Tại cuộc họp triển khai kế hoạch năm 2013 của ngành xây dựng vừa qua, Bộ Xây dựng đã khẳng định đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để người có thu nhập thấp hay khó khăn về nhà ở được sở hữu căn hộ có giá bán thấp hơn so với giá thành. Với sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, hy vọng sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt và làm ấm từng phân khúc thị trường.
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, năm 2013 là năm tập trung cho việc thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó, nhà ở cho người có thu nhập thấp tiếp tục là phân khúc mà Chính phủ đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển nhà ở, và dành nhiều ưu đãi như thuế, lãi suất để giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành. Tới nay, cũng đã có một số doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, xin làm các dự án mới.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết, trong năm 2013, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản phẩm và giảm giá bán. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tập trung vào căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, với giá bán giảm để giảm áp lực thanh toán với người mua. Thời gian bán sản phẩm sẽ kéo dài đến 60 tháng nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp sở hữu được nhà ở.
Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng, thời gian qua, do phân cấp quá lớn cho địa phương, thả nổi thị trường, thiếu kiểm tra, kiểm soát, nhất là tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã dẫn đến tình trạng cung nhà ở cao hơn nhu cầu sử dụng của người dân. Việc quy hoạch quá nhiều dự án là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, liên quan đến hệ thống lợi ích nhóm của người xin và người cho. Vì vậy, việc quyết định điều chỉnh tạm dừng một số dự án là rất cần thiết.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Nguyễn Mạnh Thắng nhấn mạnh, cần hạn chế dự án bất động sản không bảo đảm tiến độ, chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người mua. Các dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng cũng cần được thẩm định lại. Biện pháp kiểm soát chặt chẽ này của cơ quan quản lý cùng với chính sách bảo đảm an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng của Chính phủ sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện đã có 58 tỉnh, thành phố gửi báo cáo về tình hình thực hiện các dự án, đề xuất việc tạm dừng hoặc triển khai tiếp nhưng có điều chỉnh. Dựa trên báo cáo này đã có ý kiến cho rằng cần xem xét thu hồi các dự án không khả thi, chiếm khoảng 1% tổng số dự án bất động sản hiện nay.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ đã kiến nghị thu hồi 30-40% tổng số dự án do nguồn lực thực hiện và nhu cầu tiêu dùng hiện đã thay đổi so với trước đây. Dựa trên kết quả rà soát thị trường bất động sản từ tháng 7.2012 đến nay, Bộ Xây cũng sẽ trình Chính phủ đề xuất cho dừng thực hiện dự án đang xem xét cấp phép đầu tư, hay mới thực hiện giải phóng mặt bằng nhưng không đủ nguồn lực để triển khai tiếp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để tiếp tục giải quyết vấn đề dừng hay tiếp tục triển khai các dự án bất động sản, trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp phải công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng về quy mô, vốn đầu tư, tiến độ triển khai của từng dự án. Bên cạnh đó, những giải pháp cho vay cần có chính sách ổn định để bảo đảm an toàn cho các chủ đầu tư.
Ngoài ra cần bổ sung Luật Thuế nhà, đất theo hướng những người sở hữu nhiều nhà đất sẽ bị đánh thuế lũy tiến. Và trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Bộ Xây dựng cũng tập trung chú trọng vào các giải pháp phát triển nhà ở phù hợp, nhất là cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để giải phóng hàng tồn kho, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Từ đây, sẽ tháo nút thắt khó khăn cho các ngành nghề khác.
Trong năm 2013, với hàng loạt giải pháp đã trình Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ tập trung cao độ để khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu, thông qua việc phát triển mạnh các chương trình nhà ở xã hội; yêu cầu các địa phương phải đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào trong chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm cũng sẽ là những biện pháp để mọi người nghèo có nhà. Để người nghèo, người khó khăn về nhà ở an tâm, phấn khởi đón Tết, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định về phát triển nhà ở xã hội ngay trước Tết Nguyên đán sắp tới, trong đó chủ yếu hướng vào giúp người nghèo, người thu nhập thấp chưa có nhà ở.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết, trong năm 2013, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản phẩm và giảm giá bán. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tập trung vào căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, với giá bán giảm để giảm áp lực thanh toán với người mua. Thời gian bán sản phẩm sẽ kéo dài đến 60 tháng nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp sở hữu được nhà ở.
Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng, thời gian qua, do phân cấp quá lớn cho địa phương, thả nổi thị trường, thiếu kiểm tra, kiểm soát, nhất là tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã dẫn đến tình trạng cung nhà ở cao hơn nhu cầu sử dụng của người dân. Việc quy hoạch quá nhiều dự án là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, liên quan đến hệ thống lợi ích nhóm của người xin và người cho. Vì vậy, việc quyết định điều chỉnh tạm dừng một số dự án là rất cần thiết.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Nguyễn Mạnh Thắng nhấn mạnh, cần hạn chế dự án bất động sản không bảo đảm tiến độ, chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người mua. Các dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng cũng cần được thẩm định lại. Biện pháp kiểm soát chặt chẽ này của cơ quan quản lý cùng với chính sách bảo đảm an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng của Chính phủ sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện đã có 58 tỉnh, thành phố gửi báo cáo về tình hình thực hiện các dự án, đề xuất việc tạm dừng hoặc triển khai tiếp nhưng có điều chỉnh. Dựa trên báo cáo này đã có ý kiến cho rằng cần xem xét thu hồi các dự án không khả thi, chiếm khoảng 1% tổng số dự án bất động sản hiện nay.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ đã kiến nghị thu hồi 30-40% tổng số dự án do nguồn lực thực hiện và nhu cầu tiêu dùng hiện đã thay đổi so với trước đây. Dựa trên kết quả rà soát thị trường bất động sản từ tháng 7.2012 đến nay, Bộ Xây cũng sẽ trình Chính phủ đề xuất cho dừng thực hiện dự án đang xem xét cấp phép đầu tư, hay mới thực hiện giải phóng mặt bằng nhưng không đủ nguồn lực để triển khai tiếp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để tiếp tục giải quyết vấn đề dừng hay tiếp tục triển khai các dự án bất động sản, trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp phải công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng về quy mô, vốn đầu tư, tiến độ triển khai của từng dự án. Bên cạnh đó, những giải pháp cho vay cần có chính sách ổn định để bảo đảm an toàn cho các chủ đầu tư.
Ngoài ra cần bổ sung Luật Thuế nhà, đất theo hướng những người sở hữu nhiều nhà đất sẽ bị đánh thuế lũy tiến. Và trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Bộ Xây dựng cũng tập trung chú trọng vào các giải pháp phát triển nhà ở phù hợp, nhất là cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để giải phóng hàng tồn kho, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Từ đây, sẽ tháo nút thắt khó khăn cho các ngành nghề khác.
Trong năm 2013, với hàng loạt giải pháp đã trình Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ tập trung cao độ để khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu, thông qua việc phát triển mạnh các chương trình nhà ở xã hội; yêu cầu các địa phương phải đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào trong chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm cũng sẽ là những biện pháp để mọi người nghèo có nhà. Để người nghèo, người khó khăn về nhà ở an tâm, phấn khởi đón Tết, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định về phát triển nhà ở xã hội ngay trước Tết Nguyên đán sắp tới, trong đó chủ yếu hướng vào giúp người nghèo, người thu nhập thấp chưa có nhà ở.
Theo Báo Đại biểu Nhân dân