Hàng trăm hộ dân khu vực đường Lê Ninh thuộc địa phận phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) khốn đốn vì quy hoạch “treo” hơn 20 năm nay.
Căn nhà xập xệ của bà Nguyễn Thị Hậu được xây dựng từ năm 1985 lại nay nhưng không thể nâng cấp vì vướng quy hoạch “treo”.
Năm 1988, UBND TP Vinh công bố quy hoạch công trình giao thông trên địa bàn xã Hưng Đông (nay thuộc phường Quán Bàu) nhưng chưa thực hiện. Đến năm 1996, TP lại công bố quy hoạch lần 2 và đến năm 1998 triển khai thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh. Dự án triển khai dở dang rồi dừng lại, những đoạn đường khác xuống cấp nghiêm trọng.
Từ đó đến nay, đã hơn 20 năm, hàng trăm hộ dân khu vực xung quanh đường Lê Ninh phải chịu đựng cảnh đường sá xuống cấp, đặc biệt là quy hoạch “treo” dẫn đến nhiều hệ lụy.
GCNQSD đất của ông Lê Hữu Biên, trong đó 100% diện tích đất đã bị vướng quy hoạch, chính quyền yêu cầu “Chủ hộ phải giữ nguyên hiện trạng, không được xây dựng mới”.
Bà Nguyễn Thị Hậu, số nhà 78 đường Lê Ninh (khối 8 phường Quán Bàu) có miếng đất 329m2, cư trú từ năm 1984, làm nhà năm 1985. Từ đó đến nay, do vướng quy hoạch “treo” nên bà không thể nâng cấp nhà. Hiện nhà bà đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trời mưa bị dột khắp nơi, nước tràn vào nhà, tường lở nhiều chỗ, có lần mảng vữa to rơi xuống nhưng may không trúng người. Bà muốn cho con một phần đất làm nhà nhưng cũng không thể tách bìa đỏ, dù đã tách hộ khẩu.
“Tôi không biết kêu ai, hỏi khối trưởng thì ông ấy bảo phải chờ, nên chỉ biết chịu đựng”, bà Hậu than thở.
Ông Nguyễn Hữu Khơng, số nhà 76 đường Lê Ninh cũng lâm cảnh ngộ tương tự: nhà làm từ năm 1986 đã muốn nâng cấp cũng không được, nền nhà thấp, mương thoát nước của đường không chuẩn nên chỉ một trận mưa là nước tràn vào sân, vào nhà rất khổ.
“Chúng tôi đã đề xuất rất nhiều lần, cuộc họp HĐND, tiếp xúc cử tri nào cũng có ý kiến, nhưng chuyển biến rất chậm”, ông Lê Hữu Biên, khối trưởng khối 8 cho biết. Khối 8 có 197 hộ thì có 43 hộ bị ảnh hưởng bởi quy hoạch “treo”, ông Biên cũng không ngoại lệ. Ông bà muốn bán đất để về quê ở với mẹ già cũng không được (vì không ai muốn mua vùng quy hoạch treo), muốn nâng cấp nhà cửa cũng chịu, thế là ông bà đành “trụ” lại.
“Ông Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh trong cuộc tiếp xúc cử tri gần đây đã trả lời là dự án này đã có tiền thực hiện, nhưng sau đó tiền tiêu hết rồi nên dở dang…”, ông Biên cho hay.
Điều ông Biên sợ nhất là trong khối xẩy ra tai nạn, thương tích do nhà cửa quá xuống cấp trong mùa mưa bão. Khu vực nhà tập thể của công nhân công ty cao su cũng đã xuống cấp trầm trọng. Ông Biên dẫn chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Đăng Hàn, bà Trần Thị Yên. Ông Hàn là thương binh, bệnh binh, hai ông bà đều mang bệnh hiểm nghèo. Căn nhà được xây dựng từ năm 1990 trên mảnh đất 148m2 là nơi cư ngụ của 4 hộ (ông bà và ba gia đình con cái) với 11 nhân khẩu, có hai trẻ em sắp chào đời.
Bà Yên dẫn chúng tôi vào xem từng căn phòng nhỏ như bao diêm là “nhà riêng” của mỗi hộ. Phía sau đã bị dột, ông bà phải căng bạt lên để che mưa. Bà Yên cho biết cảnh sinh hoạt rất chật chội, khổ sở. Ông bà muốn nâng cấp nhà, lên tầng cho thêm không gian, khối phố cũng đã có kế hoạch hỗ trợ cũng không thể được.
Khi chúng tôi đến UBND phường Quán Bàu, nơi đây vừa diễn ra cuộc họp bàn về phương án xây dựng khu tái định cư. Ông Hồ Sỹ Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: Hiện nay phường đang khẩn trương hoàn thiện khu tái định cư, sắp tới sẽ có kế hoạch lên phương án đền bù chi tiết để giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thực hiện dự án.
Tuy nhiên, chỉ riêng khâu giải phóng mặt bằng không hề đơn giản, và không biết khi nào thì dự án mới triển khai được. Hàng trăm hộ dân lại phải tiếp tục chịu đựng hậu quả của quy hoạch “treo” đến bao giờ?
Từ đó đến nay, đã hơn 20 năm, hàng trăm hộ dân khu vực xung quanh đường Lê Ninh phải chịu đựng cảnh đường sá xuống cấp, đặc biệt là quy hoạch “treo” dẫn đến nhiều hệ lụy.
GCNQSD đất của ông Lê Hữu Biên, trong đó 100% diện tích đất đã bị vướng quy hoạch, chính quyền yêu cầu “Chủ hộ phải giữ nguyên hiện trạng, không được xây dựng mới”.
Bà Nguyễn Thị Hậu, số nhà 78 đường Lê Ninh (khối 8 phường Quán Bàu) có miếng đất 329m2, cư trú từ năm 1984, làm nhà năm 1985. Từ đó đến nay, do vướng quy hoạch “treo” nên bà không thể nâng cấp nhà. Hiện nhà bà đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trời mưa bị dột khắp nơi, nước tràn vào nhà, tường lở nhiều chỗ, có lần mảng vữa to rơi xuống nhưng may không trúng người. Bà muốn cho con một phần đất làm nhà nhưng cũng không thể tách bìa đỏ, dù đã tách hộ khẩu.
“Tôi không biết kêu ai, hỏi khối trưởng thì ông ấy bảo phải chờ, nên chỉ biết chịu đựng”, bà Hậu than thở.
Ông Nguyễn Hữu Khơng, số nhà 76 đường Lê Ninh cũng lâm cảnh ngộ tương tự: nhà làm từ năm 1986 đã muốn nâng cấp cũng không được, nền nhà thấp, mương thoát nước của đường không chuẩn nên chỉ một trận mưa là nước tràn vào sân, vào nhà rất khổ.
“Chúng tôi đã đề xuất rất nhiều lần, cuộc họp HĐND, tiếp xúc cử tri nào cũng có ý kiến, nhưng chuyển biến rất chậm”, ông Lê Hữu Biên, khối trưởng khối 8 cho biết. Khối 8 có 197 hộ thì có 43 hộ bị ảnh hưởng bởi quy hoạch “treo”, ông Biên cũng không ngoại lệ. Ông bà muốn bán đất để về quê ở với mẹ già cũng không được (vì không ai muốn mua vùng quy hoạch treo), muốn nâng cấp nhà cửa cũng chịu, thế là ông bà đành “trụ” lại.
“Ông Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh trong cuộc tiếp xúc cử tri gần đây đã trả lời là dự án này đã có tiền thực hiện, nhưng sau đó tiền tiêu hết rồi nên dở dang…”, ông Biên cho hay.
Điều ông Biên sợ nhất là trong khối xẩy ra tai nạn, thương tích do nhà cửa quá xuống cấp trong mùa mưa bão. Khu vực nhà tập thể của công nhân công ty cao su cũng đã xuống cấp trầm trọng. Ông Biên dẫn chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Đăng Hàn, bà Trần Thị Yên. Ông Hàn là thương binh, bệnh binh, hai ông bà đều mang bệnh hiểm nghèo. Căn nhà được xây dựng từ năm 1990 trên mảnh đất 148m2 là nơi cư ngụ của 4 hộ (ông bà và ba gia đình con cái) với 11 nhân khẩu, có hai trẻ em sắp chào đời.
Bà Trần Thị Yên trong căn nhà đã xuống cấp có tới 4 hộ, 11 nhân khẩu chen chúc.
Bà Yên dẫn chúng tôi vào xem từng căn phòng nhỏ như bao diêm là “nhà riêng” của mỗi hộ. Phía sau đã bị dột, ông bà phải căng bạt lên để che mưa. Bà Yên cho biết cảnh sinh hoạt rất chật chội, khổ sở. Ông bà muốn nâng cấp nhà, lên tầng cho thêm không gian, khối phố cũng đã có kế hoạch hỗ trợ cũng không thể được.
Khi chúng tôi đến UBND phường Quán Bàu, nơi đây vừa diễn ra cuộc họp bàn về phương án xây dựng khu tái định cư. Ông Hồ Sỹ Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: Hiện nay phường đang khẩn trương hoàn thiện khu tái định cư, sắp tới sẽ có kế hoạch lên phương án đền bù chi tiết để giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thực hiện dự án.
Tuy nhiên, chỉ riêng khâu giải phóng mặt bằng không hề đơn giản, và không biết khi nào thì dự án mới triển khai được. Hàng trăm hộ dân lại phải tiếp tục chịu đựng hậu quả của quy hoạch “treo” đến bao giờ?
Theo Tầm nhìn