Rà soát mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội tại 15 khu đô thị cho thấy, tất cả đều bị chậm tiến độ so với yêu cầu. Đa số đều còn thiếu các hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, chợ, bệnh viện... Nhiều chủ đầu tư đổ lỗi cho thị trường bất động sản đóng băng hoặc vướng mắc quy hoạch dẫn đến các dự án bị đình trệ.
100% chậm tiến độ
Kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội tại 15 dự án Khu đô thị, phân bố từ các quận nội thành như Long Biên, Hoàng Mai tới một số huyện ngoại thành (Thanh Trì, Hoài Đức, Thạch Thất) và thị xã Sơn Tây cho thấy sự ảnh hưởng ghê gớm của thị trường bất động sản tới các dự án đô thị tại Hà Nội.
Có quy mô dân số lên tới 35.189 người, với tổng số nhà ở thấp tầng 1.620 căn, nhưng theo Sở Xây dựng, Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) mới thông báo huy động vốn được tổng cộng 118 căn hộ thấp tầng. Hiện nay, dự án này chưa có công trình hạ tầng xã hội nào được đầu tư xây dựng do chưa có nhà ở nào hoàn thành đưa vào sử dụng. Tại dự án Khu đô thị mới Hanoi Garden City (quận Long Biên), với quy mô dân số 6.604 người, dự án mới bán được 100 căn hộ nhà ở chung cư và 37 căn biệt thự. Sở Xây dựng kết luận dự án này “bị chậm tiến độ”. Đáng lý phải hoàn thành vào năm 2012, dự án vẫn chưa kết thúc 100% công tác GPMB.
Khởi công từ năm 2007, dự án Khu biệt thự nhà vườn thể thao và giải trí xã Tiến Xuân (Thạch Thất), hiện tại mới hoàn thành 44/90 căn biệt thự khu A (trong đó, đã huy động vốn của 40 căn), khu B có 180 căn nhà vườn còn chưa triển khai. Cũng bị rơi vào tình trạng chậm tiến độ, hàng loạt dự án đô thị trên địa bàn thị xã Sơn Tây còn bi đát hơn khi “chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” hoặc còn đang “ký gửi” trên một số sàn bất động sản mà chưa có khách mua. Tuy nhiên, kỷ lục về chậm trễ thuộc về dự án Khu đô thị mới Đại Kim-Định Công (quận Hoàng Mai) do Công ty CP kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội là chủ đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án cho phép từ năm 2002 đến 2007, nhưng tới nay, dự án này vẫn còn khoảng 3.426 m2 chưa được GPMB. Một dự án khác cũng của chủ đầu tư này là Khu nhà ở Bắc Đại Kim - Định Công mở rộng (Hoàng Mai), được phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ cuối năm 2003 tới đầu 2005, song tới nay, mới GPMB được một phần nhỏ diện tích đất (8.769 m2/10.790 m2), chiếm khoảng... 8% tổng diện tích đất của dự án!
Không làm hạ tầng vì chưa có người ở
Cũng bởi GPMB theo kiểu “da báo” nên đa số các dự án trong diện kiểm tra đều bị đánh giá là “chưa được xây đựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt”. Các dự án trường học, nhà trẻ, công trình công cộng phục vụ người dân phần lớn đã có chủ đầu tư thứ cấp nhưng chưa được xây dựng. Nhiều chủ đầu tư phàn nàn hạ tầng ngoài hàng rào còn kém, việc đi lại khó khăn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối xa khu vực dự án nên việc kết nối giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều trở ngại. Hạ tầng giao thông kém cũng ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của dự án và tác động lớn đến việc chuyển đến sinh sống của người mua nhà. Do dân cư thưa thớt, các chủ đầu tư dự án cũng “lờ” luôn việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội bởi hiệu quả gần như bằng không.
Giải thích cho việc dự án đình trệ, chủ đầu tư Khu đô thị Nam An Khánh - Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà than phiền, dự án phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần nên thời gian thực hiện bị kéo dài. Thêm vào đó, tình hình thị trường bất động sản đóng băng nên chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn huy động để triển khai dự án theo tiến độ.
Cũng nêu ra những lý do tương tự để giải thích cho việc chậm tiến độ, chủ đầu tư Khu đô thị mới Hanoi Garden City (quận Long Biên) “đổ lỗi” cho thị trường bất động sản đang trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, cộng thêm việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kéo dài (gần 3 năm) ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Cũng “mắc” quy hoạch, dự án Khu biệt thự nhà vườn sinh thái Yên Bình (Thạch Thất) đang phải tạm dừng thi công để chờ quy hoạch phân khu của Hà Nội tại khu vực và quy hoạch tuyến đường Láng - Hòa Lạc kéo dài được duyệt để làm cơ sở tiếp tục triển khai. Một dự án rất lớn khác trên địa bàn huyện Thạch Thất (rộng 1.253,3 ha) – Khu đô thị Tiến Xuân cũng đang phải tạm dừng triển khai để phục vụ công tác rà soát và khớp nối quy hoạch theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội tại 15 dự án Khu đô thị, phân bố từ các quận nội thành như Long Biên, Hoàng Mai tới một số huyện ngoại thành (Thanh Trì, Hoài Đức, Thạch Thất) và thị xã Sơn Tây cho thấy sự ảnh hưởng ghê gớm của thị trường bất động sản tới các dự án đô thị tại Hà Nội.
Có quy mô dân số lên tới 35.189 người, với tổng số nhà ở thấp tầng 1.620 căn, nhưng theo Sở Xây dựng, Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) mới thông báo huy động vốn được tổng cộng 118 căn hộ thấp tầng. Hiện nay, dự án này chưa có công trình hạ tầng xã hội nào được đầu tư xây dựng do chưa có nhà ở nào hoàn thành đưa vào sử dụng. Tại dự án Khu đô thị mới Hanoi Garden City (quận Long Biên), với quy mô dân số 6.604 người, dự án mới bán được 100 căn hộ nhà ở chung cư và 37 căn biệt thự. Sở Xây dựng kết luận dự án này “bị chậm tiến độ”. Đáng lý phải hoàn thành vào năm 2012, dự án vẫn chưa kết thúc 100% công tác GPMB.
Khởi công từ năm 2007, dự án Khu biệt thự nhà vườn thể thao và giải trí xã Tiến Xuân (Thạch Thất), hiện tại mới hoàn thành 44/90 căn biệt thự khu A (trong đó, đã huy động vốn của 40 căn), khu B có 180 căn nhà vườn còn chưa triển khai. Cũng bị rơi vào tình trạng chậm tiến độ, hàng loạt dự án đô thị trên địa bàn thị xã Sơn Tây còn bi đát hơn khi “chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” hoặc còn đang “ký gửi” trên một số sàn bất động sản mà chưa có khách mua. Tuy nhiên, kỷ lục về chậm trễ thuộc về dự án Khu đô thị mới Đại Kim-Định Công (quận Hoàng Mai) do Công ty CP kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội là chủ đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án cho phép từ năm 2002 đến 2007, nhưng tới nay, dự án này vẫn còn khoảng 3.426 m2 chưa được GPMB. Một dự án khác cũng của chủ đầu tư này là Khu nhà ở Bắc Đại Kim - Định Công mở rộng (Hoàng Mai), được phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ cuối năm 2003 tới đầu 2005, song tới nay, mới GPMB được một phần nhỏ diện tích đất (8.769 m2/10.790 m2), chiếm khoảng... 8% tổng diện tích đất của dự án!
Không làm hạ tầng vì chưa có người ở
Cũng bởi GPMB theo kiểu “da báo” nên đa số các dự án trong diện kiểm tra đều bị đánh giá là “chưa được xây đựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt”. Các dự án trường học, nhà trẻ, công trình công cộng phục vụ người dân phần lớn đã có chủ đầu tư thứ cấp nhưng chưa được xây dựng. Nhiều chủ đầu tư phàn nàn hạ tầng ngoài hàng rào còn kém, việc đi lại khó khăn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối xa khu vực dự án nên việc kết nối giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều trở ngại. Hạ tầng giao thông kém cũng ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của dự án và tác động lớn đến việc chuyển đến sinh sống của người mua nhà. Do dân cư thưa thớt, các chủ đầu tư dự án cũng “lờ” luôn việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội bởi hiệu quả gần như bằng không.
Giải thích cho việc dự án đình trệ, chủ đầu tư Khu đô thị Nam An Khánh - Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà than phiền, dự án phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần nên thời gian thực hiện bị kéo dài. Thêm vào đó, tình hình thị trường bất động sản đóng băng nên chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn huy động để triển khai dự án theo tiến độ.
Cũng nêu ra những lý do tương tự để giải thích cho việc chậm tiến độ, chủ đầu tư Khu đô thị mới Hanoi Garden City (quận Long Biên) “đổ lỗi” cho thị trường bất động sản đang trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, cộng thêm việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kéo dài (gần 3 năm) ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Cũng “mắc” quy hoạch, dự án Khu biệt thự nhà vườn sinh thái Yên Bình (Thạch Thất) đang phải tạm dừng thi công để chờ quy hoạch phân khu của Hà Nội tại khu vực và quy hoạch tuyến đường Láng - Hòa Lạc kéo dài được duyệt để làm cơ sở tiếp tục triển khai. Một dự án rất lớn khác trên địa bàn huyện Thạch Thất (rộng 1.253,3 ha) – Khu đô thị Tiến Xuân cũng đang phải tạm dừng triển khai để phục vụ công tác rà soát và khớp nối quy hoạch theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Theo ANTĐ