Ngày 12/6, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị tham gia góp ý kiến phản biện xã hội về chương trình nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030.
Việc nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục được những tồn tại, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội. Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, làm cơ sở để đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở phù hợp theo từng giai đoạn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm- Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, để phát triển nhà ở giai đoạn tới cần có một định hướng mới. Chương trình giai đoạn 2012- 2020 không chỉ căn cứ từ những định hướng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà cần quan tâm hơn đến quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050 với mô hình- cấu trúc mới khác hẳn các quy hoạch chung đã duyệt các lần trước.
Số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, về chất lượng nhà ở của thành phố Hà Nội năm 2011 tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 88,56%, nhà ở bán kiên cố chiếm 11,12%, nhà ở thiếu kiên cố chiếm 0,26%, nhà ở đơn sơ chiếm 0,06%. Riêng nhà chung cư cũ được xây dựng từ cách đây vài chục năm hiện bị lún, nứt kết cấu, hạ tầng kỹ thuật đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong những năm qua, nhìn chung tốc độ đô thị hóa của thành phố tăng nhanh, nhà ở không những phát triển tại các khu vực trung tâm mà còn phát triển mạnh tại các vùng ngoại ô.
Giá nhà ở tại Hà Nội luôn luôn bị đẩy tăng cao dẫn đến việc tiếp cận về nhà ở của một bộ phận dân cư rất khó khăn. Tình trạng xây dựng đầu cơ bất động sản nhà ở luôn diễn biến khó lường làm giá bất động sản lại gia tăng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý và phát triển nhà ở mỏng về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý và phát triển nhà. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng không phép, sai phép còn chưa được thực hiện thường xuyên, kiên quyết dẫn đến những tồn tại rất khó khắc phục…
Ý kiến cần tăng các chỉ tiêu nhà ở cho thuê tại đô thị do ông Đào Ngọc Nghiêm đưa ra nhận được sự đồng tình của các đại biểu. Nếu theo chỉ tiêu đặt ra hiện nay, giai đoạn 2012- 2015, tỷ lệ nhà ở cho thuê tại đô thị phải đạt 25%, ứng với khoảng 2,4 triệu m3 nhà ở, giai đoạn 2016– 2020 đạt 30% (8,1 triệu m3 nhà ở), giai đoạn 2021– 2030 tỷ lệ này phải đạt 35% (ứng với 19,7 triệu m3 nhà ở). Việc phát triển nhà ở cho thuê cũng phù hợp chung với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay, phù hợp với thu nhập cũng như nhu cầu khác nhau của từng người dân Việt Nam. Vì vậy, chương trình phát triển nhà ở Hà Nội trong giai đoạn tới cũng cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm- Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, để phát triển nhà ở giai đoạn tới cần có một định hướng mới. Chương trình giai đoạn 2012- 2020 không chỉ căn cứ từ những định hướng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà cần quan tâm hơn đến quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050 với mô hình- cấu trúc mới khác hẳn các quy hoạch chung đã duyệt các lần trước.
Số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, về chất lượng nhà ở của thành phố Hà Nội năm 2011 tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 88,56%, nhà ở bán kiên cố chiếm 11,12%, nhà ở thiếu kiên cố chiếm 0,26%, nhà ở đơn sơ chiếm 0,06%. Riêng nhà chung cư cũ được xây dựng từ cách đây vài chục năm hiện bị lún, nứt kết cấu, hạ tầng kỹ thuật đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong những năm qua, nhìn chung tốc độ đô thị hóa của thành phố tăng nhanh, nhà ở không những phát triển tại các khu vực trung tâm mà còn phát triển mạnh tại các vùng ngoại ô.
Giá nhà ở tại Hà Nội luôn luôn bị đẩy tăng cao dẫn đến việc tiếp cận về nhà ở của một bộ phận dân cư rất khó khăn. Tình trạng xây dựng đầu cơ bất động sản nhà ở luôn diễn biến khó lường làm giá bất động sản lại gia tăng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý và phát triển nhà ở mỏng về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý và phát triển nhà. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng không phép, sai phép còn chưa được thực hiện thường xuyên, kiên quyết dẫn đến những tồn tại rất khó khắc phục…
Ý kiến cần tăng các chỉ tiêu nhà ở cho thuê tại đô thị do ông Đào Ngọc Nghiêm đưa ra nhận được sự đồng tình của các đại biểu. Nếu theo chỉ tiêu đặt ra hiện nay, giai đoạn 2012- 2015, tỷ lệ nhà ở cho thuê tại đô thị phải đạt 25%, ứng với khoảng 2,4 triệu m3 nhà ở, giai đoạn 2016– 2020 đạt 30% (8,1 triệu m3 nhà ở), giai đoạn 2021– 2030 tỷ lệ này phải đạt 35% (ứng với 19,7 triệu m3 nhà ở). Việc phát triển nhà ở cho thuê cũng phù hợp chung với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay, phù hợp với thu nhập cũng như nhu cầu khác nhau của từng người dân Việt Nam. Vì vậy, chương trình phát triển nhà ở Hà Nội trong giai đoạn tới cũng cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo Báo Công thương