Giai đoạn 2006-2010, các khoản thu từ đất đai chiếm 13-18% tổng thu nội địa (trừ dầu thô), thì trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ này sẽ giảm khá mạnh.
Ngân sách bỏ trống nhiều khoản thu từ bất động sản - hình minh họa
Theo số liệu của Bộ Tài chính, cụ thể, năm 2011, các khoản thu từ đất đai đóng góp vào ngân sách 49.460 tỷ đồng, bằng 11,63% thu nội địa trừ dầu thô; năm 2012, số thu từ đất đai (theo dự toán), giảm xuống chỉ còn 42.458 tỷ đồng, bằng 8,58% số thu nội địa trừ dầu.
Số thu ngân sách từ đất đai đang có xu hướng chững lại, theo ông Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), là do các chính sách động viên tài chính từ đất đai hiện hành đã quá lạc hậu, nhiều chính sách mới không được ban hành kịp thời, dẫn đến nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách từ đất đai (nguồn thu chủ yếu để nâng cấp cơ sở hạ tầng), mà còn dẫn đến sự mất công bằng trong xã hội.
Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, không kể các chính sách cũ lỗi thời, mà ngay cả chính sách vừa mới ban hành cũng đã lỗi thời. Đơn cử, Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp vừa có hiệu lực ngày 1/1/2012 với mức thuế suất quá thấp (0,03%; 0,07% và 0,15%) không chỉ không hạn chế được đầu cơ, bỏ hoang bất động sản, mà cũng không tăng thu được cho ngân sách.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông Liêm nhận định, Việt Nam còn quá nhiều khoản thu trong lĩnh vực đất đai bị bỏ trống. Vì vậy, cần phải xây dựng thuế nhà đất thay thế cho thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và ban hành thêm một số sắc thuế mới đánh vào lĩnh vực bất động sản, trước mắt là thuế (hoặc phí) đối với công trình xây dựng mới, đặc biệt là công trình nằm trong khu vực mà cơ sở hạ tầng đã quá tải.
Theo ông Liêm, tại những thành phố lớn, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục… đã quá tải, vì thế, cứ thêm một công trình mọc lên lại tạo thêm sức ép cho xã hội. Cần phải đánh thuế, hoặc phí xứng đáng với những công trình này theo hướng công trình xây dựng càng cao càng phải đánh nặng thuế để lấy tiền nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chính quyền không ngại đánh thuế nhà đất, vì chỉ có đánh thuế đối với người giàu mới có tiền để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đồng quan điểm, ông Chinh cho rằng, cần phải thay đổi tư duy về thuế đối với đất đai, không nên coi nguồn thu thu này chỉ nhằm quản lý nhà nước về đất đai, thay vào đó, cần có quan điểm nguồn thu này là để tăng thu cho ngân sách, phát triển quỹ đất, quy hoạch hợp lý, ổn định xã hội, tạo công bằng trong việc sử dụng đất đai.
Hiện tại, giá đất để tính thuế, lệ phí, tính tiền giao đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường thấp hơn giá thị trường, nên Nhà nước đã mất một khoản thu rất lớn, vì vậy, theo ông Chinh, để tăng nguồn thu, thì giá đất để tính nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất cần phải theo sát giá thị trường.
Khi xây dựng Luật thuế Nhà đất, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối vì cho rằng, sắc thuế này gây ra tình trạng thuế chồng lên thuế, vì phần lớn tài sản của người dân được hình thành từ thu nhập sau khi đã nộp thuế. Chính vì vậy, Luật thuế Nhà đất đã phải chuyển thành Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp nên không đánh thuế được vào tài sản của cá nhân.
Số thu ngân sách từ đất đai đang có xu hướng chững lại, theo ông Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), là do các chính sách động viên tài chính từ đất đai hiện hành đã quá lạc hậu, nhiều chính sách mới không được ban hành kịp thời, dẫn đến nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách từ đất đai (nguồn thu chủ yếu để nâng cấp cơ sở hạ tầng), mà còn dẫn đến sự mất công bằng trong xã hội.
Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, không kể các chính sách cũ lỗi thời, mà ngay cả chính sách vừa mới ban hành cũng đã lỗi thời. Đơn cử, Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp vừa có hiệu lực ngày 1/1/2012 với mức thuế suất quá thấp (0,03%; 0,07% và 0,15%) không chỉ không hạn chế được đầu cơ, bỏ hoang bất động sản, mà cũng không tăng thu được cho ngân sách.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông Liêm nhận định, Việt Nam còn quá nhiều khoản thu trong lĩnh vực đất đai bị bỏ trống. Vì vậy, cần phải xây dựng thuế nhà đất thay thế cho thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và ban hành thêm một số sắc thuế mới đánh vào lĩnh vực bất động sản, trước mắt là thuế (hoặc phí) đối với công trình xây dựng mới, đặc biệt là công trình nằm trong khu vực mà cơ sở hạ tầng đã quá tải.
Theo ông Liêm, tại những thành phố lớn, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục… đã quá tải, vì thế, cứ thêm một công trình mọc lên lại tạo thêm sức ép cho xã hội. Cần phải đánh thuế, hoặc phí xứng đáng với những công trình này theo hướng công trình xây dựng càng cao càng phải đánh nặng thuế để lấy tiền nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chính quyền không ngại đánh thuế nhà đất, vì chỉ có đánh thuế đối với người giàu mới có tiền để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đồng quan điểm, ông Chinh cho rằng, cần phải thay đổi tư duy về thuế đối với đất đai, không nên coi nguồn thu thu này chỉ nhằm quản lý nhà nước về đất đai, thay vào đó, cần có quan điểm nguồn thu này là để tăng thu cho ngân sách, phát triển quỹ đất, quy hoạch hợp lý, ổn định xã hội, tạo công bằng trong việc sử dụng đất đai.
Hiện tại, giá đất để tính thuế, lệ phí, tính tiền giao đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường thấp hơn giá thị trường, nên Nhà nước đã mất một khoản thu rất lớn, vì vậy, theo ông Chinh, để tăng nguồn thu, thì giá đất để tính nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất cần phải theo sát giá thị trường.
Khi xây dựng Luật thuế Nhà đất, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối vì cho rằng, sắc thuế này gây ra tình trạng thuế chồng lên thuế, vì phần lớn tài sản của người dân được hình thành từ thu nhập sau khi đã nộp thuế. Chính vì vậy, Luật thuế Nhà đất đã phải chuyển thành Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp nên không đánh thuế được vào tài sản của cá nhân.
Theo Báo xây dựng