Nhiều dự án bất động sản (BĐS) tại Hà Nội đến thời hạn giao nhà nhưng công trình đã ngưng thi công từ nhiều tháng nay khiến khách hàng chỉ biết ngồi chờ và lập hội... phản đối chủ đầu tư.
Lập hội để phản đối
Nổi bật về việc chậm tiến độ hiện nay có thể kể đến các dự án: AZ Vân Canh của Tập đoàn phát triển nhà ở và đô thị HUD làm chủ đầu tư; dự án Usilk city của Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long; dự án Tricon Tower của Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt...
Trên các diễn đàn internet, nhiều khổ chủ của dự án CT1, CT2 AZ Vân Canh đang kêu gọi những người đồng cảnh, trót mua nhà trên giấy thu thập tên tuổi, số điện thoại, số hợp đồng và số căn hộ để có những buổi họp "offline" bàn cách đề nghị gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt - một khách hàng của AZ Vân Canh cho biết, lúc mua căn hộ ở dự án CT1, CT2 Vân Canh thì thị trường đang “nóng” nên ngoài giá gốc 14 triệu đồng/m2 chị phải chấp nhận mua chênh hơn 300 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, gần 2 năm nay dự án vẫn chưa có động tĩnh gì. Giờ muốn bán lỗ nhưng cũng không có ai mua, đòi tiền lại thì cũng không được vì không mua trực tiếp với chủ đầu tư.
Nhóm khách hàng của dự án Usilk city cũng nằm trong tình trạng “thu thập chứng cứ” để tố chủ đầu tư. Họ là những khách hàng đã đóng tiền theo đúng thời hạn, có người đã đóng hết 100% tiền nhưng đến nay, sau 3 năm khởi công nhiều tòa nhà của dự án theo kế hoạch đang hoàn thiện đều bị “đắp chiếu”, có tòa nhà chỉ mới xây xong phần móng.
Trên diễn đàn của nhóm, hằng ngày mọi người chia sẻ với nhau các thông tin liên quan như “sức khỏe” của chủ đầu tư, tình trạng của dự án...
Trong khi đó, nhóm khách hàng của dự án Tricon Tower đã mang băng rôn, khẩu hiệu đòi chủ đầu tư là Công ty cổ phần Minh Việt trả lại tiền do thời hạn giao nhà là 30.6.2012 nhưng đến nay dự án chỉ mới xong phần móng và đắp chiếu từ nhiều tháng nay.
Quá thời hạn bàn giao nhà nhưng dự án Tricon Tower vẫn trơ trọi những cọc sắt
Chị Phạm Thị Trang, nhà ở Cầu Giấy, Hà Nội, bức xúc: “Qua nhiều cuộc họp giữa khách hàng và chủ đầu tư, Công ty Minh Việt đã đưa ra nhiều phương án trong đó phương án chấm dứt hợp đồng sẽ được ký vào ngày 30.6.2012, nhưng thời điểm công ty trả tiền chỉ xác định một cách chung chung là sau ngày 31.12.2012".
"Với số tiền 3,5 tỉ đồng giao cho một công ty mất uy tín như Minh Việt, tôi rất lo sợ nếu cầm trên tay bản thanh lý hợp đồng với thời điểm trả tiền chung chung thì sẽ mất trắng tiền. Còn nếu tiếp tục điều chỉnh hợp đồng với thời điểm bàn giao nhà vào ngày 30.6.2014, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý vì Công ty Minh Việt nhiều lần thất hứa, đến nay vẫn chưa có một động thái nào cho thấy dự án được tiếp tục triển khai”, chị Trang cho hay.
Cũng theo chị Trang, Minh Việt đã đưa ra phương án đền bù rất ngây ngô, trong đó khách hàng sẽ được tặng một chỗ đỗ xe ô tô miễn phí đến năm 2054. Tuy nhiên, các loại phụ phí liên quan đến chỗ đỗ xe ô tô này, nếu có do Ban quản trị tòa nhà họp và thống nhất thu, khách hàng sẽ phải tự chịu.
Góp vốn dễ bị chiếm dụng
Theo một chuyên gia của Bộ Xây dựng, thông thường các giao dịch BĐS, nếu là đặt cọc thì khách hàng chỉ đặt một phần nhỏ tiền xác định mình sẽ mua nhà đất, còn nếu hợp đồng góp vốn thì phải sinh lời. Nhưng góp vốn quá nhiều rất dễ bị doanh nghiệp BĐS lạm dụng vốn.
Nhà đầu tư luôn ở thế “cầm dao đằng lưỡi” vì các giao dịch chỉ dựa trên sự tin tưởng vào uy tín của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không nghiêm túc, không giữ chữ tín thì việc nhà đầu tư bị thiệt là khó tránh khỏi, chuyên gia này cho biết thêm.
Ông Nguyễn Trường Tiến - nguyên Phó tổng giám Tổng công ty xây dựng Hà Nội cho rằng, khi khách hàng bỏ một số tiền lớn để mua nhà cần phải quan tâm sâu sát đến dự án ngay từ khi nó mới bắt đầu chứ không phải chờ đến khi gấn hết hạn mới làm việc với chủ đầu tư.
Theo ông Tiến, một thời gian dài phần lớn người dân mua nhà ở Hà Nội chỉ mua đi bán lại chứ không có nhu cầu thực nên họ thường phó mặc cho chủ đầu tư. Chỉ những người mua cuối cùng, có nhu cầu về nhà ở mới chịu rủi ro nhiều nhất do phải mua lại với giá cao lại gặp các vấn đề về tiến độ của dự án. Do vậy, để đảm bảo tiền đầu tư đúng chỗ, người dân không nên quá tin tưởng vào lời hứa của chủ đầu tư mà phải xem vào hành động của họ thể hiện vào tiến độ của dự án.
Nổi bật về việc chậm tiến độ hiện nay có thể kể đến các dự án: AZ Vân Canh của Tập đoàn phát triển nhà ở và đô thị HUD làm chủ đầu tư; dự án Usilk city của Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long; dự án Tricon Tower của Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt...
Trên các diễn đàn internet, nhiều khổ chủ của dự án CT1, CT2 AZ Vân Canh đang kêu gọi những người đồng cảnh, trót mua nhà trên giấy thu thập tên tuổi, số điện thoại, số hợp đồng và số căn hộ để có những buổi họp "offline" bàn cách đề nghị gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt - một khách hàng của AZ Vân Canh cho biết, lúc mua căn hộ ở dự án CT1, CT2 Vân Canh thì thị trường đang “nóng” nên ngoài giá gốc 14 triệu đồng/m2 chị phải chấp nhận mua chênh hơn 300 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, gần 2 năm nay dự án vẫn chưa có động tĩnh gì. Giờ muốn bán lỗ nhưng cũng không có ai mua, đòi tiền lại thì cũng không được vì không mua trực tiếp với chủ đầu tư.
Nhóm khách hàng của dự án Usilk city cũng nằm trong tình trạng “thu thập chứng cứ” để tố chủ đầu tư. Họ là những khách hàng đã đóng tiền theo đúng thời hạn, có người đã đóng hết 100% tiền nhưng đến nay, sau 3 năm khởi công nhiều tòa nhà của dự án theo kế hoạch đang hoàn thiện đều bị “đắp chiếu”, có tòa nhà chỉ mới xây xong phần móng.
Trên diễn đàn của nhóm, hằng ngày mọi người chia sẻ với nhau các thông tin liên quan như “sức khỏe” của chủ đầu tư, tình trạng của dự án...
Trong khi đó, nhóm khách hàng của dự án Tricon Tower đã mang băng rôn, khẩu hiệu đòi chủ đầu tư là Công ty cổ phần Minh Việt trả lại tiền do thời hạn giao nhà là 30.6.2012 nhưng đến nay dự án chỉ mới xong phần móng và đắp chiếu từ nhiều tháng nay.
Quá thời hạn bàn giao nhà nhưng dự án Tricon Tower vẫn trơ trọi những cọc sắt
Chị Phạm Thị Trang, nhà ở Cầu Giấy, Hà Nội, bức xúc: “Qua nhiều cuộc họp giữa khách hàng và chủ đầu tư, Công ty Minh Việt đã đưa ra nhiều phương án trong đó phương án chấm dứt hợp đồng sẽ được ký vào ngày 30.6.2012, nhưng thời điểm công ty trả tiền chỉ xác định một cách chung chung là sau ngày 31.12.2012".
"Với số tiền 3,5 tỉ đồng giao cho một công ty mất uy tín như Minh Việt, tôi rất lo sợ nếu cầm trên tay bản thanh lý hợp đồng với thời điểm trả tiền chung chung thì sẽ mất trắng tiền. Còn nếu tiếp tục điều chỉnh hợp đồng với thời điểm bàn giao nhà vào ngày 30.6.2014, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý vì Công ty Minh Việt nhiều lần thất hứa, đến nay vẫn chưa có một động thái nào cho thấy dự án được tiếp tục triển khai”, chị Trang cho hay.
Cũng theo chị Trang, Minh Việt đã đưa ra phương án đền bù rất ngây ngô, trong đó khách hàng sẽ được tặng một chỗ đỗ xe ô tô miễn phí đến năm 2054. Tuy nhiên, các loại phụ phí liên quan đến chỗ đỗ xe ô tô này, nếu có do Ban quản trị tòa nhà họp và thống nhất thu, khách hàng sẽ phải tự chịu.
Góp vốn dễ bị chiếm dụng
Theo một chuyên gia của Bộ Xây dựng, thông thường các giao dịch BĐS, nếu là đặt cọc thì khách hàng chỉ đặt một phần nhỏ tiền xác định mình sẽ mua nhà đất, còn nếu hợp đồng góp vốn thì phải sinh lời. Nhưng góp vốn quá nhiều rất dễ bị doanh nghiệp BĐS lạm dụng vốn.
Nhà đầu tư luôn ở thế “cầm dao đằng lưỡi” vì các giao dịch chỉ dựa trên sự tin tưởng vào uy tín của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không nghiêm túc, không giữ chữ tín thì việc nhà đầu tư bị thiệt là khó tránh khỏi, chuyên gia này cho biết thêm.
Ông Nguyễn Trường Tiến - nguyên Phó tổng giám Tổng công ty xây dựng Hà Nội cho rằng, khi khách hàng bỏ một số tiền lớn để mua nhà cần phải quan tâm sâu sát đến dự án ngay từ khi nó mới bắt đầu chứ không phải chờ đến khi gấn hết hạn mới làm việc với chủ đầu tư.
Theo ông Tiến, một thời gian dài phần lớn người dân mua nhà ở Hà Nội chỉ mua đi bán lại chứ không có nhu cầu thực nên họ thường phó mặc cho chủ đầu tư. Chỉ những người mua cuối cùng, có nhu cầu về nhà ở mới chịu rủi ro nhiều nhất do phải mua lại với giá cao lại gặp các vấn đề về tiến độ của dự án. Do vậy, để đảm bảo tiền đầu tư đúng chỗ, người dân không nên quá tin tưởng vào lời hứa của chủ đầu tư mà phải xem vào hành động của họ thể hiện vào tiến độ của dự án.
Trao đổi với phóng viên, ông Edward Chi - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt thừa nhận việc dự án chậm bàn giao căn hộ là lỗi của chủ đầu tư. “Dự án đã hoàn thiện phần móng và hầm nhưng do đang tranh chấp với nhà thầu là Công ty Coteccons nên hiện nay công trình vẫn chưa tiếp tục triển khai được. Hiện sự việc đang được Trung tâm trọng tài quốc tế giải quyết và sẽ yêu cầu phía Coteccons sớm giao trả mặt bằng để nhà thầu khác tiếp tục xây dựng. Nếu sự việc ổn thỏa như dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào quý 4.2014”, ông Chi cho biết. Tuy nhiên, theo thông tin từ Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, phía chủ đầu tư Tricon Tower là Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt đang nợ nhà thầu số tiền hơn 123 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi suất ngân hàng kể từ ngày chậm trả tiền). Sự việc đã được Coteccons khởi kiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Đối với dự án CT1, CT2 AZ Vân Canh, ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BĐS AZ land cho biết, do trước đây dự án CT2 bị vướng vào quy hoạch nên tiến độ thi công có chậm trễ, riêng CT1 hiện vẫn đang triển khai. |
Theo Tiền phong