồng mà chỉ liên hợp đồng với nhau để xem có vốn hay không mới có thể ký được. Còn nếu không có vốn có ký cũng phải hủy hợp đồng ngay”.
Theo ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng, sở dĩ nhà ở xã hội tại địa phương này không được người mua quan tâm như ở Hà Nội và TP.HCM là do giá đất.
Ông Thắng phân tích, tại các thành phố lớn, giá 1 m2 đất cao khiến giá nhà mặt đất cao và người mua nhà phải chọn mua chung cư cho rẻ. Còn tại Hải Phòng, giá mặt đất tại nhiều khu vực thấp, khoảng 400-500 triệu đồng, ngang với mức giá chung cư thu nhập thấp. Với giá này người mua đã có thể mua được một căn nhà mặt đất. Nhà chung cư đang bị chính nhà ở đất nền cạnh tranh.
Ông Thắng nói: “Khi giá đất thấp thì xây chung cư không hiệu quả bởi khi giá đất cao ta tăng số tầng, tăng hệ số sử dụng đất thì giá thành của đất chia theo m2 rẻ đi. Do giá đất Hải Phòng thấp nên tỷ lệ giá đất nằm trong giá nhà chung cư rất ít”.
Đại diện Sở Xây dựng Hải Phòng cũng thừa nhận, đây là hạn chế của các tỉnh khi phát triển nhà ở xã hội. Ngay bản thân Hải Phòng hiện cũng đang phải đau đầu với mô hình nhà chung cư tái định cư. Mặc dù mô hình này có rất nhiều hỗ trợ của Nhà nước nhưng người dân cũng không mặn mà về ở.
Ông Đỗ Trọng Đạt, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết: “Hải Phòng làm các khu tái định cư cao tầng nhưng các khu này vẫn chưa lấp đầy. Người dân khi được đền bù và được phân về các nhà tái định cư có xu hướng không nhận mà, họ nhận tiền để tìm mảnh đất khác xây nhà. Vì thế, nếu xây thêm nhà ở cho người thu nhập thấp thì cũng chưa hấp dẫn”.
Theo các chuyên gia bất động sản, nhà ở xã hội hiện chỉ phù hợp với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM do giá đất quá đắt. Còn tại các tỉnh, cần phải cân nhắc rất kỹ với loại hình nhà ở này tránh tình trạng làm theo phong trào, nhưng đến khi xây xong lại không bán được, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo VTV News