Giá nhà đất tại Sài Gòn trong hai tháng qua lại sụt và sụt đến 10% so với năm 2011. “Chưa bao giờ giá nhà đất ở Sài Gòn lại sụt giảm thê thảm đến như vậy,” giới mua bán nhà đất cho biết.
Nhà chung cư ế chẳng ai mua.
VNExpress dẫn lời của một nhân viên môi giới địa ốc tại quận 1 cho rằng hầu hết nhà phố nội thành Sài Gòn rao rất lâu mới bán được. Thời gian này thường kéo dài đến 2-3 năm.
Sự trì trệ của thị trường địa ốc còn khiến nhiều thương vụ mua bán bị gián đoạn bất ngờ. Nhiều người thay đổi ý định mua nhà vào giờ chót, sau khi đã ngã giá xong, khiến việc mua bán bị tắt nghẽn. Giới chủ đã phải giảm giá liên tục mới có thể bán được nhà sau nhiều cuộc thương lượng gay go, có thể bị bế tắc bất cứ lúc nào.
Ông Th. - một nhân viên môi giới, đưa một thí dụ mới nhất cho biết một căn nhà trong hẻm rộng 3 mét tọa lạc tại quận Gò Vấp đã được rao bán từ 4 năm trước với giá 140 lượng vàng. Trong vòng 3 năm sau, giá bán nhà sụt còn 80 cây cũng chẳng có ai mua.
Cho tới đầu năm nay, căn nhà này cuối cùng được bán với giá 70 lượng vàng, tức giảm đến một nửa.
Ông này cho rằng cung nhiều, cầu ít khiến việc mua bán nhà đất đình trệ trầm trọng. Giới kinh doanh địa ốc muốn thu hồi vốn để kinh doanh đã tìm cách “bán tháo bán đổ” nhà đất làm giá nhà sụt thêm.
Một cư dân quận 3 cho biết đây cũng là thời điểm mà giới trung lưu có cơ may tậu được một mái nhà. Trước đây, một căn nhà nhỏ ở khu vực quận 3, quận 10 có giá 1 tỉ đồng, tương đương 50,000 đô la là chuyện hiếm, nhưng bây giờ thì khá nhiều. Ông này nói: “Tuy nhiên, tưởng dễ mà không dễ. Giá nhà hạ thật, nhưng hiện nay kiếm một tỉ đồng là chuyện không dễ dàng. Vì vậy, giá nhà xuống mà lợi tức con người sụt theo thì giới trung lưu cũng khó mà tậu được căn nhà.”
Vì sự trì trệ của thị trường, một số nhà đầu tư trong lĩnh vực này tìm cách giảm giá nhà đất để bán nhanh, thu hồi vốn sớm. Một trong số này là chủ dự án Petro Việt Nam Landmark (PVL) đã giảm đến 35% giá bán 100 căn nhà để mong kiếm được khách hàng, để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
Theo VNMedia, việc giảm giá khủng khiếp nói trên đã gây “sốc” cho giới kinh doanh địa ốc tại Sài Gòn. VNMedia cũng cho biết phần lớn chủ đầu tư các dự án địa ốc âm thầm tìm cách chuyển nhượng dự án để tránh phá sản.
Sự trì trệ của thị trường địa ốc còn khiến nhiều thương vụ mua bán bị gián đoạn bất ngờ. Nhiều người thay đổi ý định mua nhà vào giờ chót, sau khi đã ngã giá xong, khiến việc mua bán bị tắt nghẽn. Giới chủ đã phải giảm giá liên tục mới có thể bán được nhà sau nhiều cuộc thương lượng gay go, có thể bị bế tắc bất cứ lúc nào.
Ông Th. - một nhân viên môi giới, đưa một thí dụ mới nhất cho biết một căn nhà trong hẻm rộng 3 mét tọa lạc tại quận Gò Vấp đã được rao bán từ 4 năm trước với giá 140 lượng vàng. Trong vòng 3 năm sau, giá bán nhà sụt còn 80 cây cũng chẳng có ai mua.
Cho tới đầu năm nay, căn nhà này cuối cùng được bán với giá 70 lượng vàng, tức giảm đến một nửa.
Ông này cho rằng cung nhiều, cầu ít khiến việc mua bán nhà đất đình trệ trầm trọng. Giới kinh doanh địa ốc muốn thu hồi vốn để kinh doanh đã tìm cách “bán tháo bán đổ” nhà đất làm giá nhà sụt thêm.
Một cư dân quận 3 cho biết đây cũng là thời điểm mà giới trung lưu có cơ may tậu được một mái nhà. Trước đây, một căn nhà nhỏ ở khu vực quận 3, quận 10 có giá 1 tỉ đồng, tương đương 50,000 đô la là chuyện hiếm, nhưng bây giờ thì khá nhiều. Ông này nói: “Tuy nhiên, tưởng dễ mà không dễ. Giá nhà hạ thật, nhưng hiện nay kiếm một tỉ đồng là chuyện không dễ dàng. Vì vậy, giá nhà xuống mà lợi tức con người sụt theo thì giới trung lưu cũng khó mà tậu được căn nhà.”
Vì sự trì trệ của thị trường, một số nhà đầu tư trong lĩnh vực này tìm cách giảm giá nhà đất để bán nhanh, thu hồi vốn sớm. Một trong số này là chủ dự án Petro Việt Nam Landmark (PVL) đã giảm đến 35% giá bán 100 căn nhà để mong kiếm được khách hàng, để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
Theo VNMedia, việc giảm giá khủng khiếp nói trên đã gây “sốc” cho giới kinh doanh địa ốc tại Sài Gòn. VNMedia cũng cho biết phần lớn chủ đầu tư các dự án địa ốc âm thầm tìm cách chuyển nhượng dự án để tránh phá sản.
Theo Người Việt